/files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 1.pdf
Mục lục Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu Số 7 – 2018
STT
|
Tên bài, tên tác giả
|
Trang
|
1 |
ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA NGÀY BẮT ĐẦU Phạm Thanh Long, Nguyễn Văn Tín Tóm tắt: Bài báo đánh giá xu thế biến đổi của ngày bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số Mann-Kendall và ước lượng xu thế Sen. Các kết quả được đánh giá dựa trên quá trình phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α <0,1 (xác suất phạm sai lầm loại I là 10%). Kết quả cho thấy, ngày bắt đầu mùa mưa (NBĐMM) tại các trạm Rạch Giá và Cà Mau có xu hướng tăng với tốc độ tương ứng là: 5 ngày/thập kỷ và 4,4 ngày/thập kỷ. NBĐMM tại trạm Vị Thanh có xu hướng giảm khoảng 2,7 ngày/thập kỷ. Các trạm còn lại có xu hướng tăng hay giảm, tuy nhiên không đảm bảo mức tin cậy thống kê. Ngày kết thúc mùa mưa (NKTMM) có xu thế tăng tại trạm Ba Tri với tốc độ tăng khoảng 8,5 ngày/thập kỷ và Vĩnh Long tăng khoảng 4,7 ngày/thập kỷ, ngược lại NKTMM tại các trạm Cần Thơ có xu hướng giảm khoảng 4,7 ngày/thập kỷ và Cà Mau giảm khoảng 3,2 ngày/thập kỷ. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, xu thế, kiểm định Mann-Kendall, xu thế Sen. |
1 |
NON-PARAMETRIC MANN-KENDALL TEST FOR TREND DETECTION Pham Thanh Long, Nguyen Van Tin
Abstract: This paper detects trend of the change of the beginning time and ending time of rainy season in Mekong delta usingnon-parametric Mann-Kendall test and Sen’s slope method. Keywords: Climate change, trend, Mann-Kendall, Sen. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 1.pdf
|
||
2 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG THẢM PHỦ LƯU VỰC SÔNG CẢ Nguyễn Thanh Bằng, Lê Phương Hà, Tóm tắt: Những biến động về thảm phủ (sử dụng đất và lớp phủ) có thể tác động tích cực và tiêu cực đến tài nguyên nước theo cả không gian và thời gian. Nghiên cứu về các tác động của biến đổi thảm phủ tới tài nguyên nước trong tương lai là một quá trình nghiên cứu phức tạp và bao gồm nhiều bước. Trong đó, bước đầu tiên là tìm hiểu sự thay đổi của thảm phủ trong quá khứ để có cái nhìn tổng quan về các lớp phủ của khu vực. Con số diện tích thay đổi ngoài ý nghĩa là sự thay đổi của bản thân lớp phủ đó theo thời gian, còn thể hiện mối tương tác giữa nó và các lớp phủ khác. Những nghiên cứu này chính là tiền đề để có thể tiếp tục dự tính lớp phủ lưu vực trong tương lai và triển khai các bước tiếp theo về đánh giá tác động tới tài nguyên nước. Bài báo áp dụng phương pháp phân tích không gian dựa trên bộ dữ liệu thảm phủ toàn cầu cung cấp bởi dự án Climate Change Initiative [9] để đưa ra các kết quả đánh giá biến động thảm phủ lưu vực sông Cả giai đoạn 2005-2010 và 2010-2015, phục vụ công tác dự tính lớp phủ tương lai và xa hơn nữa, đánh giá tác động của biến đổi lớp phủ tới tài nguyên nước. Từ khóa: Biến động thảm phủ, lưu vực sông Cả, dữ liệu thảm phủ toàn cầu CCI-LC. |
8 |
ASSESSMENT OF IMPACT OF LAND COVER CHANGE ON WATER Nguyen Thanh Bang, Le Phuong Ha, Abstract: Dynamic variability of land use/land cover may lead to both positive and negative effects on water resources in spatial and time scales. Research on land use/land cover changes and their impact on water resources is a complex and comprehensive process. In which, the first step is to investigate the changes in the past in order to have a comprehensive understanding aboutland use/land cover of the area. The change in the area of land cover indicates the change of that layer over time and also shows the interation between that land cover and other layers. These studies provide a basic to support the projections of future land cover. This paper aims to assess the change of land cover and impact on water resources in the Ca river basin for period 2005-2010 and 2010-2015 using spatial analysis method based on global land cover data which were provided by Climate Change Initiative project. Keywors: Land use, Ca river basin, CCI-LC. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 2.pdf
|
||
3 |
XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ Nguyễn Thị Thu Hà(1), Vương Xuân Hòa(2), Trần Thị Bích Ngọc(3) Tóm tắt: Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là văn bản ràng buộc về pháp lý cho tất cả các nước về biến đổi khí hậu. Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) là trách nhiệm chung của toàn cầu. Sau năm 2020, tất cả các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đều phải thực hiện các mục tiêu giảm phát thải KNK theo Đóng góp do quốc gia tự quyết (NDC). Trên thực tế, các nước đã và đang triển khai thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Các hoạt động tập trung chủ yếu vào ngành/lĩnh vực có lượng phát thải/hấp thụ KNK lớn như: năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải và cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững theo hướng các-bon thấp. Với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn đầu thực hiện các cam kết về giảm phát thải KNK sẽ gặp những khó khăn và thách thức nhất định. Việc đánh giá, giám sát tiến trình thực hiện các mục tiêu về giảm phát thải là cần thiết và quan trọng để kịp thời đưa ra các khuyến nghị, điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nghiên cứu thực hiện với mục đích đề xuất được khung bộ chỉ số đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK cho Việt Nam. Từ khóa: Đánh giá hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK. |
17 |
DEVELOPMENT OF INDICATOR FOR GHG MITIGATION ACTION ASSESSMENT fOR VIET NAM Nguyen Thi Thu Ha(1), Vuong Xuan Hoa(2), Tran Thi Bich Ngoc(3) Abstract: The Paris Agreement is a legally binding document for all countries on climate change. Reducing greenhouse gas emissions (GHG) is a global responsibility. From 2020 onward, all Parties participating in the United Nations Framework Convention on Climate Change must implement the GHG emission reduction targets under nationally determined contribution (NDC). In practice, countries have been implementing GHG emission mitigation activities based on their own ability. Those activities focus mainly on industries/areas with high GHG emissions such as: energy, industry, transportation, agriculture, land use, land use change, forestry and waste; all in all, aiming to sustainable development with low carbon emission In the case of Vietnam in particular and developing countries in general, the preparation period and the first phase of implementing commitments on GHG emission mitigation will face certain difficulties and challenges. Therefore, assessing and monitoring emission reduction targets implementation is necessary and significant in order to give appropriate recommendations and adjustments in order to achieve the envisageted objectives. The study was conducted with the aim of proposing a framework of GHG emission reduction indices for Viet Nam. Keywords: Assessment of GHG emission mitigation activities Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 3.pdf
|
||
4 |
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THAY ĐỔI TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Kim Tuyên, Tóm tắt: Một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thay đổi dòng chảy trên lưu vực sông là do tác động của thay đổi sử dụng đất. Nghiên cứu này ứng dụng GIS kết hợp với mô hình SWAT để đánh giá tác động của thay đổi sử dụng đất năm 2015 và 2020 đến dòng chảy mặt và phân vùng thay đổi tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông Srêpôk. Kết quả tính toán cho thấy sự thay đổi sử dụng đất giữa kịch bản 2020 và 2015 có nhiều biến động, dẫn đến lượng nước mặt trên lưu vực cũng có sự thay đổi trong mùa lũ và mùa kiệt. Trong số 20 vùng tài nguyên nước mặt thì chỉ có 5 vùng có tài nguyên nước mặt tăng, 15 vùng còn lại có tài nguyên nước mặt giảm. Tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Srêpôk tăng mạnh ở khu vực phía Bắc như vùng Khu giữa sông Ya Lôp (KG-YALOP) tăng khoảng 13,88 x 106 m3/năm và vùng Thượng nguồn sông Ya Lôp (YALOP) tăng khoảng 6,05 x 106 m3/năm; và tài nguyên nước mặt giảm mạnh ở vùng Thượng nguồn sông Ea Krông Nô (TN_KRONGNO) giảm khoảng 102,58 x 106 m3/năm và vùng Sông Ia Hléo (IAHLEO) giảm khoảng 65,26 x 106 m3/năm. Từ khóa: Thay đổi sử dụng đất, tài nguyên nước mặt, mô hình SWAT, GIS, phân vùng, lưu vực sông Srêpôk. |
27 |
RESEARCH OF ZONING surface WATER RESOURCE Nguyen Van Dai, Nguyen Kim Tuyen, Abstract: One of the main reasons of the change in river basin flows is the impact of land – use change. This study used GIS and SWAT models to assess the impact of landuse change in 2015 and 2020 on surface flows and zoning surface water resources change in Srepok river basin. Result shows that the landuse change in 2020 and 2015 scenarios have many fluctuations, leading to the change of water flows in flood and drought seasons. In flood seasons, water flow in the 2020 planning scenario is lower than that of the 2015 scenario due to an increase of forestry land area. Out of 20 surface water resources areas, only 5 will have increasing surface water resources, while the remaining 15 are on a falling trend. Surface water resource in Srepok basin increases significantly in the North such as the center of Ya Lop river (KG-YALOP) increases approximately 13.88 x 106 m3/year and the upper of Ya Lop river increases approximately 6.05 x 106 m3/year, while surface water decreases significantly in the upper of Ea Krong No (TN_KRONGNO) by approximately 102,58 x 106 m3/year, and in Ia Hleo river by approximately 65.26 x 106 m3/year. Keywords: Land use change, surface water resources, SWAT model, GIS, zoning, Srepok river basin. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 4.pdf
