Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 20 – 2021

 
STT

Tên bài báo

trang

1

TÍNH TOÁN TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ LƯỢNG GIÁ ĐỒNG LỢI ÍCH VỀ TÍN CHỈ CÁC-BON CỦA GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI

Trần Đỗ Bảo Trung(1), Trần Đỗ Trà My(2)

(1)Cục Biến đổi khí hậu

(2)Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Ngày nhận bài: 21/10/2021; ngày chuyển phản biện: 22/10/2021; ngày chấp nhận đăng: 18/11/2021

Tóm tắt: Tầm quan trọng của đồng lợi ích trong triển khai các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã nhận được nhiều sự quan tâm trong việc hoàn thành các mục tiêu kép về phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này kết hợp phương pháp định lượng phát thải khí nhà kính theo hướng tiếp cận từ dưới – lên và phương pháp lượng giá đồng lợi ích dựa vào thị trường để tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính và định lượng đồng lợi ích về tín chỉ các-bon cho các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông công cộng tại Thủ đô Hà Nội. Việc tính toán đã được thực hiện cho 3 kịch bản phát triển phương tiện giao thông công cộng (xe buýt thường, BRT, tàu điện trên cao) để hạn chế việc sử dụng xe máy, sử dụng số liệu từ Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 loại phương tiện đều có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính, trong đó, tàu điện trên cao là phương tiện giao thông công cộng có ưu điểm vượt trội khi xem xét vấn đề giảm phát thải khí nhà kính. Giá trị hiện tại ròng tại năm 2020 của đồng lợi ích về tín chỉ các-bon đạt 1.097,4 tỷ VNĐ tại Thủ đô Hà Nội theo kịch bản chuyển đổi sử dụng tàu điện trên cao để thay thế phương tiện cá nhân.

Từ khóa: Đồng lợi ích, giảm phát thải khí nhà kính, giao thông công cộng đô thị, Thủ đô Hà Nội.

1

 

CALCULATING GHG MITIGATION POTENTIAL AND CO–BENEFITS OF MITIGATION MEASURES IN PUBLIC TRANSPORT SECTOR IN HA NOI

Tran Do Bao Trung(1), Tran Do Tra My(2)

(1)Department of Climate Change

(2)Viet Nam Environment Protection Fund

Received: 21/10/2021; Accepted: 18/11/2021

 

Abstract: The importance of co-benefits in implementing mitigation measures has received much attention lately as a method to accomplish the dual goals of socio-economic development and environmental protection. This study combines a bottom-up approach for GHG inventory and co-benefit valuation approach to quantify the value of carbon credit for GHG mitigation measures in public transport sector in Ha Noi. Evaluations have been proceeded for 3 scenarios of GHG mitigation using modal shifting from personal vehicles to public transport (regular buses, BRT, sky train) using data from Transportation planning of Ha Noi capital by 2030, with a vision to 2050. The obtained research results show that all three types public transport vehicles have the potential to mitigate greenhouse gases, in which, the sky train has outstanding advantages in term of greenhouse gases mitigation. The present value at 2020 of the carbon credit co- benefit reached 1,097.4 billion VND in Ha Noi under the scenario of using sky train to replace personal vehicles.

Keywords: Co-benefits, greenhouse gases emissions, public transport, Ha Noi.

 

2

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHU CÔNG NGHIỆP CACBON THẤP Ở KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH

Vương Mai Thi(1), Trần Hậu Vương(2), Đinh Xuân Thắng(3), Nguyễn Nhật Tỏa(4)
 

(1)Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc Gia TP. HCM

(2)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

(3)Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng môi trường Hoa Lư

(4)Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM

Ngày nhận bài: 02/8/2021; ngày chuyển phản biện: 03/8/2021; ngày chấp nhận đăng: 16/9/2021

