Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ khoanh vùng khu vực trồng trọt hữu cơ theo đặc trưng tài nguyên và môi trường tại vùng Trung du và miền núi Bắc bộ”, Mã số: TNMT.885.04” do PGS.TS Nguyễn Thế Chinh làm chủ nhiệm đã bước đầu đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB).
TD&MNPB được xem là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển NNHC trong cả nước dựa trên sự phòng phú về tài nguyên đất, nước, khí hậu, các chính sách hỗ trợ trong phát triển NNHC của Vùng của Đảng và Nhà nước. Các cấp lãnh đạo tại các địa phương luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; người dân trong Vùng ngày càng có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, có nhận thức và mong muốn chuyển đổi sang sản xuất NNHC để đáp ứng nhu cầu được tiếp cận với thực phẩm sạch và an toàn. Tuy nhiên, hiện nay phát triển NNHC vùng TD&MNPB còn gặp phải một số khó khăn, rào cản nhất đinhh liên quan đến nguồn vốn đầu tư hạn chế; quy trình sản xuất nghiên ngặt; quy mô sản xuất theo vùng; chất lượng sản phẩm; tiếp cận thị trường tiêu thụ; phân bón;… Bài viết này tập trung phân tích các hiện trạng phát triển NNHC vùng TD&MNPB làm nổi bật lên những thuận lợi, kết quả đạt được,những khó khăn, rào cản và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNHC vùng TD&MNPB theo hướng bền vững, phù hợp với chủ trường, đường lối của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:
Đối với Hiện trạng chính sách phát triển NNHC
Chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển NNHC đã được khẳng định trong “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030” của Ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội đại biểu lần thứ XIII, cụ thể “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm”. Như vậy chủ trương, định hướng của Đảng đã chỉ rõ “phát triển mạnh nông nghiệp hữu cơ” là nội dung quan trong nhằm cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở Việt Nam hướng đến các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đạt tiêu chuẩn phổ biến và an toàn thực phẩm. Đối với vùng TD&MNPB, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 về “Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong đó đáng chú ý định hướng cho vùng đến năm 2045 phải “là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện”
Từ năm 2018 Chính phủ đã triển khai phát triển nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về NNHC ngày 29/8/2018 có hiệu lực thi hành từ 15/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn chậm. Ngày 23/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 giao cụ thể cho các Bộ, ngành. Thực tế việc triển khai phát triển nông nghiệp hữu cơ bên cạnh những cơ hội như: phù hợp xu hướng thế giới; sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước; nhu cầu của người tiêu dùng; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) Việt Nam, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều thách thức như: nhận thức về NNHC; cơ chế chính sách chưa hoàn thiện; xác lập khoanh định vùng NNHC; cạnh tranh sản phẩm không phải hữu cơ; khoa học kỹ thuật trong sản xuất NNHC. Từ cơ hội và thách thức, cần có những giải pháp phù hợp như: triển khai tốt đề án 885/QĐ-TTg và Nghị định 109/2018 của Chính phủ; hoàn thiện cơ chế chính sách; tăng cường truyền thông; tạo lập thị trường sản phẩm NNHC; Đặc biệt cần phải xác định hai nhóm bộ tiêu chí: thứ nhất, các tiêu chí về tài nguyên như đất, nước và khí hậu; thứ hai, các tiêu chí về môi trường như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trên cơ sở đó khoanh vùng phù hợp cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên các vùng đã được khoanh định để đầu tư hiệu quả.
Đối với vùng TD&MNPB trên cơ sở Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10/02/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 về “thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đàm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nội dung chủ đạo của Nghị quyết này là “đến năm 2030, vùng TD&MNPB là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện trên cơ sở đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản”. Như vậy đối với TD&MNPB, Chính phủ có một Nghị quyết riêng khẳng định phát triển NNHC là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện phát triển xanh, bền vững.
