Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 11 – 2019

 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SỐ 11 – THÁNG 9/2019

STT

TÊN BÀI, TÁC GIẢ

1

Kế hoạch thích ứng quốc gia trong mối liên hệ với Đóng góp do quốc gia tự quyết định và Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Huỳnh Thị Lan Hương(1), Vũ Đức Đam Quang(2), Trần Thị Thanh Nga(2)

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Cục Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 12/8/2019; ngày chuyển phản biện 13/8/2019; ngày chấp nhận đăng 3/9/2019

Tóm tắt: Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là một bước đột phá trong đàm phán quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (BĐKH). Thỏa thuận Paris là một thỏa thuận mang tính lịch sử, ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với BĐKH, chủ yếu thông qua việc thực hiện NDC. Việt Nam nộp NDC vào năm 2015 và phê duyệt Thỏa thuận Paris vào năm 2016. NDC của Việt Nam bao gồm hai hợp phần là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH. Trong hợp phần thích ứng với BĐKH, Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các hành động nâng cao năng lực thích ứng và khả năng phục hồi của cộng đồng và hệ sinh thái nhằm giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và rủi ro do BĐKH và lồng ghép các hành động thích ứng vào các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Bài báo phân tích và đánh giá vai trò của kế hoạch quốc gia về thích ứng với BĐKH (NAP) của Việt Nam trong triển khai thực hiện hợp phần thích ứng trong NDC và đóng góp của NAP đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).
   Từ khóa: Biến đổi khí hậu, đóng góp quốc gia tự quyết định, kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

VIET NAM`S NATIONAL ADAPTATION PLAN CONNECTION WITH the Nationally Determined Contribution and the Sustainable Development Goal of Viet Nam

Huynh Thi Lan Huong(1), Vu Duc Dam Quang(2), Tran Thi Thanh Nga(2)

(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change
(2)Department of Climate change

Received: 12/8/2019; Accepted: 3/9/2019

Abstract: The Nationally Determined Contribution (NDC) is a breakthrough in international negotiations, facilitating the creation of the Paris Agreement on Climate Change. The Paris Agreement is a historic agreement, binding the responsibility of all parties in response to climate change, mainly through the implementation of NDC. Viet Nam submitted its NDC in 2015 and ratified the Paris Agreement in 2016. Viet Nam’s NDC includes two components: Greenhouse gas emission mitigation and climate change adaptation. In the climate change adaptation component, Viet Nam is committed to continuetaking actions to improve the adaptive and resilience capacity of communities and ecosystems to reduce vulnerability and climate risks, and integrating adaptation actions into socio-economic development plans. This paper analyzes and assesses the role of the Viet Nam’s NAP in implementing the adaptation component in the NDC and contributions of NAP to the achievement of Sustainable Development Goals.
   Keywords: Climate change, Nationally Determined Contribution, Naional Adaptation Plan, Sustainable Development Goals.

2

ĐÁNH GIÁ RỦI RO HẠN HÁN KHU VỰC NAM BỘ

Lê Văn Tuân, Vũ Văn Thăng, Trần Đình Trọng, Trần Trung Nghĩa,
Trương Thị Thanh Thủy

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 2/8/2019; ngày chuyển phản biện 3/8/2019; ngày chấp nhận đăng 23/8/2019

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tính toán rủi ro hạn hán trên khu vực Nam Bộ, dựa trên các yếu tố hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Nguồn số liệu được tính toán bao gồm số liệu quan trắc lượng mưa, bốc hơi tháng tại 14 trạm khu vực Nam Bộ từ năm 1980 đến 2018 và bộ số liệu kinh tế – xã hội cập nhật đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rủi ro cao xảy ra ở 5/19 tỉnh và rủi ro trung bình xảy ra ở 14/19 tỉnh khu vực Nam Bộ. Rủi ro thấp và rất cao không xuất hiện trên khu vực.
   Từ khóa: Hạn hán, hiểm họa, mức độ phơi bày, tính dễ bị tổn thương, rủi ro hạn hán, khu vực Nam Bộ, Việt Nam.

