|
Tên bài, tên tác giả |
Trang |
1 |
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
ĐƯỜNG TRỮ NƯỚC TIỀM NĂNG ĐỂ NHẬN DẠNG LŨ LỚN ĐẾN HỒ
TRÊN LƯU VỰC SÔNG HỒNG
Trịnh Thu Phương(1), Lương Hữu Dũng(2)
(1)Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
Ngày nhận bài: 17/9/2020; ngày chuyển phản biện: 18/9/2020; ngày chấp nhận đăng: 05/10/2020
Tóm tắt: Trên lưu vực sông Hồng, những đợt mưa vừa và nhỏ ít có khả năng gây ra các đợt lũ lớn mà chủ yếu tham gia hình thành lượng trữ nước trên lưu vực. Lũ lớn trên thượng lưu sông Hồng có thể được nhận dạng sơ bộ dựa trên đường trữ nước của lưu vực kết hợp với dấu hiệu xuất hiện của các loại hình thế thời tiết điển hình gây mưa lớn ở Bắc Bộ. Lượng trữ nước trên lưu vực có xu thế tăng từ đầu tháng 6 đến hết đầu tháng 8, sau đó có xu hướng giảm. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định mối quan hệ nhân quả về lượng trữ, lượng mưa, hình thế thời tiết là các nhân tố đầu vào để nhận dạng lũ lớn trên lưu vực sông Hồng thông qua đường lượng trữ trên lưu vực. Nhận dạng sớm lũ lớn, độ lớn của lũ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hồ chứa đảm bảo phòng chống lũ hạ lưu đồng bằng sông Hồng đồng thời có thể nâng cao mực nước hồ hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn nước. Từ khóa: Đường trữ nước, Nhận dạng lũ lớn. |
1 |
RESEARCH ON THE USES OF POTENTIAL STORAGE CURVES
TO IDENTIFY BIG FLOOD PATTERN ON THE RED RIVER BASIN
Trinh Thu Phuong(1), Luong Huu Dung(2) Received: 17/9/2020; Accepted: 05/10/2020 Abstract: In the Red River basin, small and medium rain events are mostly involved in forming water storage in the basin but could not generate flood. This process forms the potential water storage curve of the basin. The curve will have an increasing trend from June to Aug and then decreasing which creates an annual border between extreme flood and nomal flood events. Flood pattern in upstream Red River could be preliminarily identified based on the basin’s water storage curve combined with the the sufficient weather condition causing heavy rainfall in the Northern areas. The availability of flood prediction plays a key role for reservoir operation, managing disater risks, flood control on the Red River delta, increasing power generation and increasing the water level of reservoir for water use efficiency. The methodology adopted in this paper is suitable for big flood pattern indentification in main flood season, as well as the formulation of the causal relationship in terms of precipitation, water storge and weather pattern as input factors in the Red River during main flood season. Keywords: Basin storage curves, extreme flood pattern. |
||
2 |
XU THẾ SUY GIẢM MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thị Hạ(1), Trần Việt Hoàn(2), Nguyễn Thị Thao(1),
Nguyễn Thị Hoa(1), Mai Công Thanh(1)
(1)Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước – Trung tâm
Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI)
(2)Học viện Công nghệ Karlsruhe (KIT)
Ngày nhận bài: 21/9/2020; ngày chuyển phản biện: 22/9/2020; ngày chấp nhận đăng: 19/10/2020
Tóm tắt: Nguồn nước dưới đất (NDĐ) đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nước dưới đất đang được khai thác khoảng 2.000.000 m3/ngày, trong đó 70-80% người dân nông thôn sử dụng nguồn nước dưới đất. Tổng số giếng khai thác NDĐ trong khu vực vào khoảng 553.135. Từ năm 1990, Chính phủ đã đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc quốc gia tài nguyên NDĐ. Cho đến nay đã có 246 giếng quan trắc trong 8 tầng chứa nước ở vùng ĐBSCL. Kết quả quan trắc cho thấy mực NDĐ vùng ĐBSCL có xu hướng suy giảm với mức độ khác nhau, đặc biệt là trong các tầng chứa nước chính. Kết quả quan trắc mực nước từ 2005 đến 2018 cho thấy Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3) có tốc độ hạ thấp lớn nhất đến 0,45 m/năm; Tầng Pleistocen giữa trên (qp2-3) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất là 0,46 m/năm. Tầng chứa nước pleistencen dưới (qp1) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất là 0,51 m/năm. Tầng chứa nước Pliocen giữa (n22) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất đến 1,0 m/năm; Tầng chứa nước Pliocen giữa (n21) có tốc độ hạ thấp mực nước lớn nhất đến 1,02 m/năm. Dự báo trong năm năm tới, mực nước vẫn có xu thế suy giảm. Việc suy giảm mực nước có thể làm gia tăng sự xâm nhập mặn trong khu vực. Từ khóa: Nước dưới đất, khai thác nước dưới đất, suy giảm mực nước, đồng bằng sông Cửu Long. |