Qua tổng hợp và đánh giá kết quả phiếu điều tra. Hiện nay 100% cán bộ thuộc 14 tỉnh vùng TD&MNPB trả lời tỉnh có áp dụng các chính sách phát triển NNHC bao gồm các Nghị quyết, các Đề án, Chương trình, Kế hoạch riêng rẽ hoặc lồng nghép trong các chương trình, chính sách của tỉnh trên cơ sở hệ thống chính sách của Trung ương. Dưới đây là bảng tổng hợp của nhóm nghiên cứu từ quá trình thu thập tài liệu tại 14 tỉnh vùng TD&MNPB liên quan đến hệ thống văn bản chính sách được ban hành.
Đối với Hiện trạng phát triển NNHC của vùng
Diện tích cho 5 nhóm cây trồng nông nghiệp hữu cơ ở vùng TD&MNPB bao gồm: lúa hữu cơ, rau hữu cơ, cây ăn quả hữu cơ, cây dược liệu hữu cơ và cây công nghiệp lâu năm chưa nhiều, về cơ cấu cây trồng nông nghiệp hữu cơ còn có sự chênh lệch lớn, trong đó chủ yếu là phát triển cây công nghiệp lâu năm, đây cũng là thế mạnh của vùng này gắn với phát triển diện tích rừng của vùng. Nhóm cây rau và gia vị có diện tích và tỷ lệ phát triển thấp nhất phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng. Kết quả điều tra tham vấn tại các tỉnh cho thấy nguyên nhân chính vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực tế chỉ có hai tỉnh có điều kiện phát triển nhóm cây rau, gia vị tốt đó là Bắc Giang và huyện Lương Sơn của Hòa Bình có vị trí gần với thị trường tiêu thụ đó là Thủ đô Hà Nội. Một số loại sản phẩm là thế mạnh của vùng như cây công nghiệp lâu năm cũng mới phát triển ở dạng nhỏ lẻ, hoặc để lấy thương hiệu. Để có chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ doanh nghiệp phải sử dụng các cơ quan chứng nhận nước ngoài cho loại sản phẩm hữu cơ của mình. Chẳng hạn như sản phẩm chè hữu cơ sản xuất ở Thái Nguyên hay Lai Châu là những ví dụ điển hình. Kết quả tham vấn và điều tra tại 14 tỉnh vùng TD&MNPB cũng cho thấy sự cần thiết phải có bộ tiêu chí cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ các nhóm cây trồng để có cơ sở khoanh vùng sản xuất nông nghiệp cây trồng phù hợp đối với vùng TD&MNPB.
Đối với nguồn phân bón hữu cơ: Hiện nay nguồn phân bón sử dụng trong canh tác hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong Vùng ngày càng đa dạng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng của người dân. Nguồn nguyên liệu chế biến phân bón như cây phân xanh, phân hữu cơ khá phong phú. Một số khu vực sản xuất còn rất hoang sơ, canh tác chủ yếu là quảng canh nên đất và nước chưa bị ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều HTX tự chế biến phân hữu cơ phục vụ sản xuất tại chỗ đảm bảo chất lượng và cũng được đơn vị chức năng quản lý kịp thời (trường hợp HTX trồng rau hữu cơ của anh Nguyễn Văn Quyết tại Bắc Giang là một ví dụ điển hình cho mô hình trên).
Về kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm sản xuất NNHC: Các cấp quản lý tại địạ bàn các tỉnh trong Vùng rất sát sao và quản triệt và thực hiện đầy đủ việc triển khai các Nghị quyết, Đề án, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển NNHC của tỉnh đến bà con nông dân, tận tình giúp đỡ người dân trong việc kết nối cũng như tìm nhà tài trợ về vốn, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, quy trình cấp phép sản phẩm hữu cơ, tổ chứ các khóa đào tạo, tập huấn bài bản về cách thức sản xuất cho từng loại sản phẩm hữu cơ để đạt chất lượng tốt nhất. Theo só liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu hiện nay 14 tỉnh kho sát đạt 100% đều có mô hình NNHC được cấp phép bởi các tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm nổi bật như chè, gia vị từ dược liệu đã được chứng nhận bởi các tổ chức nước ngoài với quy trình cấp phép nghiêm ngặt với mức chi phí cho mỗi lần vào khoảng 200 triệu VNĐ và các sản phẩm đó hiện đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada,… Phần lớn người dân trong Vùng có kinh nghiệm, nhiệt tình, có nhận thức và mong muốn chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, đặc biệt là các loại hình sản xuất chè, rau, bưởi, rau,… Từ đó đã vận dụng, góp phần vào thành công của các mô hình sản xuất hữu cơ tại các tỉnh trong Vùng.