Tóm tắt: Cùng với sự phát triển kinh tế, việc gia tăng khí thải cacbon từ các khu công nghiệp là hệ quả tất yếu. Do đó, việc nghiên cứu về phát thải cacbon ở các khu công nghiệp phục vụ cho công tác quản lý đã trở thành nhu cầu cần thiết. Nhằm mục đích đánh giá khu công nghiệp cacbon thấp, nghiên cứu này tiến hành thiết lập và xây dựng danh mục các tiêu chí cụ thể để hướng dẫn đánh giá khu công nghiệp cacbon thấp ở khu công nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh. Thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích thứ bậc AHP, phương pháp chuyên gia và tổng hợp tài liệu, nghiên cứu đã xây dựng một Bộ nguyên tắc (các chỉ tiêu) để đánh giá, sàng lọc các tiêu chí đánh giá khu công nghiệp cacbon thấp. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra Bộ tiêu chí đánh giá khu công nghiệp (KCN) cacbon thấp bao gồm 30 tiêu chí đánh giá KCN cacbon thấp có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam.

Từ khóa: Phân tích thứ bậc (AHP), khu công nghiệp cacbon thấp, danh mục tiêu chí đánh giá khu công nghiệp.

11

 

RESEARCH ON ESTABLISHMENT OF AN INDEX LIST FOR ASSESSMENT OF LOW-CARBON INDUSTRIAL PARK OF TRANG BANG, IN TAY NINH PROVINCE

Vuong Mai Thi(1), Tran Hau Vuong(2), Dinh Xuan Thang(3), Nguyen Nhat Toa(4)

(1)Institute for Environment and Resources – Viet Nam National University, Ho Chi Minh city

(2)Ho Chi Minh University of natural resources and environment
(3)Hoa Lu center for reseach and appliment
(4)Ho Chi Minh City University of Technology – Viet Nam National University, Ho Chi Minh city

Received: 02/8/2021; Accepted: 16/9/2021

Abstract: Carbon emissions from industrial zones rises along with economic development as an inevitable consequence. Therefore, research on carbon emissions in industrial zones has become a necessity. In order to evaluate low-carbon industrial parks, this study proposes a setup procedure and specific construction method for index list to guide the assessment of low-carbon industrial park of Trang Bang, Tay Ninh. Through the use of Analytic Hierarchy Process (AHP), expert methods and document overview, the study has built a set of principles for evaluating an index list for assessment of low-carbon industrial. The research results have provided the index list for assessment of low-carbon industrial including 30 index for evaluating low-carbon industrial parks which can be applied in Viet Nam’s conditions.

Keywords: Analytic Hierarchy Process (AHP), low-carbon industrial park, index list for the assessment of low-carbon industrial park.

 

3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NGÀNH CÔNG AN

Nguyễn Văn Khiêm(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2), Mai Văn Khiêm(3), Đỗ Thị Hương(2), Nguyễn Quang Huy(4)

(1)Văn phòng Bộ Công an

(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(3)Tổng cục Khí tượng Thủy văn

(4)Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày nhận bài: ; 09/8/2012; ngày chuyển phản biện: 10/8/2021; ngày chấp nhận đăng: 16/9/2021

Tóm tắt: Lực lượng Công an nhân dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hoạt động này, ngành Công an vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Để có thể nâng cao hiệu quả về phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cần thiết phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động, tăng cường nguồn lực, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trình độ của lực lượng Công an. Bài báo này giới thiệu một số giải pháp cụ thể để nâng cao vai trò và hiệu quả trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công an.

Từ khóa: Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Công an nhân dân.

18

 

SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF RESPONSE TO CLIMATE CHANGE, NATURAL DISASTER PREVENTION AND SEARCH AND RESCUE OF THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCE

 

Nguyen Van Khiem(1), Huynh Thi Lan Huong(2), Mai Van Khiem(3)

Do Thi Huong(2), Nguyen Quang Huy(4)

(1) Office of the Ministry of Public Security

(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

(3)Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration

(4)International Cooperation Department, Ministry of Natural Resources and Environment

Received: 09/8/2012; Accepted: 16/9/2021

 

Abstract: The People’s Public Security force plays a very important role in responding to climate change, natural disaster prevention and locating and rescuing at all levels. However, in the process of implementing these activities, the police sector still revealed some shortcomings. In order to improve the effectiveness of disaster risk reduction and prevention, it is necessary to synchronously deploy many solutions on improving organizational structure and operation, increasing resources and propagating, educating and raising awareness and qualifications of the Public Security force. This article introduces some specific solutions to improve the role and effectiveness in response to climate change, disaster prevention and locating and rescue of the People’s Public Security force.