12 |
DECLINE TREND OF GROUNDWATER LEVEL Nguyen Thi Ha(1), Tran Viet Hoan(2), Nguyen Thi Thao(1),
Nguyen Thi Hoa(1), Mai Cong Thanh(1)
(1)Center for Water Resources Warning and Forecasting – National Center for Water Resources Planning and Investigation (NAWAPI) (2)Karlsruhe Institute of Technology (KIT) Received: 21/9/2020; Accepted: 19/10/2020 Abstract: Groundwater resources (NDĐ) play a very important role in the water supply of the Mekong Delta. Groundwater is being exploited about 2,000,000 m3/day, of which 70-80% of rural people use groundwater. The total number of pumping wells is about 553,135. Since 1990, the Government has invested in building a national monitoring network of ground water resources. So far there have been 246 monitoring wells in 8 aquifers in the Mekong Delta. Observation results show that groundwater levels in the Mekong Delta tend to decline and are differentiated to varying degrees, especially in the main aquifers. Monitoring results from 2005 to 2018 showed that maximum rate of water level in the the upper Pleistocene aquifer (qp3) is up to 0.45 m/year; 0.46 m/year in the upper middle Pleistocene (qp2-3) 0.51 m/year in the lower pleistencen aquifer (qp1); 1.0 m/year in the middle Pliocene aquifer (n22) and 1.02 m/year in the middle Pliocene aquifer (n21). The water levels will decline. Which increases saltwater intrusion. Keywords: Groundwater, groundwater extraction, water level decline, the Mekong Delta. Linh tải bài viết: /files/doc/2021/tap chí BDKH/SO 16 THANG 12.2020/TAP CHI BDKK SO 16_bai2.pdf
|
||
3 |
ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ BAN ĐẦU HÓA XOÁY ĐỘNG LỰC
DỰ BÁO CƯỜNG ĐỘ VÀ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC BÃO DAMREY (2017) GIAI ĐOẠN GẦN BỜ VÀ ĐỔ BỘ
Nguyễn Bình Phong(1), Nguyễn Văn Hiệp(2), Nguyễn Văn Thắng(3)
Ngày nhận bài: 01/10/2020; ngày chuyển phản biện: 02/10/2020; ngày chấp nhận đăng: 22/10/2020
Tóm tắt: Nghiên cứu này ứng dụng sơ đồ ban đầu hóa xoáy động lực với mô hình Nghiên cứu và Dự báo thời tiết WRF (Weather Research Forecasting) dự báo cường độ và nghiên cứu cấu trúc bão Damrey (2017) giai đoạn gần bờ và đổ bộ. Mô hình được chạy với hai trường hợp có ban đầu hóa xoáy và không ban đầu hóa với số liệu đầu vào từ mô hình dự báo toàn cầu của Hoa kỳ (GFS). Kết quả cho thấy ban đầu hóa xoáy đã cải thiện đáng kể chất lượng dự báo cường độ bão. Phân tích sản phẩm mô hình chạy với ban đầu hóa xoáy cho thấy trong khi khí áp mực biển có cấu trúc tương đối đối xứng, phân bố gió mực 10 m, tốc độ gió, tỉ số xáo trộn ngưng kết có đặc điểm phi đối xứng mạnh với các giá trị thiên lớn hơn về phía Tây khi bão xa bờ. Khi bão tiến gần bờ gió mạnh hơn và đối lưu phát triển mạnh hơn về phía đất liền có thể do hoàn lưu phía Tây cơn bão có hướng gió gần cùng hướng với gió mùa Đông Bắc dẫn tới cộng hưởng và gió mạnh hơn. Khi bão đổ bộ, khu vực phía Tây cơn bão có đối lưu sâu phát triển mạnh có thể do tương tác giữa hoàn lưu bão với địa hình. Trái ngược với đối lưu, gió cực đại mực 10 m trong bão phía đất liền yếu hơn nhiều so với tốc độ gió cực đại trên biển do ảnh hưởng mạnh của ma sát bề mặt và sự quấn hút của không khí có động năng yếu khu vực đất liền vào vùng gần tâm bão. Từ khóa: Ban đầu hóa xoáy, Bão, WRF, Damrey. |
23 |
APPLICATION OF DYNAMICAL VORTEX INITIALIZATION SCHEME ON
INTENSITY FORECAST AND STRUCTURE STUDY OF TYPHOON DAMREY (2017) DURING NEAR-SHORE AND LANDFALLING PERIOD
Nguyen Binh Phong(1), Nguyen Van Hiep(2), Nguyen Van Thang(3)
(1)Hanoi University of Natural Resources and Environment
(2)Viet Nam academy of Sience and Technology