ASSESSMENTS OF DROUGHT RISK IN THE SOUTH OF VIET NAM

Le Van Tuan, Vu Van Thang, Tran Đinh Trong, Tran Trung Nghia,
Truong Thi Thanh Thuy

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change (IMHEN)

Received: 2/8/2019; Accepted: 23/8/2019

   Abstract: The paper presents the results of drought risk calculation in the Southern region, based on hazard, exposure, vulnerability. Data sources includes observational data from 14 stations in the Southern region from 1980-2018 and socio-economic data updated to 2018. Research results indicate that high risks occur in 5/19 provinces and the average risk occurs in 14/19 provinces in the Southern region. Low low and very high risks do not appear in the area.
   Keywords: Drought, hazard, exposure, vulnerability, drought risk, Southermn Viet Nam.

3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ ĐA THIÊN TAI VEN BIỂN
XẢY RA ĐỒNG THỜI HOẶC NỐI TIẾP

Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương, Trần Thanh Thủy

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 15/8/2019; ngày chuyển phản biện 16/8/2019; ngày chấp nhận đăng 5/9/2019

Tóm tắt: Đánh giá, phân vùng thiên tai tại Việt Nam chủ yếu tập trung đánh giá từng thiên tai đơn lẻ, không xem xét đến các thiên tai xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp. Tuy nhiên, thiên tai thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, thường xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp. Bài báo phân tích phương pháp luận đánh giá, phân vùng đa thiên tai xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp dựa trên lý thuyết xác suất. Phương pháp luận cho phép đánh giá mức độ tác động tổng hợp do việc xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp của các thiên tai. Quy trình đánh giá, phân vùng đa thiên tai gồm 10 bước: (i) Xác định mục đích, phạm vi không gian nghiên cứu; (ii) Xác định các thiên tai nghiên cứu; (iii) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá đa thiên tai; (iv) Thu thập số liệu, tính toán chỉ số thiên tai đơn; (v) Tính chỉ số tác động của thiên tai đơn; (vi) Tính trọng số tác động giữa các thiên tai đơn; (vii) Tính chỉ số tác động đa thiên tai (chưa xét đến XSXH vượt ngưỡng); (viii) Tính XSXH vượt ngưỡng của thiên tai đơn; (ix) Tính tổ hợp xác suất xảy ra đa thiên tai; (x) Đánh giá và phân vùng đa thiên tai.
   Từ khóa: Đa thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, xác suất xuất hiện

COASTAL MULTI-HAZARD OCCURING SIMULTANEOUSLY
OR CASCADINGLY: ASSESSMEMT METHODOLOGY

Tran Thanh Thuy, Huynh Thi Lan Huong, Tran Thuc

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 15/8/2019; Accepted: 5/9/2019

Abstract: Natural hazard assessment and zoning in Viet Nam mainly focuses on assessing single hazard without the consideration given to simultaneously or continuously occurring hazards . However, natural hazards are often closely related to each other and may occur simultaneously or cascading over time. This paper provides the assessment and zoning methodology for multi-hazard that occurs simultaneously or cascading based on probability theory. The methodology enables scholars to obtain a synthesis assessment of aggregated impacts due to simultaneously, cascading or cumulatively occurrence of natural disasters. Multi-hazard assessment and zoning process consists of 10 steps: (i) Definition of assessment goal and spatial domain; (ii) Identification of multi-hazard scenario; (iii) Development of a set of multi-hazard assessment indicators; (iv) Data collection and calculation of single hazard indicators; (v) Calculation of the impact index of a single hazard; (vi) Weighting the impacts of cross-hazard interaction; (vii) Calculation of multi-hazard impact index (without considering exceedance probability); (viii) Calculation of exceedance probability of a single hazard; (ix) Calculation of joint probability of
multi-hazard; (x) Multi-hazard assessment and zoning.
   Keywords: Multi-hazards, disaster risk reduction, occurrence probability.

