Bản đồ diễn biến cho trường nhiệt độ bề mặt biển trong giám sát bão, áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khu vực Việt Nam năm 2023 trên cơ sở tư liệu viễn thám

Sự phát triển của công nghệ viễn thám đã làm cho kho dữ liệu viễn thám ngày càng đa dạng và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Tại Việt Nam viễn thám được sử dụng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch đặc biệt trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Viễn thám được sử dụng để kiểm soát (giám sát), dự báo (cảnh báo) ô nhiễm môi trường, thiên tai, đánh giá tác động môi trường…Trong đó có giám sát bão, áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Bộ cảm MODIS (Moderate Resolution Imaging Spectroradiometers) đặt trên vệ tinh TERRA và AQUA cung cấp hàng ngày tư liệu với nhiều kênh phổ (ví dụ đo nhiệt độ bề mặt đất từ kênh 20-22 với bước sóng đo nhiệt trong khoảng 3,66-4,08) được ứng dụng rất rộng rãi, có thể cung cấp thông tin về bề mặt trái đất, có chu kỳ thời gian ngắn hơn và phần phủ mặt đất lớn hơn. Ngoài ra, với tính ưu việt là ước tính được nhiệt độ bề mặt và độ ẩm không khí khá chính xác, đặc biệt là mức độ chi tiết của kết quả được thể hiện trên toàn vùng, hiệu quả hơn so với chỉ số đo tại điểm quan trắc, viễn thám nhiệt có thể được xem là phương pháp thay thế ưu việt cho phương pháp đo đạc truyền thống từ các trạm quan trắc khí tượng hiện nay.

Bão số 1 bão Talim  hình thành từ một vùng áp thấp ở khu vực phía Đông của Luzon (Philippin). Đến 4 giờ sáng 19/7, tâm vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh Hà Giang – Lào Cai, cường độ giảm xuống dưới cấp 6. Do ảnh hưởng của bão Talim, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 13-14. Biển động dữ dội, sóng biển cao từ 2-4m.

Hệ thống các ảnh thu thập để xây dựng bản đồ là ảnh lấy khoảng 15/11-ngày 19/11/2023, khoảng thời gian này bão đã đổ bộ vào đất liền thuộc khu vực Quảng Ninh – Thái Bình nên có thể khu vực này tích tụ nhiều mây, nhiệt độ đã giảm đi so với khi hình thành bão khoảng trên 250C. Còn nhiệt độ tại các khu vực biển của Việt Nam còn lại có xu hướng trên 300C.

Cơn bão số 2, được hình thành từ áp thấp nhiệt đới tại khu vực phía Bắc của đảo Luzon (Philippines). Sau đó đã di chuyển theo hướng Đông Bắc . Ngày và đêm 25-7, vùng biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; biển động, sóng biển cao 2-4m. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3-5m. Các ảnh thu được vào khoảng thời gian này khi bão đã biến thành áp thấp ở khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ lúc này được thể hiện trên bản đồ với nhiệt độ cả khu vực tương đối cao trên 30 độ C. Trong khi các khu vực xung quanh nhiệt độ ở mức dưới 30 độ C.

Bão SAOLA mạnh cấp 15-16, giật trên cấp 17 đã đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 3. Chiều 30/8, bão SAOLA đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2023. Trên bản đồ ở khu vực biển quần đảo Hoàng Sa nhiệt độ dao động trong khoảng 28-330C. Các khu vực khác nhiệt độ hầu hết dưới 28 độ C.

Do ảnh hưởng của bão số 5, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam chiều nay gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ đêm 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Biển động rất mạnh. Nhiệt độ lúc này tại khu vực ven biển miền Trung và vịnh Bắc Bộ có nhiệt độ tương đối cao, trên 30 độ C. Các khu ven biển phía Nam và quần đảo Trường Sa có nhiệt độ thấp hơn.

Có thể thấy nhiệt độ trung bình của Biên Đông có xu hướng tăng dân về phía Nam. Tại các  khu vực ven biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa nhiệt độ có xu hướng  giảm dần và đao động ở mức dưới 25 độ C. Trong khi đó ở vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa và các khu vực phía Nam biển đông nhiệt độ dao động ở mức cao trên 30 độ C.

Ảnh được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm ảnh MODIS nhiệt độ bề mặt đất và bề mặt biển chu kỳ quan sát 8 ngày/lần, độ phân giải không gian 1 km (MODIS/Terra Land Surface Temperature/Emissivity 8-Day L3 Global 1km SIN Grid V005 – MOD11A2) và ảnh MODIS phản xạ bề mặt, chu kỳ quan sát 8 ngày/lần, độ phân giải không gian 250m (MODIS/Terra Surface Reflectance 8-Day L3 Global 250m SIN Grid V005 – MOD09Q1). Tất cả được thu thập từ vệ tinh quan trắc Trái Đất của NASA (website: https://wist.echo.nasa.gov, thời gian truy cập từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023).