Keywords: Respond to climate change; natural disaster prevention and search and rescue, People’s Public Security force.

 

4

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC MÁY – CÂY QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC XÃ ĐẤT MŨI

Nguyễn Thị Ngọc Ánh(1), Trần Đăng Hùng(2), Lê Phương Hà(2)
 

(1)Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE)

(2)Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN)

 

Ngày nhận bài: 04/11/2021; ngày chuyển phản biện: 05/11/2021; ngày chấp nhận đăng: 29/11/2021

Tóm tắt: Phương pháp học máy – cây quyết định dùng để phục vụ các mục đích phân loại, tính hồi quy và các nhiệm vụ khác bằng cách xây dựng nhiều cây quyết định (Decision tree). Hiện nay cây quyết định là một phương pháp thông dụng trong khai thác dữ liệu. Khi đó, cây quyết định mô tả một cấu trúc cây, trong đó, các lá đại diện cho các phân loại còn cành đại diện cho các kết hợp của các thuộc tính dẫn tới phân loại đó [1]. Trong phạm vi bài báo này, nhóm nghiên tiến hành thử nghiệm một thuật toán của phương pháp học máy (Machine Learning) – cây quyết định trong phân loại các đối tượng sử dụng đất đặc biệt là rừng ngập mặn trên ảnh vệ tinh LANDSAT với khu vực thử nghiệm là xã Đất Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Cà Mau. Kết quả nghiên cứu đã phân loại thành công các lớp sử dụng đất giai đoạn 1995 – 2020 với độ chính xác tổng lần lượt cao là 88,8%, hệ số Kappa là 0,85 rất tốt đối với ảnh Landsat có độ phân giải trung bình.

Từ khóa: Viễn thám, rừng ngập mặn, cây quyết định.

28

 

APPLYING THE METHOD OF MACHINE LEARNING – DECISION TREE IN ASSESSING THE MANGROVE FOREST CHANGES IN DAT MUI COMMUNE

Nguyen Thi Ngoc Anh(1), Tran Dang Hung(2), Le Phuong Ha(2)

(1)Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment

(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 04/11/2021; Accepted: 29/11/2021

Abstract: Method of machine learning – decision tree is used for classification, regression and other tasks by building many decision trees. Decision trees are now a popular method in data mining. The decision tree then describes a tree structure, where the leaves represent the categories and the branches represent the combinations of attributes that lead to that classification [1]. Within the scope of this paper, the research team tested an algorithm of machine learning method (Machine Learning) – decision tree in classifying land use objects, especially mangrove forests on LANDSAT satellite images with The test area is Dat Mui commune, Ngoc Hien district, Ca Mau province. The research results have successfully classified the land use classes for the period 1995 – 2020 with a high total accuracy of 88.8 %, respectively, and a Kappa coefficient of 0.85 which is very good for Landsat images with medium resolution.

Keywords: Remote sensing, mangrove forest, random forest.

 

5

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT TỈNH LONG AN TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Huỳnh Phú(1), Nguyễn Lý Ngọc Thảo(1), Huỳnh Thị Ngọc Hân(2)
 

(1)Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH)

(2)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 05/7/2021; ngày chuyển phản biện: 06/7/2021; ngày chấp nhận đăng: 12/8/2021

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang tác động lớn đến công trình cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt tỉnh Long An do nước dưới đất bị nhiễm mặn, mưa lũ… Các công trình xuống cấp, mô hình quản lý không bền vững, quy trình quản lý công trình cấp nước chưa tuân thủ các quy trình của sản xuất cung ứng nước sạch, cân đối thu chi không bảo đảm, thiếu duy tu bảo dưỡng, công tác tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng sử dụng nước sạch đảm bảo vệ sinh chưa thường xuyên, chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân chưa đảm bảo. Đánh giá tính bền vững cấp nước sinh hoạt cho tỉnh Long An thông qua phân tích tổng hợp số liệu nghiên cứu, các kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng, phân tích SWOT, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cho điểm trọng số bởi 6 tiêu chí: (i) Bền vững về nguồn nước hệ số 2; (ii) Bền vững về quản lý vận hành hệ số 2; (iii) Bền vững về kinh tế, tài chính hệ số 2; (iv) Có sự tham gia của cộng đồng hệ số 2; (v) Bền vững về công nghệ hệ số 1; (vi) Bền vững về tổ chức hệ số 1. Qua đó lộ diện tính bền vững hay kém bền vững của các công trình.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, cấp nước, chất lượng nước dưới đất, Long An, phát triển bền vững.

