ĐTĐL.CN-53/22

Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá sự tích tụ và tác động của vi nhựa (Microplastic) đến hệ sinh thái cửa sông ven biển Nam Trung Bộ

Mã số: ĐTĐL.CN-53/22

1. Chủ nhiệm nhiệm vụ:ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoài

2.Thư ký nhiệm vụ: T.S Trần Thị Thu Hương

3.Thời gian thực hiện: 1/2023 đến tháng 12/2025

  1. Mục tiêu:

– Đánh giá được sự tích tụ và tác động của vi nhựa (Microplastic) đến hệ sinh thái cửa sông ven biển Nam Trung Bộ.

– Xây dựng được quy trình kỹ thuật xác định mức độ tích tụ và độc hại của vi nhựa (Microplastic) trong hệ sinh thái cửa sông.

– Thử nghiệm quy trình kỹ thuật đánh giá mức độ tích tụ, độc hại đối với một số loài sinh vật thủy sinh tại một khu vực trong vùng nghiên cứu.

5. Các sản phẩm chính:

Sản phẩm khoa học:

– Báo cáo đánh giá sự tích tụ của vi nhựa (Microplastic) trong hệ sinh thái cửa sông ven biển Nam Trung Bộ.

– Báo cáo đánh giá tác động của vi nhựa (Microplastic) đến hệ sinh thái cửa sông ven biển Nam Trung Bộ.

– Báo cáo kết quá thử nghiệm tại phòng thí nghiệm về đánh giá độc tính của vi nhựa (Microplastic) đến một sổ sinh vật thủy sinh.

– Qui trình kỹ thuật xác định mức độ tích tụ và độc hại của vi nhựa (Microplastic) trong hệ sinh thái cửa sông.

– Bộ dữ liệu về thành phần, số lượng vi nhựa trong môi trường nước mặt, cột nước và trầm tích, khối lượng vi nhựa tích tụ trong sinh vật thủy sinh ở vùng nghiên cứu. – Báo cáo kết quả thử nghiệm quy trình kỹ thuật đánh giá mức độ tích tụ, độc hại đối với một số loài sinh vật thủy sinh tại một khu vực trong vùng nghiên cứu.

Sản phẩm là bài báo:

01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCI/SCIE;

02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước.

Sản phẩm đào tạo

– Góp phần đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ.

7. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại

a) Hiệu quả về khoa học công nghệ:

Tác động và những đóng góp của nghiên cứu đối với KH& CN có liên quan thể hiện ở những điểm sau:

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ có những đóng góp mới về mặt lý luận khoa học, đánh giá độc tính và quản lý hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Nội dung của đề tài liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như các khoa học về sự sống môi trường, độc học sinh thái. Có giá trị rút ngắn khoảng cách giữa lý luận khoa học và thực tiễn, góp phần vào hội nhập quốc tế về tài nguyên và môi trường dải ven bờ Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nói riêng.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội

Đối với cơ quan chủ trì đề tài là Viện Khoa học KTTV và Biến đổi khí hậu, việc triển khai và thực hiện đề tài sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của một đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có thêm cơ hội tiếp cận và thực hành vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn quản lý môi trường, độc tính sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển trước tác động của ô nhiễm từ rác thải nhựa. Đồng thời, sẽ giúp cho quá trình đào tạo các thạc sỹ và tiến sỹ.

Kết quả của đề tài sẽ góp phần vào bảo vệ tài nguyên môi trường hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển Nam Trung bộ. Góp phần vào đảm bảo một sự phát triển kinh tế bền vững cho dải ven biển miền Trung Việt Nam, nhất là dải ven biển từ Đà Nẵng tới Bình Thuận – nơi có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng và vùng cửa sông đặc thù. Các quy trình đánh giá độc tính sẽ giúp người dân nhận thức được tác hại của ô nhiễm nhựa, biết cách phòng chống và loại bỏ những sản phẩm có khả năng ô nhiễm nhựa cao từ hệ sinh thái, nhận biết được giới hạn ô nhiễm nhựa trong sinh vật, góp phần giảm thiểu các thiệt hại kinh tế to lớn trong việc xử lý ô nhiễm nhựa tại các lưu vực sông ven biển.