|
||
5 |
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO Hoàng Văn Đại, Phạm Thị Hiền Thương, Tóm tắt: Lũ quét đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và hủy hoại môi trường sống. Việc nghiên cứu về đánh giá mức độ rủi ro do lũ quét cho lưu vực sông miền núi trở nên rất cần thiết, trong đó việc xậy dựng và thiết lập bộ chỉ thị đánh giá mức độ rủi ro do lũ quét có vai trò hết sức quan trọng là cơ sở để tính toán, thành lập bản đồ rủi ro do lũ quét, từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó tương thích. Bộ chỉ thị đánh giá mức độ rủi ro do lũ quét cho lưu vực sông miền núi được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, kết hợp với việc tham vấn chuyên gia để tạo ra bộ chỉ thị đáng tin cậy, có tính ứng dụng cao. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xây dựng và thiết lập bộ chỉ thị để đánh giá mức độ rủi ro do lũ quét cho lưu vực sông miền núi. Bài báo đã xây dựng và thiết lập được 6 chỉ thị thành phần hiểm họa (H); 4 chỉ thị thành phần mức độ phơi bày trước hiểm họa (E) và 68 chỉ thị thành phần tính dễ bị tổn thương do lũ quét (V) trên lưu vực sông miền núi. Từ khóa: Lũ quét, hiểm họa, phơi nhiễm, dễ bị tổn thương, bộ chỉ thị. |
38 |
STUDY ON PROPOSING AN INDICATOR SET FOR ASSESSING RISK LEVEL Hoang Van Dai, Pham Thi Hien Thuong, Abstract: Flash floods in the mountainous watersheds have been causing serious damages to people, property and habitats. Therefore, studies on the risk assessment of flash floods in mountain river basin have become very necessary, in which the development and establishment of a set of indicators to assess the vulnerability of flash floods is of high importance and may serve as the basis for calculating and establishing risk maps for flash floods and proposing solutions response compatibility. Indicator set for assessing the risks of floods for the river basin mountains are built on the basis of local and international researchs, combined with experts’ consultation to create the indicator set with high reliability and applicability. This study aims to develop and establish an indicator set to assess the risks posed by flash floods in mountainous watersheds. In this article, 6 hazardous components indicators (H); 4 level indicator components exposed to hazards (E) and 68 component indicators calculated vulnerable due to flash floods (V) on mountain watersheds have been developed. Keywords: Flash floods, hazards, exposure, vulnerability, index. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 5.pdf
|
||
6 |
ĐÁNH GIÁ, MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Phùng Đức Chính, Lê Ngọc Cầu, Nguyễn Thanh Tường, Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá, mô phỏng lan truyền ô nhiễm nguồn nước trên sông Cầu năm 2015, 2016 (đoạn từ Bắc Kạn đến Phả Lại). Trên cơ sở phân tích số liệu đo đạc và sử dụng mô hình MIKE 11 tính toán, mô phỏng lan truyền các chất BOD, DO, NH4+, NO3-, PO43-, TSS trong sông có xét đến các nguồn xả thải ở hai bên bờ sông. Kết quả tính toán, mô phỏng cho thấy nồng độ các chất BOD, NH4+, NO3-, PO43- ở khu vực hạ lưu lớn hơn ở khu vực thượng lưu, nồng độ DO ở hạ lưu nhỏ hơn nồng độ DO ở khu vực thượng lưu. Trong mùa mưa, hầu hết nồng độ các chất nằm trong giới hạn tiêu chuẩn nước mặt (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT). Trong mùa khô nồng độ NH4+ trên sông Cầu khá cao, nhất là đoạn sông chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và thị trấn Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, vượt quá giới hạn cho phép cột B2 của (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT). Từ khóa: Nguồn nước, ô nhiễm, sông Cầu, MIKE 11. |
51 |
SIMULATION AND EVALUATION OF POLLUTANT TRANSPORT Phung Duc Chinh, Le Ngoc Cau, Nguyen Thanh Tuong,