35

 

SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF DOMESTIC WATER SUPPLY IN LONG AN PROVINCE IN THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE

 

Huynh Phu(1), Nguyen Ly Ngoc Thao(1), Huynh Thi Ngoc Han(2)

 

(1)Hochiminh City University of Technology (HUTECH)

(2)Hochiminh City University of Natural Resources and Environment

 

Received: 05/7/2021; Accepted: 12/8/2021

 

Abstract: Climate change has been having a great impact on the works of supplying water for drinking and daily life in Long An province due to salinization of groundwater, floods, etc. Degraded works, unsustainable management models, and processes. management of water supply works has not complied with the processes of clean water production and supply, the balance of revenue and expenditure is not guaranteed, lack of maintenance, propaganda to mobilize people to respond to safe use of clean water. Sanitation is not regular, the quality of water supply for people’s daily life is not guaranteed. Assessing the sustainability of domestic water supply for Long An province through meta-analysis of research data, scenarios of climate change, sea level rise, SWOT analysis, strengths, weaknesses, opportunities and threats. Score weighted by 6 criteria: (i) Sustainability of water resources coefficient 2; (ii) Sustainability in management and operation factor 2; (iii) Economic and financial sustainability coefficient 2; (iv) Community participation factor 2; (v) Technological sustainability factor 1; (vi) Organizational sustainability coefficient 1. Thereby revealing the sustainability or unsustainability of the works.

Keywords: Climate change, Ground water quality, Long An, Sustainable development, Water supply

.

 

6

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ DỰ BÁO LŨ TRÊN NỀN TẢNG DELFT FEWS CHO LƯU VỰC SÔNG MÃ

 

Nguyễn Xuân Lộc, Đặng Đình Đức, Nguyễn Hồng Thủy

 

Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên

Ngày nhận bài: 01/7/2021; ngày chuyển phản biện: 02/7/2021; ngày chấp nhận đăng: 20/7/2021

Tóm tắt: Dự báo lũ là một trong những công tác đặc biệt quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra. Với sự phát triển của ngành khí tượng thủy văn, ngày càng nhiều nguồn dữ liệu có thể khai thác phục vụ dự báo lũ, song song với đó các công cụ mô hình thủy văn, thủy lực ngày càng đa dạng, tiên tiến. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong công tác dự báo lũ là cần có một công nghệ đủ tốt để có thể khai thác được các thế mạnh đó. Bài báo này giới thiệu hệ thống hỗ trợ dự báo lũ DELFT FEWS, hệ thống này cho phép thích ứng linh hoạt với các yêu cầu đa dạng về các loại dữ liệu và mô hình. Đồng thời, cung cấp cho dự báo viên một giao diện hiển thị kết quả trực quan, dễ theo dõi. Hệ thống này đã được ứng dụng tại nhiều trung tâm dự báo quốc tế và bước đầu áp dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu này trình bày một ví dụ minh họa ứng dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Mã và một số điểm người dùng cần lưu ý.

Từ khóa: Delft-FEWS, sông Mã, dự báo lũ.

46

 

DEVELOPMENT OF THE SUPPORT FLOOD FORECASTING SYSTEM ON THE BASIS OF DEFLT FEWS FOR MA RIVER BASIN

 

Nguyen Xuan Loc, Dang Dinh Duc, Nguyen Hong Thuy

 

Center for Environmental Fluid Dynamics, VNU University of Sience

Received: 01/7/2021; Accepted: 20/7/2021

Abstract: Flood forecasting is one of the essential tasks to minimize flood damage. With the development of hydrometeorology, more and more data sources can be exploited for flood forecasting, and at the same time, hydrological and hydraulic modelling tools are increasingly diversified and advanced. However, the problem in flood forecasting is that there needs to be proper technology to optimise those strengths. This paper introduces the DELFT FEWS flood forecasting support system, allowing flexible adaptation to diverse requirements in terms of data types and models. At the same time, the system provide forecasters with an intuitive, easy-to-follow results display interface. This system has been applied at many international forecasting centres and initially applied in Viet Nam. Finally, this study illustrates a pilot application for the Ma River basin and some user points to note.

