Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 26, tháng 6/2023

Tải bìa Khoa học Biến đổi khí hậu số 26: TẠI ĐÂY

STT

Tên bài, tóm tắt

Số trang

1

CHIẾN LƯỢC SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

Đỗ Thị Ngọc Thúy(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2), Vũ Thị Hoài Thu(2)

(1)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
(2)Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày nhận bài: 9/5/2023; ngày chuyển phản biện: 10/5/2023; ngày chấp nhận đăng: 31/5/2023

Tóm tắt: Thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong các mục tiêu chiến lược của Việt Nam nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trong tương lai. Trong đó, các địa phương và người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của BĐKH cần tận dụng cơ hội từ khí hậu để chuyển dịch sinh kế, nâng cao năng lực thích ứng của các nguồn lực sinh kế. Bài viết trình bày những đề xuất về chiến lược sinh kế cho các hộ gia đình sinh sống ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Từ Khóa: Chiến lược sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng ven biển.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82084

1

 

HOUSEHOLD’S LIVELIHOOD STRATEGY FOR CLIMATE CHANGE
ADAPTATION IN THE NORTH CENTRAL COAST

Do Thi Ngoc Thuy(1), Huynh Thi Lan Huong(2), Vu Thi Hoai Thu(2)

(1)Hanoi University of Natural Resources and Environment
(2)National Economics University

Received: 9/5/2023; Accepted: 31/5/2023

Abstract: Climate change adaptation is one of Vietnam’s strategic goals to proactively and effectively adapt, reduce vulnerability, loss and damage caused by climate change, and reduce greenhouse gas emissions under the net zero emissions target in the future. In particular, localities and people directly affected by climate change impacts need to take advantage of opportunities from climate to transform livelihoods and improve adaptive capacity of livelihood resources. This paper presents recommendations on livelihood strategies for households living in the North Central Coast to achieve these goals.

Keywords: Livelihood strategy, adaptation to climate change, coastal area.

 

2

ÁP DỤNG CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG SINH KẾ TRONG ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN VĨNH CỬU – ĐỒNG NAI

Nguyễn Thị Ngọc Quyên(1), Nguyễn Thị Tịnh Ấu(2)
(1)Trường Đại học Tây Nguyên

(2)Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 26/4/2023; ngày chuyển phản biện: 27/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 18/5/2023

Tóm tắt: Tính dễ bị tổn thương sinh kế là một chỉ số thường được áp dụng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng. Nghiên cứu đã áp dụng hai chỉ số tổn thương sinh kế LVI và LVI-IPCC để đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế cho khu vực huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Thông qua việc thu thập dữ liệu từ 400 hộ dân trên địa bàn nghiên cứu cùng với các dữ liệu thứ cấp về thiên tai, các chỉ số LVI và LVI-IPCC đã được tính toán theo phương pháp của Hahn và cộng sự (2009). Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế ở 12 xã/thị trấn thuộc huyện Vĩnh Cửu không có sự khác biệt, trong đó xã Bình Lợi dễ bị tổn thương nhất trong cả huyện (0,346) và xã Hiếu Liêm là ít tổn thương nhất (0,211). Chỉ số LVI và LVI-IPCC của toàn huyện lần lượt là 0,34 và -0,024 ở mức tổn thương sinh kế trung bình với các yếu tố thành phần có mức tổn thương theo thứ tự cao nhất là Chiến lược sinh kế (0,561), tiếp đến Sức khỏe (0,334), Đặc điểm nhân khẩu (0,288), Thực phẩm và tài chính (0,251), Thiên tai và biến đổi khí hậu (0,244), Nguồn nước (0,237) và thấp nhất là Mạng lưới xã hội (0,178). Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và cộng đồng để xây dựng các chính sách chủ động thích ứng, hỗ trợ và giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, LVI, khả năng thích ứng, biến đổi khí hậu, Vĩnh Cửu.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82085

9

 