4

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI GIÁ TRỊ TỔNG NITƠ
VÀ PHỐTPHO TRONG NƯỚC SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY

Cái Anh Tú(1), Lê Ngọc Cầu(2), Dương Hồng Sơn(3)
(1)Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(3)Viện Khoa học Tài nguyên nước

Ngày nhận bài 19/8/2019; ngày chuyển phản biện 20/8/2019; ngày chấp nhận đăng 15/9/2019

Tóm tắt: Dựa trên kết quả quan trắc chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy năm 2010-2014, nghiên cứu đã xác định sự ảnh hưởng nhiệt độ nước đến 2 thông số tổng Nitơ (TN) và tổng Phốtpho (TP) trong nước sông. Kết quả cho thấy, nhiệt độ và TN nước sông Nhuệ, sông Đáy có mối liên quan nghịch chiều: Giá trị TN thấp trong điều kiện nhiệt độ nước sông cao và ngược lại. Trong khi đó mối liên quan này không thể hiện rõ đối với thông số TP trong nước sông.
      Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, giá trị tỷ lệ TN/TP nước sông Nhuệ và sông Đáy có xu hướng cao khi nhiệt độ nước thấp và ngược lại. Đa phần tỷ lệ TN/TP nước sông cao hơn 6, thể hiện Phốtpho là yếu tố giới hạn phát triển của tảo trong sông.
      Từ khóa: Ảnh hưởng của nhiệt độ, tỷ lệ TN/TP.

THE EFFECT OF TEMPERATURE ON TOTAL NITROGEN AND TOTAL 

 

PHOSPHORUS IN NHUE AND DAY RIVERS

 

 

Cai Anh Tu(1), Le Ngoc Cau(2), Duong Hong Son(3)
(1)Faculty of Environmental Sciences, VNU University of Science
(2)Viet Nam Insititute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 19/8/2019; Accepted: 20/9/2019

Abstract: Using water quality monitoring data of Nhue and Day rivers in 2010-2014, the study has
determined the influence of water temperature on total nitrogen (TN) and total phosphorus (TP). Results showed that temperature and TN in Nhue and Day rivers are inversely correlated, i.e.: TN value is low in high water temperature and vice versa. The relationship between TP parameters inand temperature is not so apparent.
      The study results also showed that the TN/TP ratio in Nhue and Day rivers tends to be higher when the water temperature is low and vice versa. Most of the N/P ratio in river water is higher than 6, showing that phosphorus is the limiting factor of algae growth in the river.
      Keywords: Effect of temperature, TN/TP ratio.

5

NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THANH NIÊN MIỀN TRUNG 
TỪ KHÓA HỌC MÙA HÈ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 2017

 

Hoàng Thị Bình Minh(1), Michael Zschiesche(2)
(1)Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung
(2)Independent Institute for Environmental Issues (UfU, Berlin)

Ngày nhận bài 22/7/2019; ngày chuyển phản biện 23/7/2019; ngày chấp nhận đăng 13/8/2019

Tóm tắt: Bài báo tổng kết những kiến thức thu hoạch được từ khóa học mùa hè về biến đổi khí hậu năm 2017 dành cho thanh niên Miền Trung, Việt Nam. Các kiến thức thu được cho phép đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của các bạn trẻ dưới 32 tuổi (năm 2017) ở Miền Trung về biểu hiện của biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó ở các cấp độ khác nhau. Bài báo cũng thể hiện năng lực tư duy của thanh niên Miền Trung đối với thích ứng và biến đổi khí hậu. Nhìn chung, nhu cầu được đào tạo về biến đổi khí hậu cho thanh niên Miền Trung là cần thiết và có ý nghĩa định hình nên các giá trị đạo đức, lối sống và các cơ hội nghề nghiệp cho thế hệ trẻ tại đây. Bài báo góp phần làm cơ sở để các nhà giáo dục và các nhà tài trợ có thêm căn cứ để tổ chức các hoạt động về biến đổi khí hậu dành cho thanh niên Miền Trung.
      Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Miền Trung Việt Nam, bảo vệ khí hậu, thanh niên Miền Trung.