Keywords: Delft-FEWS, Ma river, flood forecast.

 

7

KHÁC BIỆT CỦA THAM SỐ BẤT ỔN ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN DÔNG TRƯỚC VÀ TRONG MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC HÀ NỘI

 

Nghiêm Trung Hậu(1), Bùi Minh Tuân(2)

 

(1)Học viện Kĩ thuật Quân sự

(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Ngày nhận bài: 12/7/2021; ngày chuyển phản biện: 13/7/2021; ngày chấp nhận đăng: 13/8/2021

 

Tóm tắt: Nghiên cứu này hướng tới phân tích sự khác biệt của giá trị tham số bất ổn định khí quyển liên quan tới sự xuất hiện dông trước và trong mùa hè tại trạm Láng, Hà Nội trong giai đoạn 2008 tới 2018. Các giá trị của tham số bất ổn định được thu thập từ bộ số liệu tái phân tích ERA5 và số liệu đo đạc từ bóng thám không tại trạm Láng. Kết quả nghiên cứu dựa trên 698 đợt dông cho thấy, trong mùa xuân, dông thường xuất hiện vào đêm và đầu giờ sáng, trong khi đó, trong mùa hè, dông thường xuất hiện vào buổi chiều. Đồng thời, các cơ chế hình thành dông khác nhau trong hai giai đoạn này dẫn tới sự khác biệt rất lớn của các tham số như CAPE, CIN, chỉ số K, nhiệt độ điểm sương và độ đứt gió. Dông ở mùa xuân thường xuất hiện khi có xâm nhập lạnh hoặc sự phát triển của rãnh gió Tây trên cao, do đó, các giá trị nhiệt độ điểm sương, CAPE và K thường nhỏ nhưng giá trị độ đứt gió lớn. Ngược lại, trong mùa hè, dông chủ yếu là dông nhiệt, hình thành do sự bất ổn định khí quyển liên quan đến đốt nóng bề mặt, do đó giá trị nhiệt độ điểm sương, CAPE và K lớn nhưng giá trị độ đứt gió lại tương đối nhỏ. Các giá trị chi tiết của các tham số bất ổn định này có thể sử dụng là cơ sở để xây dựng các phương pháp dự báo dông dựa trên kết quả dự báo mô hình số trong tương lai. Từ khóa: Mưa lớn; Mưa dông, Tham số bất ổn định, CAPE, CIN, K.

Từ khóa: Mưa lớn; Mưa dông, Tham số bất ổn định, CAPE, CIN, K.

56

 

THE DISTINCTION BETWEEN STABILITY PARAMETERS ASSCOCIATED WITH THUNDERSTORM INDUCING HEAVY RAINFALL IN HA NOI

 

Nghiem Trung Hau(1), Bui Minh Tuan(2)

(1)Institute of Military Technology – Civil System

(2)University of Science – Viet Nam National University

Received: 12/7/2021; Accepted: 13/8/2021

Abstract: In this study, the distinction between stability parameters associated with thunderstorm inducing heavy rainfall in Lang station is analized. These paramerters are derived from ERA5 reanalysis dataset and sounding data at Lang station. Based on 698 thunderstorm events, the results show that, thunderstorm tends to occur from the midnight to early morning in spring but, it appears more often in the afternoon in summer. There is also significant difference between the stability parameters associated with thunderstorm inducing heavy rainfall between the two seasons in Ha Noi. In spring, thunderstorm is primarily induced by the interaction of cold surge and upper-level trough, therefore, the associated CAPE, K index and dewpoint temperature are relatively small but windshear is large. In contrast, in summer, thunderstorm is mainly produced by strong radiative heating, thus, the associated CAPE, K index and dewpoint temperature are large but windshear is small. This distinction suggests two different set of stability parameters in prediction thunderstorm in Ha Noi.