ASSESSMENT OF LIVELIHOOD VULNERABILITY INDEX
ON CLIMATE CHANGE IN VINH CUU DISTRICT, DONG NAI PROVINCE

Nguyen Thi Ngoc Quyen(1), Nguyen Thi Tinh Au(2)
(1)Tay Nguyen University

(2)HCMC University of Technology and Education

Received: 26/4/2023; Accepted: 18/5/2023

Abstract: Livelihood Vulnerability is an indicator commonly applied to assess the impact of climate change factors on the livelihoods of communities. The study used the LVI and LVI-IPCC Indexes to assess livelihood vulnerability in Vinh Cuu district, Dong Nai province. Through the collection of data from 400 households in the study area along with secondary disaster data, the LVI and LVI-IPCC indexes were calculated according to the method of Hahn et al. (2009). The experimental results show that the livelihood vulnerability index in 12 communes/towns of Vinh Cuu district has no difference, of which Binh Loi commune is the most vulnerable in the whole community (0.346) and Hieu Liem commune is the least susceptible (0.211). The LVI and LVI-IPCC indexes of the whole district are 0.34 and -0.024, respectively, at the medium level of livelihood vulnerability, with the components having the highest vulnerability in the order of Livelihood Strategy (0.561), followed by Health (0.334), Demographic characteristics (0.288), Food and finance (0.251), Natural disasters and climate change (0.244), Water resources (0.237) and the lowest is Social Network (0.178). The research is expected to be a reference to provide information for managers and communities to proactively adapt, develop policies and strategies to support and reduce damage caused by natural disasters.

Keywords: Vulnerability, LVI, adaptability, climate change, Vinh Cuu.

 

3

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG
 LĨNH VỰC SẢN XUẤT THÉP Ở VIỆT NAM

Đoàn Thị Thanh Bình(1), Nguyễn Thị Liễu(2), Trần Đức Văn(3)
(1)Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(3)Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Ngày nhận bài: 17/4/2023; ngày chuyển phản biện: 18/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 11/5/2023

Tóm tắt: Nghiên cứu đã chỉ ra được hệ số phát thải khí nhà kính (KNK) cho lĩnh vự sản xuất thép, được thực hiện bằng phương pháp đo đạc thực tế tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Kết quả là hệ số phát thải KNK cho các quy trình sản xuất gang thép đối với các KNK là CO2, CH4, N2O. Quá trình luyện cốc hệ số phát thải CO2 là lớn nhất (0,59 tấn/ tấn sản phẩm); Quá trình luyện gang hệ số phát thải CO2 là lớn thứ hai (0,28 tấn/ tấn sản phẩm); Quá trình luyện thép hệ số phát thải CO2 là nhỏ nhất (0,08 tấn/ tấn sản phẩm). Hệ số phát thải CH4, N2O của Qúa trình luyện cốc, Quá trình luyện gang và Quá trình luyện thép là thấp. Việc tính toán hệ số phát thải KNK trong nghiên cứu góp phần quan trọng vào việc chính xác hóa kết quả kiểm kê KNK, từ đó là cơ sở để đề xuất các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK cho lĩnh vực sản xuất thép của Việt Nam.

Từ khóa: Hệ số phát thải, sản xuất thép, khí nhà kính, Việt Nam.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82086

19

 

RESEARCH ON GHG EMISSION FACTOR FOR
 STEEL PRODUCTION SECTOR IN VIET NAM

Doan Thi Thanh Binh(1), Nguyen Thi Lieu(2), Tran Duc Van(3)
(1)Commission for the Management of state Capital at Enterprises
(2)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

(3)Thai Nguyen University of Education

Received: 17/4/2023; Accepted: 11/5/2023

Abstract: The results of the research have showed the coefficient of GHG emissions for steel production sector which is made by actual maeasurement at Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company. The GHG emission factor for iron and steel production processes of the company are CO2, CH4 and N2O. The largest CO2 emission factor is in coking process (0.59 ton/ton of product); Cast iron smelting process has the second largest CO2 emission factor (0.28 ton/ton of product) whereas the smallest CO2 emission factor is in steelmaking process (0.08 ton/ton of product). Emission factor from coking, cast iron and steelmaking process are low. The calculation of the GHG emission factor in this study contributes to the accuracy of the GHG inventory results, which is the basis for proposing measures to mitigate GHG emissions for the steel manufacturing sector of Viet Nam.

