Nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

Viện Khoa học (Viện) KTTV&BĐKH trực thuộc Bộ TN&MT, có chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ về KTTV và BĐKH; đào tạo trình độ tiến sĩ về các ngành được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Lê Công Thành trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Viện Khoa học KTTV&BĐKH

Hoạt động KHCN của Viện KTTV&BĐKH được đầu tư chủ yếu từ NSNN, bao gồm các hoạt động thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ các cấp và các đề tài nghiên cứu cơ bản do Viện KTTV&BĐKH đề xuất và được Bộ TN&MT giao trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu, tuyển chọn các cấp. Những nội dung hoạt động KHCN chủ yếu, gồm: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về KTTV, BĐKH; nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển công nghệ phục vụ quy hoạch phát triển, tự động hóa mạng lưới quan trắc KTTV và giám sát BĐKH và tác động vào thời tiết; nghiên cứu khoa học về KTTV, BĐKH và Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN về KTTV, BĐKH. Ngoài ra, Viện KTTV&BĐKH còn chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ TN&MT, đặc biệt là với các địa phương để đề xuất và thực hiện các nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương, như: Giám sát, cảnh báo thiên tai, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại sau thiên tai, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, đánh giá và quy hoạch tài nguyên nước và các vấn đề môi trường, đóng góp đáng kể vào sự PTBV của đất nước nói chung, từng địa phương nói riêng. Trong giai đoạn 10 năm qua, Viện đã xuất bản hàng trăm bài báo trong nước và quốc tế, trong đó có 60 bài báo đăng trên các Tạp chí ISI/Scopus. Các bài báo là kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đóng góp xây dựng phát triển ngành TN&MT, phục vụ hiệu quả công tác PCTT và ứng phó với BĐKH, góp phần trong việc hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid – 19.


Nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

Những năm vừa qua, về lĩnh vực KTTV, BĐKH, Viện KTTV&BĐKH đã triển khai thực hiện các chương trình KHCN các nhiệm vụ, đề tài KHCN các cấp đã góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý, cảnh báo, dự báo KTTV&BĐKH, tập trung ở 3 khía cạnh chủ yếu, đó là:

Thứ nhất, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản QPPL trong lĩnh vực KTTV&BĐKH, cụ thể là góp phần xây dựng Luật KTTV, chiến lược phát triển ngành KTTV, Dự thảo Khung dịch vụ khí hậu tại Việt Nam, thuyết minh kèm theo và Hướng dẫn triển khai Khung Dịch vụ khí hậu trình Bộ phê duyệt là cơ sở cho các cơ quan quản lý thực hiện và giám sát theo đúng chuẩn Khí hậu Quốc tế; trình Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH, Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cập nhật kịch bản BĐKH cho Việt Nam, xây dựng Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia,…

Thứ hai, tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu KHCN; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH, CN tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về KTTV và BĐKH.

Bà Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện KHKTTV&BĐKH nhận bằng khen của Đảng ủy Khối các cơ quan TW về việc khen thưởng các đảng viên đạt tiêu chuẩn “Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền, 2016 – 2020

Thứ ba, góp phần từng bước đẩy mạnh triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN trong dự báo, cảnh báo thiên tai, giảm thiểu, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường, quản lý chất thải, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Viện KTTV&BĐKH luôn đẩy mạnh công tác nghiệp vụ dự báo và nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ ngành nông nghiệp, các lĩnh vực KT-XH và dự báo tác động, cụ thể như: Bản tin nghiệp vụ Thông báo và dự báo khí tượng nông nghiệp được cập nhật thường xuyên, cung cấp thông tin dự báo tác động và khuyến cáo sản xuất nông nghiệp trên quy mô cả nước. Thông tin dự báo đã được cung cấp cho các Đài KTTV khu vực, Đài KTTV tỉnh, Cục Trồng trọt, các Sở NN&PTNN và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh.

Ngoài ra, Viện đã phát triển hợp tác quốc tế với các trung tâm và trường đại học trên thế giới, như: Trường Đại học Nottingham trong nghiên cứu mô hình toán về tác động của bão đến công trình xây dựng, với Trường Đại học Tsukuba trong nghiên cứu mô hình liên hoàn WRF-Crop trong dự báo KTNN và mô hình WRF-Urban trong dự báo/dự tính khí hậu đô thị, với Đại học Kent và Đại học Cranfield (Anh) về kiểm định mô hình 2D phục vụ đánh giá tác động BĐKH, thiên tai đến giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long,…

Phó Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH Huỳnh Thị Lan Hương nhận quyết định và chức danh Giáo sư năm 2021

Đặc biệt, thực hiện Luật KTTV và được sự phân công của Bộ TN&MT, Viện KTTV&BĐKH đã chủ trì cập nhật Kịch bản BĐKH cho Việt Nam năm 2020. Kịch bản được cập nhật trên cơ sở báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) và các công bố mới nhất của IPCC năm 2018 và 2019 về xu thế BĐKH quy mô toàn cầu; bổ sung 10 phương án mô hình toàn cầu và 6 mô hình khu vực để dự tính các kịch bản BĐKH, nguy cơ ngập do nước biển dâng chi tiết đến các đơn vị hành chính cấp huyện, các đảo và quần đảo của Việt Nam. Kịch bản nước biển dâng phiên bản 2020 được dự tính dựa trên những số liệu mực nước trung bình toàn cầu được IPCC cập nhật trong báo cáo SROCC năm 2019. Kết quả cho thấy, mực nước biển trung bình có xu thế gia tăng nhanh hơn do kết quả ước tính lại sự đóng góp của lượng băng tan ở Nam Cực. Ngoài ra, lần đầu tiên đã dự tính mức độ thay đổi độ cao sóng cũng được đưa vào trong Kịch bản. Các thông tin về Kịch bản BĐKH làm cơ sở để các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương đánh giá tác động của BĐKH; xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH cho các hoạt động quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH thời gian tới.

“Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia”, được Viện KTTV&BĐKH đã chủ trì xây dựng theo quy định tại Điều 35 của Luật KTTV. Đây là báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất. Báo cáo sẽ được cập nhật định kỳ theo lộ trình được quy định trong Luật KTTV. Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất được xây dựng với mục đích cung cấp các thông tin về đặc điểm, hiện trạng và mức độ thay đổi của khí hậu, những tác động ở hiện tại và trong tương lai của BĐKH để hỗ trợ cho việc xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch ứng phó với BĐKH và lồng ghép ứng phó với BĐKH vào các hoạt động phát triển KT-XH của các bộ, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng góp phần phổ biến và nâng cao nhận thức xã hội về các thay đổi của khí hậu, tác động của BĐKH, các thách thức cũng như cơ hội trong ứng phó với BĐKH tại Việt Nam.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Trích nguồn: Kỷ yếu 20 thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường

Để lại một bình luận