Keywords: Heavy rainfall, thunderstorm, stability parameters, CAPE, CIN, K.

 

8

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT DELPHI TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Nguyễn Tú Anh(1), Trần Văn Trà(1), Đỗ Thị Ngọc Bích(1), Lê Văn Linh(1), Võ Hà Dương(1), Nguyễn Quang Huy(2)


(1)Viện Khoa học tài nguyên nước
(2)Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày nhận bài: 09/8/2021; ngày chuyển phản biện: 10/8/2021; ngày chấp nhận đăng: 16/9/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định phương pháp và đưa ra các bước áp dụng kỹ thuật Delphi trong đánh giá mức độ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) ở Việt Nam theo chỉ tiêu phát triển bền vững toàn cầu 6.5.1. Theo đó, nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả đánh giá thu được. Toàn bộ nghiên cứu được chia thành hai phần: Phần I nghiên cứu và xác định phương pháp áp dụng khảo sát Delphi trong đánh giá chỉ tiêu QLTHTNN (bài báo này) và Phần II áp dụng phương pháp khảo sát Delphi đã được điều chỉnh để đánh giá mức độ thực hiện QLTHTNN tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong bài báo này, phương pháp khảo sát Delphi đã được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu của chỉ tiêu 6.5.1. Các điều chỉnh bao gồm chuyển mục đích khảo sát vòng 1 từ thu thập ý kiến chuyên gia để xác định các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu như trong phương pháp Delphi truyền thống sang mục đích khởi động, giới thiệu nghiên cứu, xác định tính phù hợp của các câu hỏi và thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu; và điều chỉnh một số quy tắc của nguyên tắc KAMET trong việc phân tích tính nhất quán và ổn định của xếp hạng do các chuyên gia đưa ra liên quan đến giá trị trung bình, độ lệch phân vị và phương sai trong số điểm của chỉ số. Báo cáo cũng đưa ra các bước khảo sát cùng với các yêu cầu cụ thể trong từng bước.

Từ khóa: Phát triển bền vững, Chỉ tiêu 6.5.1, KAMET, Ma trận đánh giá các bên liên quan.

66

 

RESEARCH ON THE APPLICATION OF THE DELPHI SURVEY METHOD IN ASSESSING THE DEGREE OF INTEGRATED WATER RESOURCES MANAGEMENT

Tu Anh Nguyen(1), Tra Van Tran(1), Ngoc Bich Thi Do(1), Linh Van Le(1),

Ha Duong Vo(1), Nguyen Quang Huy(2)

(1)Water Resources Institute

(2)International Cooperation Department, Ministry of Natural Resources and Environment

Received: 09/8/2021; Accepted: 16/9/2021

Abstract: This study aims to determine the method and introduce steps to apply the Delphi technique in assessing the implementation of integrated water resources management (IWRM) in Viet Nam according to the Global Sustainable Development Goal 6.5.1 (SDG 6.5.1). Consequently, the research will contribute to enhancing the accuracy and reliability of the obtained evaluation results. The whole study is divided into two parts: Part I studies and determines the method of applying the Delphi method in assessing IWRM indicators (this paper), whilst Part II adopts the adapted Delphi survey method to evaluate the degree of IWRM implementation in the Mekong River Delta of Viet Nam.

The Delphi survey method was adapted to match the requirements of SDG indicator 6.5.1. The adjustments include the shift in the purpose of round 1 survey from collecting expert opinions in determining factors related to the research problem as in the traditional Delphi method to brainstorming; and adjusted some rules of the KAMET principle in the analysis of consistency and stability of ratings by experts given regarding the mean, the percentile deviation, and the variance in the score of the indicator. The report also pointed out the steps to survey along with specific requirements in each step.

Keywords: Sustainable development, Indicator 6.5.1, KAMET, Stakeholder Analysis Matrix.

 

9

THÔNG TIN KHOA HỌC

DỰ TÍNH MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ NGUY CƠ NGẬP

KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

78

 

 

Để lại một bình luận