Keywords: Emission factor, steel, green house gas, Viet Nam.

 

4

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NHÓM RAU, GIA VỊ HỮU CƠ TẠI VÙNG
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Nguyễn Thế Chinh(1), Nguyễn Thị Liễu(1), Tạ Thị Thanh Huyền(2), Đỗ Thị Hòa Nhã(2),
Phạm Thị Ngọc Vân(2), Tạ Thị Ngọc Hà(3), Trần Đức Văn(4)
(1)Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

(2)Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
(3)Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4)Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Ngày nhận bài: 8/5/2023; ngày chuyển phản biện: 9/5/2023; ngày chấp nhận đăng: 30/5/2023

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu vấn đề phát triển sản xuất rau, gia vị hữu cơ tại vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đến năm 2021 và các phương pháp phân tích truyền thống như thống kê mô tả, so sánh để đánh giá. Kết quả cho thấy, rau, gia vị hữu cơ đã được trồng tại nhiều tỉnh trong vùng với quy trình sản xuất phù hợp, các hình thức liên kết trong sản xuất ngày càng đa dạng và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định cho người nông dân. Tuy nhiên, hoạt động này còn một số hạn chế: Diện tích sản xuất còn thấp; cơ cấu mặt hàng chưa đa dạng; liên kết sản xuất chưa chặt chẽ; thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn và hiệu quả kinh tế chưa thật sự ổn định. Từ thực trạng đó, nghiên cứu đã đề xuất 5 nhóm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ nhóm sản phẩm này trong thời gian tới.

Từ khóa: Rau, gia vị, hữu cơ, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82087

30

 

FOSTERING PRODUCTION OF ORGANIC VEGETABLES AND SPICES
IN THE NORTHERN MIDLAND AND MOUNTAINOUS REGION

Nguyen The Chinh(1), Nguyen Thi Lieu(1), Ta Thi Thanh Huyen(2),
Do Thi Hoa Nha(2), Pham Thi Ngoc Van(2), Ta Thi Ngoc Ha(3), Tran Duc Van(4)
(1)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

(2)Thai Nguyen University of Economics and Business Administration
(3)Institute of Management for Agricultural  and Rural Development
(4)Thai Nguyen University of Education

Received: 8/5/2023; Accepted: 30/5/2023

Abstract: The paper examines the development of organic vegetable and spice production in the Northern Midland and Mountainous region. The paper relies on secondary data sources through 2021 along with conventional analytical techniques for evaluation, including descriptive and comparative statistics. According to the findings, organic vegetables and spices have been grown in several provinces in the region using proper and increasingly diversified association forms of production process, bringing certain economic benefits to local farmers. However, there are some limitations, such as small production area, undiversified product structure, loose production links, tough consumption market and the economic efficiency being not really stable. In light of this circumstance, 5 groups of solutions to develop production and consumption of this product genre in the coming time are proposed.

Keywords: Vegetable, spice, organic, the Northern Midland and Mountainous region.

 

5

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG XIẾT CẬN NHIỆT ĐỚI ĐÔNG Á

Nguyễn Đăng Mậu, Trịnh Hoàng Dương
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 3/4/2023; ngày chuyển phản biện: 4/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 28/4/2023

Tóm tắt: Sự thay đổi cường độ và hình dạng của dòng xiết cận nhiệt đới Đông Á (SJT) liên quan đến sự hình thành và phát triển của các áp thấp, áp cao trên mặt đất. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống thời tiết và khí hậu Đông Á và Việt Nam, do đó phân tích về đặc điểm hoạt động của SJT là rất cần thiết. Kết quả phân tích đã cho thấy sự biến đổi mùa về vị trí và cường độ của SJT. Trong mùa đông vị trí trung bình của trục SJT nằm ở 25 – 35 oN, có tốc độ gió Tây gần trục khoảng 50 – 60 m/s, có nơi lớn hơn 70 m/s trên mực 200 mb. Từ mùa đông sang hè, vị trí trung bình của trục SJT dịch lên phía Bắc, vị trí trung bình của trục SJT nằm ở khoảng 40 – 45 oN với tốc độ gió trung bình giảm thấp hơn so với mùa đông trên mực 200 mb.