Những khó khăn trong phát triển NNHC của vùng TB&MNPB
Về chính sách: Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển NNHC như việc ban hành Nghị quyết, Đề án, các tiêu chuẩn hữu cơ,.. tuy nhiên khi thực hiện tại các tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế trong việc thực thi liên quan đến nguồn vốn đầu tư, các quy định và hướng dẫn chi tiết liên quan đến quy trình sản xuất, vấn đề giám sát sản phẩm, các lợi ích của người dân, đánh giá hiệu quả mô hình như thế nào, quy hoạch vùng trồng quy mô lớn, các têu chí đánh giá NNHC trong nước còn chưa đáp ứng được với yêu cầu của quốc tế,…
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Có thể nói cùng với sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo và của người dân và doanh nghiệp trong những năm qua khâu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ bên cạnh những kết quả đạt được còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa ổn định. Cụ thể như nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ ngày một tăng cao trong khi sản xuất không đáp ứng. Nhiều cá nhân sản xuất hữu cơ tự phát theo cách hiểu đơn giản chỉ thay thế đầu vào vô cơ bằng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đang có sự không rõ ràng, nhiều loại thực phẩm được dán nhãn hữu cơ nhưng thực chất không phải, việc kiểm định sản phẩm hữu cơ chưa có hoặc chưa rõ, Nhà nước chưa có luật để kiểm soát thị trường sản phẩm hữu cơ. Chính vì vậy sản phẩm NNHC không có chỗ đứng trên thị trường, thiếu niềm tin của người tiêu dùng..
Năng suất, sản lượng cây trồng: Nhìn chung năng suất và sản lượng cây trồng NNHC về cơ bản là hiệu quả còn thấp hơn nhiều so với mô hình canh tác thông thường có sử dụng phân bón hóa học. Tuy nhiên, theo bà con tại các địa phương trong vùng canh tác liên quan đến một số các sản phẩm hữu cơ chủ lực như rau, dược liệu, lúa, cây ăn quả đánh giá nhìn nhận đối với chất lượng một số loại sản phẩm NNHC ở trên đạt tiêu chuẩn và người tiêu dùng cũng rất ưa chuộng nhưng hiệu quả năng suất thực sự còn chưa cao, do đó không đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở thời điểm hiện tại, đa phần vẫn là bán cho một số thương lái và siêu thị đầu mối thân quen. Một trong những lý do dẫn đến hiệu suất sản phẩm chưa cao là nguồn phân bón chưa thực sự hiệu quả với các loại sâu bệnh gây thiệt hại mùa màng, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế, quy trình nghặt nghèo, lao động còn thiếu do số đông người dân chưa thực sự hứng thú với mô hình, quy mô sản xuất cần theo diện rộng vì hiện nay phần lớn các doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ có quy mô sản xuất còn nhỏ, việc đầu tư sản xuất chủ yếu dựa vào các dự án hỗ trợ, về tổng thể, chưa có quy hoạch hay định hướng đối tượng cũng như thị trường cho sản phẩm hữu cơ, thêm vào đó sản xuất theo quy trình hữu cơ có thời hạn cấp phép nên ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ đầu ra cho các thị trường trong và ngoài nước.