(3)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
Received: 01/10/2020; Accepted: 22/10/2020 Abstract: This study applies the dynamical vortex initialization method with the Weather Research Forecasting (WRF) to forecast intensity and investigate structure of typhoon Damrey (2017) during the near-shore and landfall period. The model was run with two cases: With and without vortex initialization with input from the Global Forecast System (GFS). The results showed that the vortex initial significantly improves the quality of storm intensity forecast. Analysis of the model output with vortex initialzation shows that while the sea level pressure has a relatively symmetrical structure, the 10-m wind, the wind speed, the total condensated mixing ratio are asymmetric with larger values to the west of the typhon center and toward the land mass region. As the typhoon approachs to the land, stronger winds and the move convection are simulated inland. The stronger wind speed to the west of typhoon center may be due to the interaction of the typhoon circulation with the northwest monsoon circulation. When the typhoon made landfall, more intensive deep convections are simulated due to the interaction between the storm circulation and terrain. In contrast to the convection, the maximum wind at 10-m level in the land-side of the typhoon is much weaker than the maximum 10-m wind speed over sea due to the strong influence of surface friction and mixing of low momentum air inland into typhoon region. Keywords: Vortex initialization, Typhoon, Tropical cyclone, WRF model, Damrey. Linh tải bài viết: /files/doc/2021/tap chí BDKH/SO 16 THANG 12.2020/TAP CHI BDKK SO 16_bai3.pdf
|
||
4 |
VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CÁC-BON TRONG VIỆC HỖ TRỢ
THỰC HIỆN NDC – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI
TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Văn Minh(1), Nguyễn Bùi Phong(2), Nguyễn Quang Anh(1),
Phạm Thị Trà My(1), Nguyễn Diệu Huyền(1)
(1)Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Ngày nhận bài: 05/11/2020; ngày chuyển phản biện: 06/11/2020; ngày chấp nhận đăng: 03/12/2020
Tóm tắt: Thị trường các-bon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có chi phí hiệu quả đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững. Trong giai đoạn đầu thực hiện Nghị định thư Kyoto (2008-2012), thị trường các-bon đã đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia phát triển. Đến nay, Việt Nam và 101 Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã xác định sẽ áp dụng cơ chế thị trường, trong đó bao gồm thị trường các-bon để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Bài báo phân tích vai trò của thị trường các-bon trong việc hỗ trợ thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Nghị định thư Kyoto và theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định trong Thỏa thuận Paris, các cơ hội, thách thức khi triển khai thị trường các-bon nội địa trong việc hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị trường các-bon đã đóng vai trò quan trọng và có tác động tích cực đến các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, khu vực và thế giới cũng như sẽ là công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ thực hiện NDC. Từ khóa: Thị trường các-bon, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
|
36 |
THE ROLE OF THE CARBON MARKET IN SUPPORTING NDC
IMPLEMENTATION – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES
WHEN IMPLEMENTATION IN VIET NAM
Nguyen Van Minh(1), Nguyen Bui Phong(2), Nguyen Quang Anh(1),
Pham Thi Tra My(1), Nguyen Dieu Huyen(1)