AWARENESS ABOUT CLIMATE CHANGE OF THE YOUTH IN CENTRAL VIETNAM THROUGH 2017 SUMMER SCHOOL ABOUT
CLIMATE CHANGE

Hoang Thi Binh Minh(1), Michael Zschiesche(2)
(1)Mien Trung Institute for Scientific Research
(2)Independent Institute for Environmental Issues (UfU, Berlin)

Received: 22/7/2019; Accepted: 13/8/2019

Summary: This paper summarizes the key findings duirng the 2017 summer school on climate change for the youth in Central Viet Nam. The knowledge allows us to realize about the awareness about climate change of the youth under 32 years of age (2017) in Central Viet Nam in aspects about climate change indicators, climate change impacts and climate change solutions in different levels. This paper can also show the ability of the youth in Central Viet Nam in dealing with climate change adaptation. Overall, the demand for climate change training for Central Viet Nam youth is high and meaningful for the shape of ethical values, lifestyles and career opportunities for young generation here. This paper contributes to the rational reasons for educators and sponsors in organizing climate change activities for the youth in Central Viet Nam.
      Key words: Climate change, Central Viet Nam, climate protection, the youth in Central Viet Nam.

BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRONG THẾ KỶ 21
TRÊN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á THEO DỰ TÍNH ĐA MÔ HÌNH SEACLID/CORDEX-SEA

Nguyễn Thị Tuyết(1), Ngô Đức Thành(2), Phan Văn Tân(3)
(1)Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2)Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(3)Bộ môn Khí tượng và Biến đổi Khí hậu,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài 4/7/2019; ngày chuyển phản biện 4/8/2019; ngày chấp nhận đăng 25/8/2019

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá về sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa vào giữa (2046-2065) và cuối (2080-2099) thế kỷ 21 theo các kịch bản đường nồng độ khí nhà kính đại diện RCP4.5 và RCP8.5 trên khu vực Đông Nam Á (ĐNA) và Việt Nam. Tổ hợp trung bình của sáu phương án tính toán chi tiết hóa động lực khí hậu khu vực, được thực hiện trong khuôn khổ dự án Chi tiết hóa Khí hậu Khu vực tại Đông Nam Á (SEACLID/CORDEX-SEA) được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra rằng, so với thời kỳ cơ sở 1986-2005, nhiệt độ dự tính cho ĐNA có thể tăng từ 1,5 đến 4,6oC và lượng mưa có thể giảm đến 30% tại một số khu vực vào cuối thế kỷ theo kịch bản RCP8.5. Khu vực phía Bắc vĩ tuyến 15 độ Bắc nhiệt độ tăng cao hơn so với khu vực phía Nam.
      Từ khóa: Dự tính khí hậu, mô hình khí hậu khu vực, SEACLID/CORDEX-SEA, Việt Nam, nhiệt độ, lượng mưa.

PROJECTED TEMPERATURE AND RAINFALL CHANGES IN SOUTHEAST-ASIA AND VIETNAM BASED ON THE SEACLID/CORDEX-SEA MULTI-MODEL EXPERIMENTS

Nguyen Thi Tuyet(1), Ngo Duc Thanh(2), Phan Van Tan(3)
(1)Department of Infrastructure and Urban Development Strategy, Viet Nam Institute for Development Strategies, Ministry of Planning and Investment, Viet Nam
(2)REMOSAT laboratory, University of Science and Technology of Ha Noi,
Viet Nam Academy of Science and Technology, Viet Nam
(3)Department of Meteorology and Climate Change, VNU University of Science, Viet Nam