Từ khóa: Dòng xiết cận nhiệt đới Đông Á, SJT.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82088

40

 

CHARACTERISTICS OF EAST ASIAN SUBTROPICAL JET STREAM

Nguyen Dang Mau, Trinh Hoang Duong
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 3/4/2023; Accepted: 28/4/2023

Abstract: The change in intensity and shape of the East Asian Subtropical Jet Stream (SJT) is related to the formation and development of low and high pressures on the ground. This affects the weather and climate systems of East Asia and Viet Nam, so an analysis of the operational characteristics of SJT is essential. The analysis results showed the seasonal variation in the position and intensity of the SJT. In winter, the average position of the SJT axis is located at 25 – 35 oN, with westerly wind speeds near the axis of about 50 – 60 m/s, in some places greater than 70 m/s at the 200 mb level. From winter to summer, the average position of the SJT axis shifts to the North, the average position of the SJT axis is around 40 – 45 oN with the average wind speed falling lower than that in winter at the 200 mb level.

Keywords: The East Asian Subtropical Jet Stream, SJT.

 

6

MỐI QUAN HỆ CỦA MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG QUI MÔ LỚN VỚI
CÁC ĐỢT RÉT TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ VIỆT NAM

Nguyễn Đăng Mậu, Trịnh Hoàng Dương
Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 11/4/2023; ngày chuyển phản biện: 12/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 4/5/2023

Tóm tắt: Mục đích của bài báo là đánh giá mối quan hệ giữa ba đặc trưng qui mô lớn về áp cao Seberia (ACSB), áp thấp Aleutian (ATAL) và dòng xiết cận nhiệt đới Đông Á khu vực cao nguyên Tây Tạng (TSJT) với các đợt rét trong mùa đông ở Bắc Bộ Việt Nam. Kết quả diễn biến mối quan hệ của ACSB, TSJT và CLSBAL (chênh lệch giữa ACSB và ATAL) đã cho thấy sự biến động của chúng liên quan đến các đợt rét ở Bắc Bộ. Phân tích tương quan giữa các đăc trưng ACSB, ATAL, CLSBAL, TSJT với nhiệt độ trung bình vùng Bắc Bộ trong 13 đợt rét cho thấy ACSB mạnh và CLSBAL cao hơn trước 3 – 5 ngày, nhiệt độ ở Bắc Bộ giảm thấp hơn. Phân tích hồi quy giữa một số đăc trưng qui mô lớn về ACSB, ATAL, CLSBAL, TSJT với nhiệt độ trung bình trong 13 đợt rét vùng Bắc Bộ cho thấy trong ba đặc trưng quy mô lớn được xem xét, ảnh hưởng của TSJT đến nhiệt độ trung bình vùng Bắc Bộ đứng thứ 2 sau ACSB.

Từ khóa: Rét đậm, rét hại, SJT.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82089

47

 

RELATIONSHIP OF SOME LARGE CHARACTERISTICS WITH 
COLD EVENTS IN NORTHERN VIET NAM

Nguyen Dang Mau, Trinh Hoang Duong
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 11/4/2023; Accepted: 4/5/2023