(1)Department of Climate Change, Ministry of Environment Natural Resource (2)Viet Nam Institue of Meteorology, Hydrology and Climate Change Received: 05/11/2020; Accepted: 03/12/2020 Abstract: The carbon market is considered as one of the most important tools in reducing greenhouse gas emissions. Through the carbon market, stakeholders can effectively and economically reduce greenhouse gas emissions. In the first phase of the Kyoto Protocol (2008-2012), the carbon market played an important role in meeting developed countries’ commitments to reduce greenhouse gas emissions. Currently, Viet Nam and 101 Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change have identyfied that they will adopt a market mechanism, including a carbon market to achieve the goal of reducing emissions. GHGs contribute to implementation Nationally determined contributions (NDC). The paper analyzes the role of the carbon market in supporting the implementation of the commitments to reduce greenhouse gas emissions under the Kyoto Protocol and under the Nationally Determined Contribution in the Paris Agreement, opportunities, challenges when implementing domestic carbon market in support of implementation Nationally determined contribution in Vietnam. The research results show that the carbon market plays an important role and has a positive impact on national, regional and global GHG emission reduction activities as well as being an effective tool in supporting NDC implementation. Keywords: Carbon market, Nationally Determined Contribution (NDC), GHG emissions mitigation. |
||
5 |
GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG CỤ KINH TẾ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ Lê Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Hồng, Trần Diệu Trang, Nghiêm Thị Huyền Trang
Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Ngày nhận bài: 02/10/2020; ngày chuyển phản biện: 03/10/2020; ngày chấp nhận đăng: 12/11/2020 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu một số công cụ kinh tế quản lý phát thải khí nhà kính bao gồm công cụ tạo nguồn thu, công cụ tạo lập thị trường. Áp dụng phương pháp SWOT để phân tích các công cụ kinh tế ứng dụng trong quản lý phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Đối với công cụ tạo nguồn thu, thuế bảo vệ môi trường hiện áp dụng đối với việc sản xuất và nhập khẩu một số hàng hóa được xem có hại với môi trường, đặc biệt là dầu hỏa và than đá. Dự thảo Luật thuế Bảo vệ môi trường đang đề xuất tăng mức thuế của xăng, dầu, mỡ nhờn và HCFC, túi nylon thuộc diệ̂n chịu thuế. Đối với phí bảo vệ môi trường, Việt Nam đã có phí đối với nước thải, khai thác khoảng sản nhưng phí đối với khí thải chưa có quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết về các thủ tục, phương thức đăng ký và kiểm kê khí thải. Đối với công cụ tạo lập thị trường bao gồm cơ chế Phát triển sạch (CDM), cơ chế tín chỉ chung (JCM). Đến tháng 7/2017, Việt Nam có 255 dự án CDM và 10 chương trình hoạt động CDM (PoA) được đăng ký với ước tính tổng lượng giảm phát thải KNK là 19.653.872 tấn CO2. Bên cạnh đó, 14 dự án JCM được đăng ký với tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính đạt 15.996 tCO2 tương đương/năm. Từ khóa: Phát thải khí nhà kính, công cụ kinh tế. |
48 |
INTRODUCTION TO BASIC ECONOMIC TOOLS FOR MANAGING
GREENHOUSE GASES IN VIET NAM
Le Anh Ngoc, Nguyen Van Hong, Tran Dieu Trang, Nghiem Thi Huyen Trang Received: 02/10/2020; Accepted: 12/11/2020 Abstract: The paper introduces some economic tools to manage greenhouse gas emissions including tools for generating revenue and tools for market creation. For revenue generating instruments, environmental protection taxes currently apply to the production and importation of certain goods considered harmful to the environment, especially oil and coal. The draft Law on Environmental Protection Tax is proposing to increase the tax rates on gasoline, oil, grease and HCFCs and taxable nylon bags. For environmental protection fees, Vietnam already has fees for wastewater and extraction of assets, but fees for emissions have not detailed guidance on procedures and methods of emissions registration and inventory. For market creation tools, in July 2017, Vietnam had 255 clean development mechanism (CDM) projects registered with the total GHG emissions reduction of 19,653,872 tons of CO2. In addition, 14 JCM projects are registered with the potential to reduce greenhouse gas emissions of 15,996 tCO2 equivalent per year. Keywords: Greenhouse gas emissions, economic tools to mitigate GHG emissions. |
