Hội thảo Khoa học lần thứ XXIV: Báo cáo nghiên cứu về khí tượng, khí hậu tại Việt Nam

Chiều 18/3, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học lần thứ XXIV nhân dịp 45 năm Ngày thành lập (18/3/1977 – 18/3/2022), Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức 2 Tiểu ban chia sẻ các báo cáo tổng kết nội dung tham luận về khoa học, bám sát thực tiễn biểu hiện của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan tại Việt Nam trong thời gian qua.

 Tiểu ban Khí tượng khí hậu và Khí tượng nông nghiệp 

Hội thảo đã chia thành hai Tiểu ban chủ đề. Tại Tiểu ban Khí tượng khí hậu và Khí tượng nông nghiệp, các nhà khoa học đã chia sẻ về các đề tài: Tổng quan về nghiên cứu hạn hán ở Việt Nam và một số đề xuất; Phân vùng tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời sử dụng viễn thám và GIS thử nghiệm tại tỉnh Đắk Nông – Việt Nam; Nghiên cứu, xây dựng các ngưỡng kích hoạt liên quan đến mưa lớn và gió mạnh trong bão phục vụ hoạt động cứu trợ; Công nghệ dự báo, cảnh báo nắng nóng và hạn hán ở Việt Nam; Tác động biến đổi khí hậu lên cây trồng, bằng chứng từ Việt Nam sự dụng dữ liệu bảng; Nghiên cứu đặc điểm sương mù trên khu vực đồng bằng và ven biển bắc Bộ; Cơ chế gây mưa lớn tháng 10/2020 ở Trung Bộ Việt Nam; Đánh giá tình hình hạn hán và Hoang mạc hóa ở khu vực trồng cà phê tỉnh Đắk Lắk.
PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH phát biểu tại Hội thảo

Tại Tiểu ban Thủy văn, Hải văn, Biến đổi khí hậu và Môi trường, các nhà khoa học đã chia sẻ về các đề tài: Phát triển hệ thống thông tin khí hậu phục vụ các ngành kinh tế – xã hội và giám sát biến đổi khí hậu, tích hợp trên bản đồ MAPROOM; Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới sinh kế của người dân tỉnh Bắc Kạn; Tích hợp thông tin khí hậu, sử dụng đất tài tài nguyên nước phục vụ thích ứng đô thị, nghiên cứu điển hình tại Hà Nội; Đánh giá kết quả dự báo cao độ sóng tại Trạm Cồn Cỏ bằng mô hình mạng nơ ron hồi quy; Phát triển phương pháp tối ưu đa mục tiêu trong lĩnh vực thủy văn và tài nguyên nước, áp dụng thử nghiệm giải bài toán ước tính tham số trong mô hình thủy văn phân bố; Hiện tượng nước biển dâng tại ven biển Việt Nam trong một số xoáy thuận nhiệt đới xa bờ; Nghiên cứu xây dựng hệ thống mô hình dự báo, cảnh báo ngập thí điểm khu vực thành phố Thủ Đức; Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai lũ quét khu vực Trung Trung Bộ.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH cho biết, hưởng ứng sự kiện năm nay, hơn 300 nhà khoa học đã quan tâm, gửi đăng bài trên Tuyển tập Kỷ yếu hội thảo của Viện, với gần 50 bài báo theo các lĩnh vực Khí tượng-khí hậu và Khí tượng nông nghiệp; Thủy văn và hải văn; Môi trường và biến đổi khí hậu. Đây cũng là dịp để các nhà khoa học chia sẻ những kết quả nghiên cứu đã thực hiện, trao đổi thông tin và mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai.

 Tiểu ban Thủy văn, Hải văn, Biến đổi khí hậu và Môi trường
Hiện, tổng số cán bộ của Viện là 190 người, với 38 Tiến sĩ, trong đó có 1 Giáo sư, 7 Phó Giáo sư; 72 Thạc sĩ; gần 70 Kỹ sư và Cử nhân, cùng với các cán bộ chuyên môn và kỹ thuật khác. Đội ngũ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu trong nghiên cứu và đào tạo phục vụ ngành, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn đa dạng khác về khí tượng, thủy văn, môi trường, biến đổi khí hậu và các dạng tài nguyên.