Abstract: The purpose of this paper is to evaluate the relationship between Siberian high pressure (ACSB), Aleutian low pressure (ATAL), East Asian subtropical Jet Stream in the Tibetan plateau (TSJT) and cold events in winter in Northern Viet Nam. The results of the evolution of ACSB, TSJT and CLSBAL (difference between ACSB and ATAL) showed their variation in relation to cold events in Northern Viet Nam. Correlation analysis between ACSB, ATAL, CLSBAL, TSJT with average temperature in in Northern Viet Nam of 13 cold events showed that ACSB was stronger and CLSBAL was higher than 3-5 days before, the temperature in the  Northern Viet Nam was lower. Regression analysis between three large-scale characteristics of ACSB, CLSBAL, TSJT with average temperature in the Northern Viet Nam of 13 cold events shows that of the three large-scale features considered, the influence of TSJT on cold events in the Northern Viet Nam is second after ACSB.

Keywords: Cold surge, cold events, SJT.

 

7

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP,
THỜI TIẾT BẤT LỢI VÀ THIÊN TAI CÁC TỈNH NINH THUẬN, BÌNH THUẬN

Dương Văn Khảm(1), Đặng Quốc Khánh(2), Dương Hải Yến(1), Nguyễn Văn Sơn(1)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(2)Tổng Cục Khí tượng Thủy văn

Ngày nhận bài: 29/3/2023; ngày chuyển phản biện: 30/3/2023; ngày chấp nhận đăng: 21/4/2023

Tóm tắt: Ninh Thuận và Bình Thuận là các tỉnh có điều kiện khí hậu khá phực tạp, luôn phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt trong mùa mưa, hạn hán kéo dài trong mùa khô, khô nóng khốc liệt gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp (SXNN). Trên cơ sở số liệu khí tượng và số liệu SXNN ở hai tỉnh và vùng phụ cận, áp dụng các phương pháp thống kê trong khí hậu (KH), khí hậu nông nghiệp (KHNN), bài báo đã đánh giá một cách có hệ thống các điều kiện KH, KHNN ở Ninh Thuận và Bình Thuận bao gồm điều kiện ánh sáng với tổng số giờ nắng trong năm nằm trong khoảng 2.879,8 – 3.105,9 giờ, nhiệt độ trung bình năm nằm trong 26,7 – 27,3oC. Biên độ nhiệt độ các tháng từ 6 – 8oC, biên độ nhiệt độ năm khoảng 6,8 – 7,5oC. Tổng nhiệt năm dao động từ 319,9 – 328,1oC. Lượng mưa 838,5 – 1.639,1 mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa tích lũy đầu mùa, cuối mùa, xác suất 2 – 3 tuần khô ướt đã thể hiện quy luật khá rõ ràng về sự phân bố mưa trong năm. Những kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ quy hoạch SXNN, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm thiểu tác hại của thiên tai ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Từ khóa: Khí hậu (KH), khí hậu nông nghiệp (KHNN).

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82090

56

 

EVALUATION OF CLIMATE CHARACTERISTICS, AGRO-CLIMATIC
CONDITIONS, ADVERSE WEATHER AND NATURAL DISASTERS
IN NINH THUAN ANd BINH THUAN PROVINCES

Duong Van Kham(1), Dang Quoc Khanh(2), Duong Hai Yen(1), Nguyen Van Son(1)
(1)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

(2)Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration

Received: 29/3/2023; Accepted: 21/4/2023

Abstract: Ninh Thuan and Binh Thuan are provinces with quite complicated meteorological conditions, always face a harsh climate, floods in the rainy season, prolonged droughts in the dry season, and severe heat and dryness that greatly affect agricultural production. Evaluation of climate characteristics, agro-climatic conditions, adverse weather and natural disasters in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces. The article systematically evaluated the scientific and agricultural conditions in Ninh Thuan and Binh Thuan including light conditions with the total number of sunny hours in the year about 2,879.8 – 3,105.9 hours.

