Hội đồng cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia do PGS. TS. Phạm Thị Thanh Ngà làm chủ nhiệm

Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc trường mưa trong bão và thử nghiệm xây dựng mô hình dự báo phân bổ mưa trong bão cho Việt Nam bằng số liệu vệ tinh”do PGS. TS. Phạm Thị Thanh Ngà –Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, là Chủ nhiệm đề tài đã được Bộ Khoa học Công nghệ giao triển khai nhiệm vụ độc lập cấp Quốc gia từ tháng 10/2021. Sau gần 3 năm thực hiện đề tài, trưa ngày 25/9/2024, nghiệm thu đề tài tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu được đánh giá xuất sắc.

Hội đồng đánh giá cấp cơ sở…  gồm 7 thành viên tham gia, trong đó TS. Lê Ngọc Cầu – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, là Chủ tịch hội đồng cuộc họp; TS. Trịnh Hoàng Dương – Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu, thư kí hội đồng; PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng – Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu và TS. Công Thanh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là 02 ủy viên Phản biện; Cùng ủy viên hội đồng (TS. Nguyễn Văn Hiệp – Đại Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Trung du Bắc Bộ; TS. Chu Thị Thu Hường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường ; TS. Nguyễn Thị Thanh – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu). Ngoài ra, tới tham dự buổi họp cấp cơ sở còn có Ông Trần Nam Bình – Vụ Khoa học Xã hội Nhân văn và Tự nhiên; Ông Nguyễn Việt Anh – Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước. Cùng các chuyên gia trong và ngoài Viện.

Sau khi ThS. Đoàn Thị The thay mặt nhóm thực hiện trình bày nội dung chính của đề tài. Trên cơ sở đó các thành viên hội đồng đã xem xét, nghiên cứu các tài liệu, văn bản gửi tới cùng đó tham khảo báo cáo thẩm định của tổ chuyện gia và các phiếu nhận xét đánh giá tại buổi họp và đưa ra quyết định đề tài đạt kết quả thực hiện nhiệm vụ xuất sắc bởi các lí do sau :

– Đúng tiến độ, các sản phẩm đều khách quan, khoa học và có chất lượng tốt;

– Đề tài có tính thời sự, hiện đại, kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn nghiệp vụ dự báo và phòng chống thiên tai;

– Đề tài có một số sản phẩm dạng II và III vượt so với đặt hàng: vượt 01 bài báo thuộc danh mục SCOPUS/ESCI; vượt 03 báo cáo tại hội thảo quốc tế; vượt 01 thạc sĩ; đã xây dựng được giao diện WebGIS dùng cho dự báo mưa bão;

– Hệ thống mô hình toàn cầu và mô hình thống kê R-CLIPER do đề tài xây dựng có tính ứng dụng cao, đã được thử nghiệm trong dự báo mưa trong mùa bão 2024 tại cơ quan thực hiện đề tài cho thông tin tốt, có thể sử dụng trong các cơ quan nghiệp vụ dự báo khí tượng ở Việt Nam.