Abstract: This paper presents results of the simulation and evaluation of pollutants transport in Cau river in 2015 and 2016 (from Bac Kan to Pha Lai). The propagation of BOD, NH4+, NO3-, PO43- , and TSS in the river was simulated based on the basis of measurement data and the use of MIKE 11 considering the sources of river discharge on both river banks. The results showed that the concentrations of BOD, NH4+, NO3-, PO43-, and TSS in the downstream area were higher than those in the upstream area. Additionally, downstream areas’ DO concentration was lower than that in the upper area. In the rainy season, most concentrations do not exceed the surface water standard (QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT). In the dry season, the NH4+ concentration in Cau river is rather high, especially in the part crossing Thai Nguyen city, Thai Nguyen province and Hiep Hoa town, Bac Giang province, exceeding B2 collumn of the surface water standard (QCVN 08-MT: 2015 / BTNMT). Keywords: Water source, pollution, Cau river, MIKE 11. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 6.pdf
|
||
7 |
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Kim Tuyên, Tóm tắt: Thay đổi sử dụng đất là một trong các yếu tố có tác động lớn đến sự thay đổi các thành phần trong quá trình thủy văn cả về không gian và thời gian, làm biến đổi giá trị dòng chảy tại các vị trí trên sông cũng như tài nguyên nước (TNN) mặt trên các vùng khác nhau của lưu vực sông (LVS). Quá trình thay đổi sử dụng đất (SDĐ) diễn ra liên tục, ở quy mô lưu vực, tác động đến các quá trình thủy văn ảnh hưởng lần lượt đến hệ thống sinh thái, môi trường và kinh tế. Mục đích SDĐ thay đổi dẫn đến khả năng sinh dòng chảy thay đổi, ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế trên lưu vực cũng bị thay đổi; từ đó dẫn đến chế độ dòng chảy mặt cũng như TNN mặt trên lưu vực bị thay đổi. Nghiên cứu này đã đánh giá tác động do thay đổi SDĐ đến TNN mặt cho LVS Sê San, kết quả cho thấy sự gia tăng diện tích rừng theo quy hoạch năm 2020 so với hiện trạng năm 2015 đã làm giảm tổng lượng nước trong mùa lũ và tăng trong mùa kiệt ở nhiều vùng, đặc biệt là các vùng phía thượng lưu của LVS, tuy nhiên, việc gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp cũng như diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng cũng đã khiến cho tổng lượng nước giảm trong mùa kiệt và tăng trong mùa lũ ở một số vùng thuộc khu vực trung và hạ lưu. Từ khóa: Thay đổi sử dụng đất, tài nguyên nước mặt, lưu vực sông Sê San. |
60 |
ASSESSMENT OF THE IMPACT OF LAND USE CHANGES ON SURFACE Nguyen Van Dai, Nguyen Kim Tuyen, Abstract: Land use change is one of key factors that largely affect different components of hydrological processes both in space and time and subsequently alters river flows as well as surface water resources in different areas of the basin. Land use change is a continuous process and occurs at basin scale. Land use change leads to changes in the water flows and changes in water demand for different sectors in the basin leading to changes in surface flow regime as well as the surface water resources in the basin. This study assessed the impact of land use change on surface water resources in the Se San river basin. Results shows that the increase in forest planned for 2020 in comparision with the year 2015 leads to reduce water in flood season and increase in water in dry season in many areas, especially in the upper of the basin. The increase in non-agricultural land areas as well as in open water bodies have reduced water volume in the dry season and increased that during the flood season in some areas of the lower and middle basin. Keywords: Land use change, surface water resources, Se San river basin. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 7.pdf
|
||
8 |
ĐỘ NHẠY CẢM CỦA KÍCH THƯỚC MIỀN LƯỚI TÍNH ĐẾN MÔ HÌNH Phạm Văn Sỹ(1), Jin Hwan Hwang(2) Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá tác động của kích thước miền lưới tính tới kết quả của mô hình hải dương khu vực (ORCMs) khi nâng độ phân giải 1 chiều từ kết quả có độ phân giải thấp của mô hình hải dương toàn cầu (OGCMs). Trong nghiên cứu này, phương pháp “Big-Brother Experiment” được áp dụng là phương pháp có tính năng đặc biệt để đánh giá ảnh hưởng của kích thước miền lưới tính đến kết quả của ORCMs. Trong đó, dữ liệu giả định kết quả của mô hình hài dương toàn cầu được tạo ra từ mô hình hải dương khu vực chạy cho miền lưới tính có kích thước đủ lớn với độ phân giải cao. Sóng có quy mô nhỏ từ kết quả đầu ra của miền lưới tính lớn được loại bỏ, sau đó được sử dụng để cung cấp điều kiện biên và điệu kiện ban đầu cho miền lưới tính nhỏ hơn và nằm trong miền lưới tính của dữ liệu giả định, với cùng độ phân giải và mô hình hải dương khu vực. Dữ liệu mô phỏng của miền lưới tính nhỏ sau đó được so sánh với kết qủa của miền lưới tính lớn trong khoảng kích thước của miền lưới tính nhỏ. Kết của cho thấy mô hình hải dương khu vực khá nhậy với kích thước của miền lưới tính. Chất lượng kết quả của mô hình hải dương khu vực tốt lên khi tăng kích thước của miền lưới tính. Kích thước miền lưới tính tối ưu của ORCMs bằng từ 1/10 tới ½ kích thước miền lưới tính của OGCMs.