Received: 4/7/2019; Accepted: 25/8/2019

Abstract: This study investigates the temperature and rainfall changes by the mid-century (2046-2065) and by the end of the 21st century (2080-2099) under the Representative Concentration Pathways 4.5 (RCP4.5) and 8.5 (RCP8.5) scenarios over Southeast Asia (SEA) and Viet Nam. The ensemble experiment used in the study was averaged from six regional climate downscaling experiments resulted from the Southeast Asia Regional Climate Downscaling/Coordinated Regional Climate Downscaling Experiment – Southeast Asia (SEACLID/CORDEX-SEA). Results showed that the projected temperature increment in SEA ranged from 2.5 to 4.6oC and the projected rainfall decreased by up to -30% by the end of the century under the RCP8.5, compared to the baseline period of 1986-2005. The areas higher than latitude 15N had higher temperature increases.
      Keywords: Climate projection, regional climate model, SEACLID/CORDEX-SEA, Viet Nam, temperature, rainfall.

7

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE NAM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA Biến đổi khí hậu ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC KON PLONG

Nguyễn Đình Hoàng

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 5/7/2019; ngày chuyển phản biện 6/7/2019; ngày chấp nhận đăng 5/9/2019

Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng mô hình MIKE NAM đã được thiết lập và lựa chọn bộ thông số tối ưu để đánh giá sự thay đổi tài nguyên nước mặt cho lưu vực Kon Plong. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với kịch bản RCP8.5, tổng lượng nước năm trong giai đoạn 2016-2035 tăng 10,2%, giai đoạn 2046-2065 tăng 6,4% và giai đoạn 2080-2099 tăng 8,2%. Đối với kịch bản RCP4.5, xu thế biến đổi của tổng lượng nước năm là không rõ rệt. Kết quả nghiên cứu có thể được xem là cơ sở khoa học quan trọng đối với việc dự báo tài nguyên nước cho lưu vực sông và lập quy hoạch khai thác trong tương lai.
      Từ khóa: Mô hình MIKE NAM, bộ thông số, tổng lượng nước, kịch bản RCP.

ASSESSMENT OF CLIMATE CHANGE IMPACT ON WATER RESOURCES IN KON PLONG BASIN BY USING MIKE NAM MODEL

Nguyen Dinh Hoang

Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change

Received: 5/7/2019; Accepted: 5/9/2019

Abstract: study applies a modified MIKE NAM model to select the optimal set of parameters to evaluate the change of water resources in Kon Plong basin. The results show that, under the RCP8.5 scenario, the total annual discharge volume of 2016-2035 period increased by 13,0%, 2046-2065 period increased by 19,4% and 2080-2099 period increased by 25.0%. Under the RCP4.5 scenario, there is a slight increase: from 2016 to 2035, the total annual discharge volume increased 10.8%; from 2046 to 2064 increased 17.3% and in 2080-2099 period, it increased 22%. This study’s results can be considered as an important scientific basis for water resources forecasting and planning in the future.
   Keywords: MIKE NAM model, set of parameters, total annual discharge volume, RCP scenario.

8

CÔNG CỤ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI TÍNH MINH BẠCH
TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Nguyễn Văn Đại, Trần Thị Hồng Ngọc, Đặng Quang Thịnh, Huỳnh Thị Lan Hương

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 5/7/2019; ngày chuyển phản biện 6/7/2019; ngày chấp nhận đăng 15/8/2019

Tóm tắt: Tính minh bạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay, nhiều công cụ đã được sử dụng để thực hiện triển khai tính minh bạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số quốc gia trên thế giới. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, phân tích ưu, nhược điểm của từng công cụ, từ đó xác định những công cụ phù hợp, có khả năng áp dụng hiệu quả ở Việt Nam. Bài báo này giới thiệu một số công cụ được sử dụng để triển khai tính minh bạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời phân tích các ưu, nhược điểm cũng như khả năng áp dụng các công cụ này ở Việt Nam.
   Từ khóa: Công cụ, tính minh bạch, ứng phó, biến đổi khí hậu.

