Mối liên hệ chặt chẽ giữa cacbon đen với SLCP, PM2.5

Nằm trong khuôn khổ dự án “Điều tra khảo sát vết cacbon và đề xuất hệ thống giám sát cácbon đen ở Việt Nam”, chuyên đề “Tổng quan về mối liên hệ chặt chẽ giữa cacbon đen với SLCP, PM2.5” đã làm rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố cacbon đen với SLCP, PM2.5.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nhức nhối của thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index – EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).

Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy. Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí tại nước ta. Từ năm 2010 – 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh.

Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày (Air Quality Index – AQI) tại các thành phố này dao động trong mức 150 – 200, đây là mức báo động rất nguy hiểm. Chuyên đề đã tổng quan được mối liên hệ chặt chẽ giữa carbon đen với SLCP và PM2.5 phục vụ cho “Điều tra khảo sát vết carbon và hệ thống giám sát carbon đen ở Việt Nam”.

Ảnh minh họa

Qua tổng quan cho thấy, kiểm kê phát thải các chất gây ô nhiễm khí hậu thời gian ngắn (SLCP) và đặc biệt là Carbon đen (BC), là không chắc chắn và không phải lúc nào cũng có thể so sánh được.

Chuyên đề đã tổng quan được về mối liên hệ chặt chẽ giữa cacbon đen với SLCP, PM2.5. Mục tiêu dài hạn của dự án là giảm phát thải Carbon đen (BC) để hạn chế ô nhiễm không khí (SDG 11), ô nhiễm môi trường biển (SDG 14), sự nóng lên toàn cầu (SDG 13), cải thiện sức khỏe (SDG 3) và hệ sinh thái (SDG 12), và thúc đẩy bình đẳng giới (SDG 5) và các mối quan hệ giữa các khu vực (SDG 17), nâng cấp NDC của họ bằng cách bổ sung các mục tiêu giảm BC, thúc đẩy thay đổi hành vi và đánh giá tác động của các nỗ lực giảm phát thải BC. Dự án sẽ giúp giảm tác động của BC và các tác động của nó đối với khí hậu, sức khỏe và hệ sinh thái đây có thể nói carbon đen là một yếu tố đóng góp lớn vào sự nóng lên toàn cầu, bị bỏ quên trong các Đóng góp do Quốc gia xác định.

Các đóng góp do quốc gia xác định hiện tại (NDC) cam kết cắt giảm phát thải KNK sẽ không giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 ° C so với mức tiền công nghiệp quy định trong Thỏa thuận Paris (PA) năm 2015, nhưng ước tính sẽ dẫn đến từ 2,3 đến 3,7 ° C của sự ấm lên vào năm 2100.

Báo cáo của IPCC về Sự nóng lên Toàn cầu là 1,5 ° C kết luận rằng để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 ° C, cần phải giảm nhanh lượng phát thải ròng khí CO2 trên toàn cầu. Ngoài việc giảm CO2 quy mô lớn, cũng cần giảm đáng kể SLCP (bao gồm cả phát thải BC) để đạt được mục tiêu này.

Các mục tiêu giảm phát thải được biểu thị bằng CO2 tương đương, thường không có mục tiêu cụ thể cho các SLCP riêng lẻ, mà cung cấp danh sách các ngành mục tiêu. Qua đó thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố cacbon đen với SLCP, PM2.5.

Trả lời