||
6 |
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐẾN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
Ở TỈNH LÀO CAI Dương Văn Khảm(1), Trần Thị Tâm(1), Nguyễn Văn Sơn(1), Vũ Hoàng Hoa(2) Ngày nhận bài: 08/10/2020; ngày chuyển phản biện: 09/10/2020; ngày chấp nhận đăng: 27/10/2020
Tóm tắt: Lào Cai là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thiên tai thường hay xảy ra ở khu vực này là rét đậm/rét hại, sương muối/băng giá, lũ quét/sạt lở đất, nắng nóng và hạn hán. Công tác phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Lào Cai tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp. Bài báo căn cứ vào các số liệu thống kê và tình hình khảo sát ở địa phương (đến cấp huyện) đánh giá những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, nhu cầu của người dân đối với thông tin này và đề xuất một số biện pháp phòng chống, thích ứng trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lào Cai. Từ khóa: Thiên tai, biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp. |
60 |
ASSESSING IMPACTS OF THE NATURAL DISASTERS ON AGRICULTURE
IN LAO CAI PROVINCE AND PROPOSING PREVENTION
MITTIGATION MEASURES
Duong Van Kham(1), Tran Thi Tam(1), Nguyen Van Son(1), Vu Hoang Hoa(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Thuyloi University
Received: 08/10/2020; Accepted: 27/10/202 Abstract: Lao Cai is a province heavily affected by natural disasters and climate change. The most common natural disasters occurring in this area are extreme and damaging cold spells, frost, flash floods/landslides, hot weather events and drought. Although there are some progress on natural disaster prevention and climate change adaptation in Lao Cai province, it has not yet met the requirements of agricultural production development. The article is based on local statistics and surveys (at the district level) to objectively evaluate the impacts of natural disasters and climate change on agriculture production, local’s needs on these data, and then propose preventative and adaptive measures for agricultural production in Lao Cai province.
Keywords: Natural disasters, climate change, agriculturure production. |
||
7 |
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP 4DVAR ĐỒNG HÓA DỮ LIỆU AOD Nguyễn Hải Đông(1), Doãn Hà Phong(2), Lê Ngọc Cầu(2)
Ngày nhận bài: 24/8/2020; ngày chuyển phản biện: 25/8/2020; ngày chấp nhận đăng: 10/9/2020
Tóm tắt: Kỹ thuật đồng hóa số liệu 4D-Var trong module đồng hóa số liệu WRFDA của hệ thống mô hình Nghiên cứu và dự báo thời tiết WRF đã được ứng dụng tại nhiều Trung tâm nghiên cứu trên thế giới trong nghiên cứu, dự báo nồng độ PM2.5 trong không khí. Bài báo này ứng dụng thuật toán 4D-Var trong WRF đồng hóa số liệu AOD từ dữ liệu vệ tinh MODIS làm đầu vào cho mô hình chất lượng không khí CMAQ để ước tính nồng độ bụi PM2.5 cho khu vực Hà Nội. Kết quả của thực nghiệm cho thấy nồng độ PM2.5 sau khi đồng hóa dữ liệu AOD cho hệ thống mô hình WRF-CMAQ có tương quan R2 = 0,669 với dữ liệu nồng độ PM2.5 được quan trắc tại trạm cố định Trung Yên, kết quả bước đầu có thể ứng dụng dự báo nồng độ PM2.5 khu vực Hà Nội. Từ khóa: Độ sâu quang học sol khí (AOD), ô nhiễm không khí, PM2.5, Viễn thám. |
67 |
APPLICATION OF THE 4DVAR METHOD FOR ASSIMILATION AOD
DATA FROM MODIS SATELLITE FOR FORECASTING
CONCENTRATIONS OF PM2.5 IN HA NOI
Nguyen Hai Dong(1), Doan Ha Phong(2), Le Ngoc Cau(2) Received: 24/8/2020; Accepted: 10/9/2020 Abstract: 4D-Var data assimilation technique in the data assimilation module of the Weather Research and Forecasting system (WRFDA) has been applied at several research centers in the world in research and prediction of PM2.5 concentration. This study applied 4D-Var algorithm in WRF to assimilate AOD data from MODIS satellite data as input to CMAQ air quality model to estimate PM2.5 dust concentration for Ha Noi area. The results of the experiment show that the concentration of PM2.5 after assimilation of AOD data for the WRF-CMAQ model system is correlated with R2 = 0.669 with the observed PM2.5 concentration data at the stationary Trung Yen. The initial results can be used to predict concentrations of PM2.5 in Ha Noi. Keywords: Aerosol optical depth (AOD), Air pollution, PM2.5, Remote sensing. |
