I. MỞ ĐẦU
Từ cuối năm 2015 đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối mặt với một mùa khô khốc liệt. Xâm nhập mặn xuất hiện sớm, sâu bất thường gần hai tháng và chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc ở đồng bằng sông Cửu Long. trong tháng 12 năm 2015, độ mặn là 4g/lít đã xâm nhập sâu vô 60-65 km là chưa xẩy ra trong quá khứ. Diện tích lúa đông xuân 2015- 2016 có nguy cơ nhiễm mặn và hạn hán của các tỉnh ven biển ĐBSCL có thể lên đến khoảng 340.000 ha chiếm khoảng trên 35% diện tích xuống giống của vùng ven biển và khoảng 22% toàn vùng ĐBSCL. Trong đó diện tích ảnh hưởng nặng là trên 140 ngàn ha. Khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam bộ tiếp tục sâu và cao hơn cùng kỳ mùa khô năm 2015 và trung bình nhiều năm. Từ cuối tháng 2-2016, mặn có khả năng duy trì ở mức cao, nghiêm trọng. Dự kiến, độ mặn cao nhất sẽ rơi vào khoảng giữa tháng 3. Sau đó duy trì ở mức cao và giảm dần ở cuối tháng 5.
Hiện tượng El Nino với cường độ và mức độ mạnh hơn, kéo dài kỷ lục từ 2014 có thể tiếp tục đến giữa năm 2016 (kéo dài hơn El Nino năm 1997 – 1998).
Hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô ở ĐBSCL sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Phân tích số liệu KTTV trên lưu vực sông Mê Công để thấy rõ hơn tình hình thủy văn, chỉ rõ tính bất thường và ảnh hưởng của nó đến hạ lưu sông Mê Công.
2.1 Lượng mưa hạ lưu Mê Công
Nhìn chung, năm 2015 mùa mưa đến muộn nhưng lại kết thúc sớm, tổng lượng mưa trên các trạm khác nhau trên lưu vực thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 15-45%. Tổng lượng mưa năm 2015 trung bình hạ lưu của lưu vực Mê Công khoảng 1300mm, giảm khoảng 15% so với trung bình nhiều năm. Hai tháng 5,6 đầu mùa lũ, lượng mưa thiếu hụt chuẩn 30-45%. Tất cả các tháng từ tháng 8 đến 12, lượng mưa đều thấp hơn trung bình nhiều năm 20%. Đặc biệt khu vực giữa và hạ của hạ lưu Mê Công, mưa năm giảm nhiều hơn cả, trung bình 30% so với nhiều năm.
2.2 Lượng nước từ Trung Quốc vào hạ lưu Mê Công
Lấy lưu lượng tại trạm Chieng Sean, nẳm ở biên giới giữa Trung Quốc và Lào, để đánh giá.
Liên tiếp các năm từ 2009 đến nay, lượng dòng chảy mùa lũ tại từ Trung Quốc đổ về hạ lưu Mê Công đều giảm so với trung bình nhiều năm khoảng 25%, riêng năm 2015, giảm 32%. Các con số Q trung bình mùa lũ nhỏ trong 3 năm liên tiếp 2013-2015 cũng chỉ xẩy ra vào năm 1992 cách đây 24 năm. Đây là biểu hiện của điều tiết hệ thống hồ chứa trên lãnh thổ Trung Quốc tích nước vào mùa lũ đã làm cắt giảm lượng lũ về hạ lưu.
Về mùa cạn 2015-2016, dòng chảy tại Chieng Sean khá thấp nhưng vẫn cao hơn năm hạn điển hình 1998-1999, xấp xỉ năm 1994-1995. Từ giữa tháng 1năm 2016, lưu lượng xấp xỉ trung bình nhiều năm. Như vậy, có thể nói mùa cạn năm 2015-2016 dòng chảy từ Trung Quốc đổ về hạ lưu không thuộc năm thấp nhất lịch sử.
2.3 Dòng chảy trên dòng chính sông Mê Công
Tại trạm Viên Chăn, lưu lượng trung bình tháng 11,12 năm 2015 nhỏ hơn giá trị trung bình nhiều năm khoảng 30% và xấp xỉ con số của năm hạn lịch sử 1998.
Nguồn nước trên dòng chính Mê Công cung cấp cho ĐBSCL được xem xét tại trạm Kratie. Theo số liệu lưu lượng tại trạm Kratie từ 1985 đến nay cho thấy.
Trong thời gian từ 11/2015- 10/1/2016, dòng chảy tại Kratie rất thấp, đạt con số nhỏ nhất trong hơn 30 năm (theo chuỗi số liệu từ 1985-2015). Q trung bình thời kỳ này nhỏ hơn giá trị trung bình của chuỗi số liệu 1985-2016 khoảng gần 40%, và còn nhỏ hơn khoảng 28% so với năm hạn lịch sử 1998-1999. Từ sau 15/1/2016, lưu lượng tại Kratie đạt mức trung bình nhiều năm.
2.4 Dòng chảy từ Biền Hồ (Tonle Sap)
Lấy lưu lượng tại trạm Prek Dam là cửa ra của hồ Tonle Sap để phân tích, có thể rút ra một số điểm chính sau:
Trong mùa cạn, dòng chảy của Biển Hồ cấp cho đồng bằng sông Cửu Long chiếm 30-50%, do đó với dung tích 80 tỉ m3, vai trò của Biển Hồ rất quan trọng đối với Việt Nam. Vào những năm lũ nhỏ, lượng trữ nước vào hồ không đủ, chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp nước mùa cạn ĐBSCL.
2.5 Mực nước ở trạm Tân Châu
Lấy mực nước trạm Tân Châu trên sông Tiền đại diện cho mực nước sông Mê Công tại cửa vào đồng bằng sông Cửu Long.
Biển Hồ giảm trên 53%, trung bình dòng chảy vào Việt nam giảm khoảng 48% so với nhiều năm. Ngay từ đầu mùa cạn, mực nước tại trạm Tân Châu thấp một cách bất thường. Từ tháng 11/2015-30/1/2016 đều đạt con số thấp nhất kỷ lục trong chuỗi số liệu quan trắc, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,9m, riêng hai tháng đầu mùa cạn 11,12 thấp hơn khoảng 1,2m.
Lượng nước dòng chính từ tháng 11/2015-1/2016 giảm 40%, dòng chảy từ
Một đặc điểm cần lưu ý, giá trị Hmin trung bình ngày tai hai trạm Tân Châu Châu Đốc có xu thế giảm, đồng nghĩa với việc triều tác động mạnh mẽ đến đồng bằng sông Cửu Long và Qmin từ thượng nguồn vào đồng bằng sông Cửu Long cũng có xu thế giảm. Tổ hợp hai nhân tố, dẫn đến xâm nhập mặn có thể vào sâu hơn.
Mùa khô năm 2015-2016 xẩy ra dị thường do Hiện tượng El Nino với cường độ và mức độ mạnh, kéo dài.
Lượng nước cung cấp cho ĐBSCL từ thượng nguồn thiếu hụt nghiêm trọng ngày từ đầu mùa cạn lên đến gần 50%. Hệ quả, mặn xâm nhập sớm và cao hơn so với cùng kỳ, độ mặn 4g/l xuất hiện trong tháng 1/2015 có phạm vi ảnh hưởng 40 – 60 km.
Trong các tháng tiếp theo là thời kỳ cao điểm của mùa cạn, dự kiến ở mức thấp lịch sử. Do vậy hạn, xâm nhập mặn trên ĐBSCL dự báo cũng sẽ hết sức nghiêm trọng