The average annual temperature is 26.7 – 27.3oC. The monthly temperature range is from 6 – 8oC, the annual temperature range is about 6.8 – 7.5oC. Total annual heat ranges from 319.9 – 328.1oC. Rainfall 838.5 – 1,639.1 mm but rainfall is unevenly distributed throughout the year. Accumulated rainfall at the beginning of the season, at the end of the season, the probability of 2 – 3 wet and dry weeks has shown quite clear rules about the distribution of rain in the year. These results are an important scientific basis for agricultural production planning, crop restructuring, and disaster mitigation in Ninh Thuan and Binh Thuan.

Keywords: Climate, agricultural climate.

 

8

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG CẢM BIẾN GIA TỐC TRONG QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO SẠT LỞ

Ngô Thanh Vũ, Nguyễn Thanh Hải
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

Ngày nhận bài: 25/4/2023; ngày chuyển phản biện: 26/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 24/5/2023

Tóm tắt: Quan trắc sạt lở hiện nay tại Việt Nam phần lớn được thực hiện bằng phương pháp đo gián tiếp, tức là sử dụng một hoặc nhiều mốc chuẩn kết hợp với thiết bị chuyên dùng để đo chuyển vị, biến dạng của mái dốc. Tuy nhiên, các phương pháp kể trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết (GPS, toàn đạc) hay kỹ thuật phức tạp (Inclinometer). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất ứng dụng cảm biến gia tốc để thu thập, tính toán chuyển vị của cung trượt. Kết quả chuyển vị của đất nền được tính toán thông qua 2 lần tích phân gia tốc. Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp khử độ lệch không và bộ lọc Kalman để khử nhiễu tín hiệu đầu vào, tăng độ chính xác của phép tính. Mô hình mô phỏng gồm 3 thành phần: (i) Thiết bị quan trắc gồm vi điều khiển ESP32, cảm biến gia tốc MPU9250 và các mô-đun khác; (ii) Con trượt và (iii) Ray trượt ngang. Khi con trượt chuyển động, thiết bị sẽ tự động thu thập, lưu trữ và tính toán chuyển vị. Sai số giữa kết quả chuyển vị từ thiết bị và thực tế dưới 5%. Từ đó cho phép chúng tôi đề xuất ứng dụng cảm biến gia tốc trong các hệ thống quan trắc và cảnh báo sạt lở.

Từ khóa: Sạt lở, quan trắc và cảnh báo, thiết bị đo lường quán tính (IMU), bộ lọc Kalman.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82091

68

 

INVESTIGATION ON POTENTIAL APPLICATION OF ACCELEROMETER IN LANDSLIDE MONITORING AND WARNING

Ngo Thanh Vu, Nguyen Thanh Hai
The University of Danang – University of Science and Technology

Received: 25/4/2023; Accepted: 24/5/2023

Abstract: Currently, landslide monitoring in Viet Nam is predominantly carried out using indirect measurement methods, which involve using one or more standard benchmarks in combination with specialized devices to measure slope displacement and deformation. However, these methods heavily rely on natural conditions such as weather (GPS, total station) or complex techniques (Inclinometer). In this study, the authors propose the application of accelerometer sensors to collect and compute the displacement of a sliding arc. The ground displacement results are calculated through two integrations of acceleration. Additionally, this research employs bias elimination and Kalman filtering techniques to reduce input signal noise and enhance the accuracy of computations. The simulation modele consists of three components: (i) A monitoring device comprising ESP32 microcontroller, MPU9250 accelerometer sensor, and other modules, (ii) The sliding arc, and (iii) The horizontal slide rail. As the sliding arc moves, the device automatically collects, stores, and calculates the displacement. The error between the measured displacement from the device and the actual displacement is below 5%. This finding allows us to propose the application of accelerometer sensors in landslide monitoring and warning systems.

Keywords: Landslides, monitoring and early warming, Inertial Measurement Unit (IMU), Kalman filter.