||
8 |
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Nguyễn Bùi Phong(1), Mai Trọng Nhuận(2)
Ngày nhận bài: 12/11/2020; ngày chuyển phản biện: 13/11/2020; ngày chấp nhận đăng: 27/11/2020
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra những tổn thất lớn về người, tài sản và môi trường sống. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của con người. Việc đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (khả năng thích ứng) là rất cần thiết trong đó việc xây dựng bộ chỉ số khả năng thích ứng có vai trò hết sức quan trọng là cơ sở để tính toán khả năng thích ứng, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng phù hợp. Dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số khả năng thích ứng của thành phố Đà Nẵng với biến đổi khí hậu rất đáng tin cậy và có tính ứng dụng cao, bao gồm các yếu tố tài chính, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố cơ sở hạ tầng và 17 chỉ số. Từ khóa: Khả năng thích ứng, biến đổi khí hậu, bộ chỉ số, Đà Nẵng. |
76 |
CONSTRUCTION OF INDICATORS FOR ASSESSING THE CLIMATE
CHANGE ADAPTIVE CAPACITY IN DA NANG
Nguyen Bui Phong(1), Mai Trong Nhuan(2) Received: 12/11/2020; Accepted: 27/11/2020 Abstract: Climate change and sea level rise have caused huge losses in life, property and habitat. The impacts of climate change and sea level rise are seriously threatening people’s livelihoods. The assessment of the ability to adapt to climate change (adaptive capacity) is very necessary, in which the development of the adaptability indicator is very important as the basis for calculating adaptive capacity of climate change and recommend suitable adaptive solutions. Indicators of climate change adaptive capacity are built on the basic of inheriting the research at home and abroad, combined with consultations with experts to create the index should reliable, high applicability. This study aims to establish indicator to assess the ability to adapt to climate change for Da Nang city. The article have built 5 elements: finance, infrastructure, human, society, natural and 17 indicators. Keywords: Adaptive capacity, climate change, index, Da Nang. |
||
9 |
ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN KHÍ HẬU DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG CHO CÁC XÃ VEN BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Hoàng Thị Ngọc Hà(1), Trần Hưng Đại(1), Trương Quang Học(2),
Ngày nhận bài: 26/10/2020; ngày chuyển phản biện: 27/10/2020; ngày chấp nhận đăng: 19/11/2020
Tóm tắt: Đánh giá rủi ro thiên tai liên quan đến khí hậu dựa vào cộng đồng là một khâu trong quá trình quản lý rủi ro khí hậu phục vụ xây dựng các kế hoạch hành động thích ứng và đóng góp cho lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội có lồng ghép rủi ro khí hậu. Nghiên cứu này áp dụng sáng tạo phương pháp đánh giá rủi ro khí hậu với sự kết hợp từ trên – xuống (top-down) và từ dưới – lên (bottom-up/ dựa vào cộng đồng) cho thực tiễn vùng nông thôn ven biển thị xã Ba Đồn, Quảng Bình với 2 xã đại diện Quảng Tân và Quảng Hải. 120 hộ dân và cán bộ chính quyền đã cung cấp thông tin qua các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia PRA và đóng góp cho quá trình đánh giá. Nguy cơ rủi ro của các thiên tai chính gồm bão, ngập lụt, nắng nóng và xâm nhập mặn đã được xác định. Sự thiếu thông tin và nhận thức về rủi ro khí hậu, khó khăn tài chính và ít kết nối giữa các bên là những hạn chế chính của năng lực thích ứng. Theo đó, một số giải pháp ưu tiên được đề xuất như một kết quả tất yếu từ sự chuyển đổi nhận thức và đánh giá rủi ro có sự tham gia. Từ khóa: Dựa vào cộng đồng, Đánh giá rủi ro khí hậu (CRA), Rủi ro thiên tai liên quan đến khí hậu, Quảng Bình.
