Chuyên đề “Tổng quan về hiện trạng kiểm soát khí thải tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ dự án “Điều tra khảo sát vết cacbon và đề xuất hệ thống giám sát cácbon đen ở Việt Nam”, đã rà soát các đánh giá tác động của các-bon đen đến biến đổi khí hậu, sức khỏe và hệ sinh thái.
Năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 21 của các bên tham gia Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), 175 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký thoả thuận Paris với mục tiêu giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nỗ lực để hạn chế mức tăng ở dưới 1,5°C và đạt được cân bằng giữa phát thải và hấp thụ khí nhà kính (KNK) (phát thải bằng 0) vào nửa cuối thế kỷ này.
Hầu hết các nước ký kết đã đệ trình Đóng góp quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contributions–NDC) bản thứ nhất của mình tới Ban thư ký Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 2016.
Năm 2020, bản sửa đổi lần cuối của các quốc gia được trình lên Ban thư ký UNFCCC. Đây là thoả thuận toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với tất cả các bên về giảm phát thải KNK, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) để phát triển bền vững. Mặc dù Việt Nam chỉ đóng góp tỷ lệ thấp lượng phát thải KNK toàn cầu và là quốc gia không thuộc Phụ lục 1 của UNFCCC (nhóm các nước phát triển với lượng phát KNK lớn, chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải KNK theo Nghị định thư Kyoto 1997), Việt Nam vẫn thể hiện sự cam kết mạnh mẽ việc giảm phát thải KNK thông qua việc chủ động cùng các nước trên thế giới cam kết và thực hiện các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về BĐKH, trong đó có Thỏa thuận Paris này. Theo đó, Việt Nam đã gửi Ban thư ký UNFCCC.
Ảnh minh họa
Chuyên đề “Tổng quan về hiện trạng kiểm soát khí thải tại Việt Nam” thuộc nhiệm vụ “Điều tra khảo sát vết carbon và hệ thống giám sát carbon đen ở Việt Nam” với mục tiêu cụ thể rà soát các đánh giá tác động của các-bon đen đến biến đổi khí hậu, sức khỏe và hệ sinh thái. Trong báo cáo này ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì còn gồm các phần về tổng quan hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam; kiểm soát khí thải tại Việt Nam và phương pháp, giải pháp xử lý, kiểm soát khí thải (lĩnh vực sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện và giao thông vận tải).
Theo đó, trong nhiều năm qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.
Cùng với đó, các nhà máy luyện kim, xi măng, hoá chất, gạch, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt nhuộm, ép nhựa, chế biến thực phẩm, đường cà phê, chè…cũng là những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù phát thải KNK của Việt Nam hiện chưa lớn nhưng đang gia tăng với tốc độ cao (tăng 1,88 lần trong giai đoạn 2000–2014 và dự báo sẽ tăng hơn 3 lần trong giai đoạn 2014–2030 nếu không có các biện pháp tích cực).