Hội thảo Tham vấn kết quả dự tính khí hậu bằng phương pháp động lực

Trong 2 ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2015, tại khách sạn Lake side, số 23 Ngọc Khánh, Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Viện KHKTTVB&ĐKH) đã tổ chức hội thảo “Tham vấn kết quả dự tính khí hậu bằng phương pháp động lực”.

Trong 2 ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2015, tại khách sạn Lake side, số 23 Ngọc Khánh, Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Viện KHKTTVB&ĐKH) đã tổ chức hội thảo “Tham vấn kết quả dự tính khí hậu bằng phương pháp động lực”.

Tham dự hội thảo có GS. TS. Nguyễn Trọng Hiệu, GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ và các cán bộ từ Viện KHKTTVB&ĐKH, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Thủy lợi, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ.

 

PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương – Phó Viện trưởng Viện KHKTTVB&ĐKH phát biểu khai mạc hội thảo

Tiến sĩ Jack Katzfey, nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO), chủ nhiệm dự án, cho biết: Được tài trợ của Chương trình phát triển Liên hợp Quốc, dự án này do CSIRO chủ trì thực hiện. CSIRO được biết đến rộng rãi với các nghiên cứu mô hình biến đổi khí hậu và các dự án xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu vùng, hỗ trợ xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Thái Bình Dương và Indonesia.

 

Tiến sĩ Jack Katzfey – CSIRO trình bày tại hội thảo

Theo PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện KHKTTVB&ĐKH, Chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam vào năm 2009 và được cập nhật, chi tiết hóa vào năm 2012. Các kịch bản này làm cơ sở định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Theo lộ trình của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam sẽ được cập nhật vào năm 2015, theo Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).

Hiện nay, có nhiều phương pháp, mô hình đã được sử dụng để xây dựng các kịch bản BĐKH cho Việt Nam, dựa trên các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất, trong đó có mô hình PRECIS của Trung tâm Khí tượng Hadley – Vương Quốc Anh, mô hình MRI-20km của Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản, mô hình NorESM của Na-Uy. Tuy nhiên, mỗi phương pháp, mô hình có những thế mạnh và hạn chế riêng. Thông qua Dự án “Dự tính khí hậu chi tiết cho Việt Nam bằng phương pháp động lực”, Việt Nam sẽ có thêm một công cụ tính toán kịch bản, có điều kiện để so sánh, đánh giá và hoàn thiện các kết quả nghiên cứu của mình, từ đó cập nhật kịch bản BĐKH chi tiết hơn cho Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Úc đã tính toán dự tính khí hậu tương lai, các cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan cho Việt Nam, đồng thời xây dựng phương pháp tổ hợp kết quả dự tính từ các mô hình khí hậu khác nhau. Kết quả của dự án sẽ là một trong những phương án được sử dụng để cung cấp thông tin và số liệu cho việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam vào năm 2015.

Trả lời