 

9

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC
KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Thân Văn Đón(1), Phan Quang Thức(1), Đặng Trần Trung(2), Nguyễn Kim Hùng(1)
(1)Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu tài nguyên nước

(2)Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước

Ngày nhận bài: 16/4/2023; ngày chuyển phản biện: 17/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 8/5/2023

Tóm tắt: Hiện nay tình trạng thiếu nước ngọt vẫn đang hiện hữu tại các vùng khan hiếm nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có khu vực Bắc Trung Bộ. Tại khu vực Bắc Trung Bộ, hiện có khoảng 21.125 giếng khoan đường kính nhỏ khai thác với tổng lưu lượng khoảng 61.100 m3/ngày đêm, số dân thiếu nước là 198.865 người tương ứng 15.909 m3/ngày và nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030 là 16.472 m3/ngày. Trong bài báo này nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 11 thành tạo chứa nước, trong các trầm tích lục nguyên, trầm tích biến chất, phun trào tuổi Neogen, Trias, Ocdovic – Silur, Devon, Carbon – Permi với lưu lượng khai thác công trình dự báo là 10.237 m3/ngày và có khả năng cung cấp cho tổng số 102.370 người với tiêu chuẩn sử dụng nước 100 lít/người/ngày. Để khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hợp lý và bền vững, báo cáo đã xác định được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và vùng bảo vệ miền cấp (vùng bổ cập) cho các công trình với bán kính vùng cho từng công trình tối thiểu là 20 m, diện tích bảo vệ vùng bổ cập từ 3,0 đến 12,0 km2.

Từ khóa: Hiện trạng, suy thoái, cạn kiệt, bảo vệ nước dưới đất, Bắc Trung Bộ.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82092

82

 

ASSESSMENT OF CURRENT SITUATION AND ORIENTATIONS FOR
EXPLOITATION, UTILIZATION, AND PROTECTION OF GROUNDWATER
RESOURCES IN WATER-SCARCE AREAS OF NORTH-CENTRAL VIET NAM

Than Van Don(1), Phan Quang Thuc(1), Dang Tran Trung(2), Nguyen Kim Hung(1)
(1)Water Resource Technology and Data Center

(2)Center for Water Resources Warning and Forecasting

Received: 16/4/2023; Accepted: 8/5/2023

Abstract: Currently, the shortage of freshwater is still prevalent in water-scarce regions throughout Viet Nam, notably the North Central region with 4 provinces: Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, and Quang Tri. There are currently about 21,125 small-diameter wells in operation, with a total flow rate of approximately 61,100 m3/day, and there still are 198,865 people who lack water, corresponding to a demand of 15,909 m3/day. The water usage demand by 2030 is estimated at 16,472 m3/day. Therefore, in this report, the authors will focus on researching and evaluating the current status and orientations for the exploitation, utilization, and protection of groundwater resources in the water-scarce of the North Central region. The research results show that the area has 11 water-bearing formations in terrigenous sediments, metamorphic sediments, Neogene Volcanic eruptions, Triassic, Ordovician-Silurian, Devonian, and Carboniferous-Permian periods, with an expected exploitation flow rate of 10,237 m3/day, capable of supplying water for a total of 102,370 people with a water usage standard of 100 liters/person/day. The
report has identified sanitary protection zones for residential water supply and recharge zones (replenishment areas) for particular projects, with a minimum radius of 20 meters for each project and a protection area of 3.0 to 12.0 km2 for the recharge zones, in order to reasonably and sustainably exploitation, utilization, and protection of groundwater resources.

Keywords: Current situation, degradation, depletion, groundwater protection, North Central Viet Nam.

 

10

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CÂN BẰNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC HOLOCEN VÀ PLEISTOCEN TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ LƯU VỰC SÔNG NHUỆ – ĐÁY 

Tống Thanh Tùng(1), Nguyễn Bách Thảo(2), Nguyễn Thị Thanh Thủy(2), Triệu Đức Huy(3),
Hoàng Văn Hoan(3), Phạm Bá Quyền(3), Bùi Quang Hương(3), Phạm Văn Tuấn(4)
(1)Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc

(2)Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
(3)Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
(4)Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam

Ngày nhận bài: 20/4/2023; ngày chuyển phản biện: 21/4/2023; ngày chấp nhận đăng: 17/5/2023