 

INTRODUCING TOOLS TO IMPLEMENT
THE TRANSPARENCY IN RESPONSE TO CLIMATE CHANGE

Nguyen Van Dai, Tran Thi Hong Ngoc, Dang Quang Thinh, Huynh Thi Lan Huong

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 12/7/2019; Accepted: 10/8/2019

Abstract: The implementation of transparency in responding to climate change is an important issuein assessing the effectiveness of climate change response measures. Currently, a large number of tools have been introduced to implement transparency in responding to climate change worldwide. The analysis of advantages and disadvantages of each tool is important toenable the selection of appropriate tools that can be effectively applied in the Viet Nam context. This paper will introduce some of the tools used to implement transparency in responding to climate change and comprehensive analysis of advantages and
disadvantages as well as their applicability in Viet Nam.
   Keywords: Tools, transparency, responding, climate change.

9

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM:
THÍ ĐIỂM CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Huỳnh Thị Lan Hương, Đào Thị Minh Trang

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 10/8/2019; ngày chuyển phản biện 11/8/2019; ngày chấp nhận đăng 6/9/2019

Tóm tắt: Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH đang gây ra những tác động ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên (MTTN) tại 08 vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam, bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nhằm xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH cho các vùng sinh thái, việc đánh giá khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, bài báo này nhằm nghiên cứu xây dựng phương pháp luận tính toán bộ chỉ số phản ánh/đánh giá khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên với BĐKH và tiến hành tính toán thí điểm cho vùng Bắc Trung Bộ (bao gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế) trong năm 2017. Kết quả tính toán của 03 chỉ số chính cấu thành nên khả năng thích ứng của MTTN vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm (i) Chỉ số về sự đa dạng của môi trường tự nhiên, (ii) Quản lý linh hoạt môi trường tự nhiên và (iii) Khả năng tiếp tục cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái của môi trường tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ. Các chỉ số này có kết quả tính toán lần lượt là 0,42; 0,45; và 0,41 và giá trị chỉ số khả năng chống chịu của MTTN vùng Bắc Trung Bộ năm 2017 là 0,42. Điều này thể hiện khả năng chống chịu của MTTN vùng Bắc Trung Bộ còn chưa cao và rất cần phải có những biện pháp thích ứng trong đó ưu tiên khả năng cung cấp dịch vụ HST của MTTN do chỉ số này đang có giá trị thấp nhất (=0,42) trong ba chỉ số.
      Từ khóa: Khả năng chống chịu, môi trường tự nhiên, chỉ số.

Assessment of resilience of the natural environment to climate change: A case study for the North Central region

Huynh Thi Lan Huong, Dao Thi Minh Trang

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 12/8/2019; Accepted: 6/9/2019

Abstract: Viet Nam is considered one of the countries most affected by climate change (CC).
Climate change is increasingly causing serious impacts on the natural environment in eight agricultural
ecological regions of Vietnam, including: Northwest, Northeast, Northern Delta, North Central, South Central, Highland, Southeast and Southwest regions. In order to identify solutions to cope with climate change for these ecological regions, assessing the resilience of the natural environment is very important. Therefore, this paper aimed at researching and developing a methodology for calculating indicator sets that reflect/assess the resilience of the natural environment to climate change and conducted pilot calculations for the North Central region (including 06 provinces: Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien Hue) in 2017. The three main indicators that constitute the resilience of natural environment of the Northern Central region are: (i) The diversity of natural environment, (ii) flexible management of the natural environment and (iii) the ability to continue providing ecosystem services of the natural environment of the North Central region. The results of those indicators were 0.42, 0.45 and 0.41 respectively and the indicator of resilience of natural environment of the North Central Coast in 2017 was 0.42. The result represents the resilience of the natural environment in the North Central region is comparatively not high and there is a need for adaptive measures which prioritize the ability to provide ecosystem services because that indicator was currently at the lowest value (= 0.42) among the three indicators.
      Keywords: Resilience, natural environment, indicators.

Để lại một bình luận