Về kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm sản xuất NNHC: Các cấp quản lý tại địạ bàn các tỉnh trong Vùng rất sát sao và quản triệt thực hiện đầy đủ việc triển khai các Nghị quyết, Đề án, Chương trình, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển NNHC của tỉnh đến bà con nông dân, tận tình giúp đỡ người dân trong việc kết nối cũng như tìm nhà tài trợ về vốn, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, quy trình cấp phép sản phẩm hữu cơ, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn bài bản về cách thức sản xuất cho từng loại sản phẩm hữu cơ để đạt chất lượng tốt nhất. Theo số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu hiện nay 14 tỉnh khảo sát đạt 100% đều có mô hình NNHC được cấp phép của các tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm nổi bật như chè, gia vị từ dược liệu đã được chứng nhận của các tổ chức nước ngoài với quy trình cấp phép nghiêm ngặt với mức chi phí cho mỗi lần vào khoảng 200 triệu VNĐ và các sản phẩm đó hiện đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada,… Phần lớn người dân trong Vùng có kinh nghiệm, nhiệt tình, có nhận thức và mong muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là các loại hình sản xuất chè, rau, bưởi, rau,… Từ đó đã vận dụng, góp phần vào thành công của các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh trong Vùng.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển NNHC: Theo nghiên cứu của nhóm tác giả tại 14 tỉnh trong vùng TD&MNPB thì 100% các tỉnh đã áp dụng các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cáo nhận thức của người dân về quy trình sản xuất NNHC cho các loại hình cây trồng khác nhau như chè hữu cơ, rau hữu cơ, cam hữu cơ, bưởi hữu cơ, lúa hữu cơ,… và bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Người dân trong Vùng đã được làm quen với các mô hình sản xuất NNHC và biết cách chăm sóc, vận hành mô hình của mình và chủ yếu hiện đang tồn tại phổ biến hình thức HTX NNHC dưới sự hướng dẫn của cán bộ cấp tỉnh, huyện và cấp xã thông qua hình thức khuyến nông.
Một số giải pháp cho phát triển NNHC
Về mặt chính sách: Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong định hướng phát triển NNHC để khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của Vùng TD&MNPB. Các chính sách cần phải bám sát với tình hình thực tế như: các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, cần có các thông tư hướng dẫn chi tiết liên quan đến quy trình sản xuất, vấn đề giám sát sản phẩm, các lợi ích của người dân, quy hoạch vùng trồng quy mô lớn, cần ban hành các tiêu chí đánh giá NNHC phải sát với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo sản phẩm được tiếp cận gần hơn với thị trường ngoài nước.
Khoa học và công nghệ: Một trong những giải pháp cần quan tâm đó là áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả tại vùng TD&MNPB trong những năm qua trình độ khoa học công nghệ đã được áp dụng trong sản xuất NNHC liên quan đến cơ cấu giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật tạo phân bón hữu cơ, nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Cần phải có những nghiên cứu nhằm xác định khoanh vùng NNHC cho các địa phương đảm bảo cách tiếp cận theo hướng khoa học trong việc xác định vùng trồng, định hướng đầu tư hiệu quả cho SXNNHC. Muốn vậy cần xem xét, phân tích đánh giá kinh nghiệm các nước đã thực hiện bộ tiêu chí như thế nào, hiện trạng xây dựng bộ tiêu chí cho phát triển NNHC ở Việt Nam ra sao, từ đó nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực tế khả năng xác lập bộ tiêu chí cho phát triển nông nghiệp hữu cơ cho các vùng trong cả nước nói chung và vùng TD&MNPB nói riêng.
Đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ vùng TD&MNPBtrên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và bộ TCVN 11041, điều tra nghiên cứu thực tế trên địa bàn 14 tỉnh của vùng TD&MNPB để xác lập bộ tiêu chí làm căn cứ cho khoanh vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ của vùng này. Hai nhóm tiêu chí được để xuất đó là nhóm tiêu chí liên quan đến đầu vào của sản xuất NNHC gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên khí hậu; nhóm tiêu chí về chất lượng môi trường gồm chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước và chất lượng môi trường không khí. Trên cơ sở các tiêu chí được xác lập cho 2 nhóm chí sẽ có các chỉ số cụ thể cho từng tiêu chí để làm căn cứ sắp xếp lựa chọn khoanh vùng nông nghiệp hữu cơ.