Tóm tắt: Cân bằng nước dưới đất là một phần của quản lý tài nguyên nước dưới đất nói riêng và quản lý tài nguyên nước nói chung. Biến động cân bằng nước dưới đất (NDĐ) tại các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen trong trầm tích Đệ tứ lưu vực sông Nhuệ – Đáy được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi giữa lượng NDĐ được bổ sung và thoát theo thời gian ở các vùng cân bằng khác nhau. Các dữ liệu về cao độ mực nước dưới đất theo thời gian tại các công trình quan trắc tài nguyên nước quốc gia và các thông số địa chất thủy văn của các tầng chứa nước được thu thập, tổng hợp và phân tích. Trên cơ sở đó, các bản đồ đẳng cao độ mực NDĐ tại các tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh), Pleistocen (qp) theo thời gian và các bản đồ đẳng hệ số dẫn nước, hệ số nhả nước và chiều dày của mỗi tầng chứa nước được xây dựng bằng công cụ GIS. Biến động cân bằng nước dưới đất tại hai tầng chứa nước qh và qp theo thời gian trung bình các tháng trong năm 2022 của các vùng cân bằng trong lưu vực sông Nhuệ – Đáy được tính toán theo phương pháp Darcy bằng công cụ Darcy Flow trong phần mềm Arcgis. Kết quả xác định biến động cân bằng nước dưới đất đã xác định tầng chứa nước qh được bổ sung dao động từ 1.911 m3/ngày đến 3.428 m3/ngày, trung bình 2.580 m3/ngày; tầng chứa nước qp được bổ sung dao động từ 33.401 m3/ngày đến 36.319 m3/ngày, trung bình 34.722 m3/ngày.

Từ khóa: Biến động cân bằng nước dưới đất, GIS, tầng chứa nước lỗ hổng, lưu vực sông Nhuệ – Đáy.

Tải bài báo: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/26.82093

91

 

ASSESSING VARIATIONS OF GROUNDWATER BALANCE OF HOLOCENE AND PLEISTOCENE AQUIFERS IN QUATERNARY SEDIMENTS
OF THE NHUE – DAY RIVER BASIN

Tong Thanh Tung(1), Nguyen Bach Thao(2), Nguyen Thi Thanh Thuy(2), Trieu Duc Huy(3),
Hoang Van Hoan(3), Pham Ba Quyen(3), Bui Quang Huong(3), Pham Van Tuan(4)
(1)Northern division for water resources planning and investigation

(2)Hanoi University of Mining and Geology
(3)National Center for Water Resources Planning and Investigation
(4)Division for water resources planning and investigation for the south of Viet Nam

Received: 20/4/2023; Accepted: 17/5/2023

Abstract: Systematizing groundwater balance is a part of groundwater resource management in particular and water resource management in general. In this study, fluctuations in groundwater balance in the porous aquifers in Quaternary sediments in Nhue – Day river basin were carried out to evaluate the change between the amount of water added and the amount of water drained over time in different areas. For this purpose, data on groundwater elevation over time at national water resources monitoring works and hydrogeological parameters of aquifers are collected and analyzed. Isometric maps of underground water levels in Holocene (qh), Pleistocene (qp) hole aquifers over time and isometric maps of water conductivity, release coefficient and thickness of each aquifer water was built using GIS software. Using the data of the built maps, the water balance of the two aquifers qh and qp according to the average time of the months in 2022 in the Nhue Day river basin is calculated by the Darcy method by using the method of Darcy. Darcy Flow tool in Arcgis software. The results of determining the fluctuation of groundwater balance have determined that the aquifer qh is replenished, ranging from 1,911 m3/day to 3,428 m3/day, with an average of 2,580 m3/day; The added qp aquifer ranged from 33,401 m3/day to 36,319 m3/day, with an average of 34,722 m3/day.

Keywords: Variabilities of groundwater balance, GIS, porous aquifer, Nhue – Day river basin.