ĐTĐL.CN-47/22

Đề tài: Nghiên cứu khả năng chống chịu của hệ thống công trình phòng chống lũ, xây dựng công nghệ nhận dạng lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng và đề xuất giải pháp ứng phó.

Mã số: ĐTĐL.CN-47/22

1.Chủ nhiệm nhiệm vụ: T.S Lương Hữu Dũng

2.Thư ký nhiệm vụ: T.S Ngô Thị Thủy

3.Thời gian thực hiện: 12/2022 đến tháng 12/2024

4.Mục tiêu:

1) Đánh giá được khả năng chống chịu của hệ thống công trình phòng, chống lũ hiện trạng trên lưu vực sông Hồng đối với lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi.

2) Xây dựng được công nghệ nhận dạng lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng.

3) Đề xuất được giải pháp ứng phó với trường hợp xảy ra lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng.

5.Các sản phẩm chính:

Sản phẩm khoa học:

1) Báo cáo đánh giá khả năng xảy ra lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng.

2) Báo cáo đánh giá khả năng chống chịu của hệ thống công trình phòng, chống lũ hiện trạng trên lưu vực sông Hồng đối với lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi.

3) Bộ công cụ nhận dạng lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng đáp ứng yêu cầu dự báo nghiệp vụ khí tượng thủy văn.

4) Báo cáo đề xuất quy trình phối hợp vận hành các công trình phòng lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng.

5) Báo cáo đề xuất giải pháp ứng phó với trường hợp xảy ra lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng.

6) Bộ số liệu, dữ liệu đáp ứng được yêu cầu của tính toán và phân tích.

Sản phẩm là bài báo:

– 02 bài báo được đăng trên tạp chí uy tín trong nước.

Sản phẩm đào tạo

– Hỗ trợ đào tạo 1 thạc sỹ.

6. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại

a) Hiệu quả về khoa học công nghệ:

– Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận khoa học, phương pháp luận về nhận dạng lũ và vận hành hồ chứa, từ đó sẽ góp phần nâng cao tiềm lực trong nghiên cứu phát triển công nghệ mới phục vụ tính toán, mô phỏng quá trình thủy văn, thủy lực, diễn toán lũ, vận hành hồ chứa ở Việt Nam;

– Kết quả đề xuất quy trình phối hợp vận hành các công trình phòng lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng sẽ cung cấp cơ sở điều chỉnh nguyên tắc vận hành liên hồ chứa phòng chống lũ trên lưu vực sông Hồng;

– Kết quả đánh giá khả năng chống chịu của hệ thống công trình phòng, chống lũ hiện trạng trên lưu vực sông Hồng sẽ cung cấp cơ sở cho công tác chỉ đạo vận hành các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và đê điều khi xảy ra lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi;

– Nội dung nghiên cứu và sản phẩm của đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: Thủy văn, toán học, công nghệ thông tin, viễn thám…. sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế xã hội của lưu vực.

b) Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:

– Đối với tổ chức chủ trì:

+ Thực hiện đề tài sẽ nâng cao trình độ, hiểu biết của cán bộ, người lao động về thuỷ văn, thuỷ lực, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai và là cơ sở để nắm bắt những kiến thức hiện đại trong nước và trên thế giới;

+ Bổ sung thêm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu mưa lũ, dự báo và cảnh báo thiên tai.

+ Sản phẩm của đề tài sẽ nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu, dự báo tư vấn vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng; Cung cấp cơ sở để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ về KTTV, vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hồng.

– Đối với tổ chức ứng dụng kết quả:

+ Tổng cục Phòng chống thiên tai: Kết quả nghiên cứu, đề xuất nguyên tắt phối hợp vận hành hệ thống các hồ chứa thuộc quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng sẽ cung cấp cơ sở khoa học để đưa ra quyết định tư vấn vận hành giảm lũ hiệu quả khi xảy ra lũ lớn, lũ bất lợi.

+ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Sản phẩm công cụ nhận dạng lũ lớn, tổ hợp lũ bất lợi trên lưu vực sông Hồng sẽ hỗ trợ công tác dự báo liên hồ chứa phòng chống lũ trên lưu vực sông Hồng.

c) Đối với kinh tế – xã hội và môi trường:

– Kết quả của đề tài sẽ góp phần đảm bảo vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và nâng cao năng lực phòng chống lũ cho lưu vực sông Hồng. Từ đó, tăng cường năng lực quản lý rủi ro lũ, an toàn hồ chứa phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

– Khi nhận dạng được lũ lớn, lũ bất lợi xảy ra trên lưu vực sông Hồng thông qua công cụ mô hình sẽ tạo sự chủ động đối với phòng chống lũ, lập kế hoạch sử dụng nước của các hồ chứa;

– Kết quả của đề tài là bộ tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, sản xuất đồng thời cung cấp số liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên.

Để lại một bình luận