Từ khóa: Mô hình hải dương khu vực, phương pháp Big-Brother, kích thước miền lưới tính, nhậy cảm |
71 |
THE SENSITIVITY OF THE ONE-WAY NESTED OCEAN REGIONAL CIRCULATION MODEL TO DOMAIN SIZE Pham Van Sy(1), Jin Hwan Hwang(2) Abstract: This research evaluated the impact of domain size on the results of the ocean regional circulation model (ORCMs) when downscaling and nesting the results from the ocean global circulation model (OGCMs). A special method is used to investigate the effect of domain size on the results of the ORCMs. In which, the virtual ocean global circulation models (V-OGCMs) data was created using the ORCMs to simulate the large region in high resolution. This reference simulation is then used to derive the same nested ORCMs, integrated at the same high resolution as the V-OGCMs, but over several smaller domains that are embedded in the V-OGCMs. The diagnostic variables of the smaller domain sizes are then compared with those of the V-OGCMs over the interested area. The results showed that the ORCMs is sensitive to domain size. The quality of ORCMs results increasewhen increasing the size of domain. The optimal domain size of the ORCMs is from 1/10 to ½ of OGCMs domain size. Keywords: ORCMs, Big-Brother, domain size, sensitivity. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 8.pdf
|
||
9 |
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN Nguyễn Văn Khiêm(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2), Mai Văn Khiêm(2) Tóm tắt: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức của nhân loại. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, UBQG ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, lãnh đạo Bộ Công an đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong toàn lực lượng Công an nhân dân. Do đó, công tác ứng phó với thiên tai, lụt bão, tai nạn đã ngày càng chủ động và có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, tai nạn gây ra. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian tới cũng cần có những chuyển biến tích cực hơn để đáp ứng với yêu cầu thực tế. Trên cơ sở phân tích các công tác đã đạt được và phương hướng trong thời gian tới, bài báo trình bày các nội dung cần tập trung đẩy mạnh để tập trung xây dựng kế hoạch và các phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lụt đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ và 3 sẵn sàng để kịp thời xử lý các tình huống, sự cố xảy ra,.. Từ khóa: Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. |
81 |
ENVIRONMENTAL PROTECTION, RESPONSE TO CLIMATE CHANGE, NATURAL DISASTER PREVENTION IN THE PEOPLE’S SECURITY FORCES Nguyen Van Khiem(1), Huynh Thi Lan Huong(2), Mai Van Khiem(2) Abstract: Climate change is one of humanity’s challenges. Viet Nam is considered one of the countries most affected by climate change. As per directed by the Government, the National Committee on Climate Change, the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, National Committee for Search and Rescue, the leadership of the Ministry of Public Security have directed and commandeered the environmental protection, climate change response, natural disaster prevention and search and rescue in the people’s security forces. Therefore, the response to natural disasters, floods, storms and accidents has become more pro-active, contributing to limiting lives lost and property damage caused by natural disasters and accidents. However, there is a need in the near future for positive changes to meet the new demands. Based on the analyzing the achievement and propose orientations in the future, this article presents the contents that need to be intensified to focus on the plans’ elaboration, natural disaster prevention andfloods and storms response; security and traffic safety ensurance; effective implementation of 4 on-sites motto and 3 readies to timely handle situations, occurred incidents… Keywords: Environmental protection, response to climate change, disaster prevention. Link tải bài viết: /files/doc/TBDB_Khihau/Cac bai tap chi so 7/Bai 9.pdf
|