|
83 |
COMMUNITY-BASED ASSESSMENT OF CLIMATE-RELATED DISASTER
RISKS FOR COASTAL COMMUNES IN QUANG BINH PROVINCE
Hoang Thi Ngoc Ha(1), Tran Hung Dai(1), Truong Quang Hoc(2),
Bach Quang Dung(3), Nguyen Hong Son(4)
(1)Center for Eco-Community Development (ECODE, VUSTA Viet Nam)
(2)VNU-Central Institute for Natural Resources and Environmental Studies (VNU-CRES);
ECODE (VUSTA Viet Nam)
(3)Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration
(4)Institute of Hydrology and Meteorology Science and Climate Change
Received: 26/10/2020; Accepted: 19/11/2020 Abstract: Community-based climate change and disaster risk assessment (CDC) is a part of the climate risk management process for the development of adaptation action plans and contribute to socio-economic development planning that integrates climate risks. This study applies creatively the climate risk assessment method with the combing top down and bottom up approaches at the coastal rural area of Ba Don town, Quang Binh province, particularly Quang Tan and Quang Hai communes. There were 120 representatives for households and government officials who provided information through PRA tools and contributed to the assessment process. The level of natural disaster risk and climate change has been determined for typical natural disasters of the locality. The results also show that the lack of information and awareness about climate risks, financial difficulties and poor connections among the parties are major constraints in adaptive capacity. Accordingly, the prioritized solutions have been proposed as an inevitable continuation from the cognitive transition and participatory risk assessment. Keywords: Climate risk assessment (CRA), Community–based, Climate-related risks, Quang Binh. |
||
10 |
XU THẾ VÀ DỰ TÍNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG TRỊ Vũ Văn Thăng(1), Trương Thị Thanh Thủy(1), Lã Thị Tuyết(1),
Trần Trung Nghĩa(1), Vũ Mạnh Cường(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2)Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị
Ngày nhận bài: 12/10/2020; ngày chuyển phản biện: 13/10/2020; ngày chấp nhận đăng: 10/11/2020
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu xu thế biến đổi khí hậu trong quá khứ và dự tính trong tương lai ở tỉnh Quảng Trị. Bộ số liệu nhiệt độ, lượng mưa tại 3 trạm quan trắc trong thời kỳ 1980-2018 và kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016 được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời kỳ 1980-2018, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,2oC/thập kỷ tại Khe Sanh và có xu thế không rõ ràng tại Cồn Cỏ, Đông Hà; lượng mưa năm có xu thế không rõ ràng trên toàn tỉnh. So với thời kỳ cơ sở, nhiệt độ trung bình năm tăng phổ biến từ 1,4 ÷ 1,5oC vào giữa thế kỷ và từ 1,7 ÷ 2,0oC vào cuối thế kỷ theo kịch bản RCP4.5; tăng phổ biến từ 1,7 ÷ 1,9oC vào giữa thế kỷ và từ 3,3 ÷ 3,5oC vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản RCP8.5. Lượng mưa năm tăng phổ biến từ 10 ÷ 20% vào giữa thế kỷ và từ 20 ÷ 25% vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản RCP4.5; phổ biến từ 10 ÷ 20% trong các thời kỳ theo kịch bản RCP8.5. Các cực trị nhiệt độ và lượng mưa cũng có xu thế tăng trong thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở theo cả hai kịch bản. Từ khóa: Nhiệt độ, lượng mưa, biến đổi khí hậu, Quảng Trị. |
93 |
CLIMATE
CHANGE TRENDS AND PROJECTION FOR
QUANG TRI PROVINCE
Vu Van Thang(1), Truong Thi Thanh Thuy(1), La Thi Tuyet(1),
Tran Trung Nghia(1), Vu Manh Cuong(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change
(2)Quang Tri Department of Natural resources and Environment
Received: 12/10/2020; Accepted: 10/11/2020 Abtract: The paper studies past and projected fututure climate changes for Quang Tri province. Temperature and rainfall data from 3 observation stations in the period of 1980-2018 and from the latest climate change scenarios published by the Ministry of Natural Resources and Environment in 2016 are used for study purposes. The results show that during the period 1980-2018, the annual average temperature increased approximately by 0.2oC/decade at Khe Sanh and had unclear trends at Con Co, Dong Ha; annual rainfall tended to be not clear all over the province. Compared to the baseline period (1986-2005), annual mean temperatures are projected to increase commonly by 1.4 to 1.5oC in the middle of the century and by 1.7 to 2.0oC in the end of the century under the RCP4.5 scenario; by 1.7 to 1.9oC in the middle of the century and by 3.3 to 3.5oC in the end of the 21st century under the RCP8.5 scenario. Annual rainfall is expected to increase by 10 to 20% in the mid-century and by 20 to 25% in the end-21st century under the RCP4.5; rise by 10 to 20% preriods of the 21st century under the RCP8.5 scenario. The temperature and precipitation extremes are projected to raise in the 21st century under both scenarios . Keywords: Temperature, rainfall, climate change, Quang Tri. |