Đề tài: Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp, tuần hoàn và tái sử dụng chất thải của một số làng nghề tái chế lưu vực sông Nhuệ – Đáy
Mã số: KC.08.20/16-20
Thuộc Chương trình: Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai”
Mã số chương trình: KC.08/16-20
1. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Đỗ Tiến Anh
2. Thư ký nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Liễu
4. Mục tiêu:
Xây dựng và triển khai áp dụng được một số mô hình phù hợp nhằm giảm thiểu nguyên, nhiên vật liệu, tuần hoàn, tái sử dụng chất thải phát sinh từ hoạt động của làng nghề tái chế nhựa, kim loại góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ – Đáy
– Nghiên cứu đề xuất được các giải pháp tổng hợp giảm thiểu chất thải, tuần hoàn tái sử dụng chất thải cho các làng nghề tái chế nhựa và tái chế kim loại phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội lưu vực sông Nhuệ – Đáy.
– Áp dụng 02 mô hình thí điểm cho các cơ sở tái chế nhựa, kim loại thuộc các làng nghề tái chế lưu vực sông Nhuệ – Đáy.
5. Các sản phẩm chính:
Sản phẩm khoa học:
1. Báo cáo hiện trạng môi trường của làng nghề tái chế nhựa, kim loại thuộc lưu vực sông Nhuệ – Đáy.
2. Báo cáo các giải pháp giảm thiểu, tuần hoàn và tái sử dụng chất thải đối với 2 loại hình sản xuất tái chế nhựa và kim loại lưu vực sông Nhuệ – Đáy.
3. Bộ hồ sơ thiết kế mô hình và các mô đun và quy trình xử lý, tuần hoàn, tái sử dụng chất thải rắn lỏng khí cho các làng nghề tái chế kim loại.
4. Bộ hồ sơ thiết kế mô hình và các mô đun tuần hoàn tái sử dụng chất thải rắn lỏng khí cho làng nghề tái chế nhựa.
5. Bộ tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý và chuyển giao công nghệ.
Sản phẩm là bài báo:
01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế;
02 bài báo khoa học trong nước.
Sản phẩm đào tạo:
Hỗ trợ đào tạo 01 tiến sỹ và 02 thạc sỹ.
6. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại
– Tạo tiền đề cho việc phát triển các mô hình, giải pháp khoa học và công nghệ đồng bộ trong lĩnh vực xử lý môi trường làng nghề.
– Góp phần thúc đẩy các giải pháp công nghệ hiệu quả trong việc xử lý môi trường làng nghề, phù hơp với các điều kiện địa phương làng nghề Việt Nam.
– Tăng cường năng lực nghiên cứu và năng lục phát triển công nghệ cho các cán bộ tham gia đề tài; hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học và trên đại học.
– Tạo ra mô hình công nghệ thực tiễn để mở rộng khai thác hay nhân rộng đủ đáp ứng cho nhu cầu xử lý môi trường tại các làng nghề tái chế nói riêng và các làng nghề nói chung.
– Tạo ra sản phẩm với đặc tính công nghệ có thể so sánh được trên mặt bằng công nghệ quốc tế và đủ năng lực cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.
– Có thể làm tài liệu tham khảo tốt để tăng lựa chọn cho “Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ – Đáy đến năm 2030” và “Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ – Đáy đến năm 2030”.