ĐTĐL.CN-59/21

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trường mưa trong bão và thử nghiệm xây dựng mô hình dự báo phân bố mưa trong bão cho Việt Nam bằng số liệu vệ tinh.

Mã số: ĐTĐL.CN-59/21

1.Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà

2.Thư ký nhiệm vụ: T.S Vũ Văn Thăng

3.Thời gian thực hiện: 10/2021 đến tháng 09/2024

4.Mục tiêu:

1) Xác định được đặc điểm cấu trúc ba chiều trường mưa trong bão và đặc điểm phân bố mưa trên đất liền do bão cho khu vực Việt Nam bằng các nguồn số liệu mưa vệ tinh TRMM và GPM/DPR.

2) Đánh giá được khả năng dự báo phân bố mưa do bão trên phần đất liền Việt Nam bằng phương pháp thống kê và nhận dạng tương tự.

5.Các sản phẩm chính:

Sản phẩm khoa học:

1. Báo cáo đánh giá dữ liệu mưa vệ tinh trong ước tính mưa do bão; các phương pháp xử lý và phân tích tích hợp số liệu mưa vệ tinh TRMM/GPM khi có bão hoạt động trên khu vực Việt Nam.

2. Báo cáo phân tích đặc điểm cấu trúc trường mưa do bão trên khu vực đất liền Việt Nam trong mối quan hệ với quỹ đạo, cường độ và vùng bão đổ bộ.

3. Bộ chương trình xử lý và ước tính mưa tích hợp các số liệu vệ tinh trên 4. Báo cáo phương pháp và mô hình thống kê, nhận dạng tương tự dự báo mưa do bão đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

Sản phẩm là bài báo:

– 02 Bài báo quốc tế. Đạt tiêu chuẩn chấp nhận đăng trên các Tạp chí thuộc danh mục ISI;

– 02 Bài báo trong nước, được chấp nhận đăng trên tạp chí quốc gia có uy tín

– 01 Báo cáo tại hội thảo quốc tế,

Sản phẩm đào tạo

Đào tạo 01 thạc sĩ và Hỗ trợ đào tạo 01 tiến sĩ.

6. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại

a) Hiệu quả về khoa học công nghệ:

Tác động và những đóng góp của nghiên cứu đối với KH&CN có liên quan thể hiện ở những điểm sau:

– Nghiên cứu kết hợp giữa quan trắc vệ tinh với các mô hình số trị không phải là mới trên thế giới, mà đã được nghiên cứu phát triển từ lâu, tuy nhiên đây là vấn đề còn hạn chế ở Việt Nam. Đề tài này sẽ thử nghiệm sử dụng các sản phẩm vệ tinh tiên tiến cùng với mô phỏng mô hình để nâng cao hiểu biết về cấu trúc và ảnh hưởng của bão, một trong những hiện tượng KTTV nguy hiểm thường xuyên tác động ở Việt Nam.

– Việc xây dựng được mô hình thống kê phù hợp với điều kiện Việt Nam sẽ giúp chủ động sử dụng như một dự báo cơ sở để so sánh và thử nghiệm kết hợp với dự báo tổ hợp toàn cầu.

– Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ viễn thám trong nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học trái đất liên quan đến KTTV và thiên tai.

– Các công bố khoa học của đề tài trên tạp chí quốc tế sẽ đóng góp vào chất lượng nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực khoa học trái đất của Chương trình nghiên cứu cơ bản.

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội

Đối với cơ quan chủ trì đề tài là Viện Khoa học KTTV và Biến đổi khí hậu, việc triển khai và thực hiện đề tài sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu, tiếp tục lĩnh vực nghiên cứu cốt lõi của Viện và thúc đẩy hợp tác các đơn vị khác trong và ngoài ngành. Ngoài ra, đề tài cũng giúp cho việc tham gia đào tào sinh viên cao học trong các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Đề tài chú trọng vào vấn đề nghiên cứu cơ bản về mưa bão dựa trên công cụ quan trắc vệ tinh hiện đại, kết hợp với mô hình cho khu vực Việt Nam, trong điều kiện các nghiên cứu còn hạn chế cho khu vực này. Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu đang diễn ra, những hiện tượng thiên tai nguy hiểm như bão, lũ được dự đoán sẽ có những diễn biến

bất thường hơn. Việc dự báo và giám sát các hiện tượng nguy hiểm gây tác động lớn này càng phụ thuộc vào những hiểu biết chính xác và kịp thời ở cả quy mô địa phương và khu vực. Hơn nữa, nhu cầu đòi hỏi của các cấp quản lý, xã hội và cộng đồng đối với độ chi tiết và chính xác của dự báo ngày càng cao. Việc dự báo bão không chỉ còn giới hạn ở cường độ và quỹ đạo, mà đòi hỏi chi tiết về tổng lượng mưa, cường độ mưa, thời gian mưa chi tiết cho từng vùng, địa phương thuộc vùng ảnh hưởng của bão. Có như vậy thì mới chủ động trong việc huy động các nguồn lực ứng phó và giảm thiểu thiệt hại.

Trả lời