Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 25 – 2023

Link full Khoa học Biến đổi khí hậu số 25: TẠI ĐÂY

Tải bìa Khoa học Biến đổi khí hậu số 25: TẠI ĐÂY

STT Tên bài, tóm tắt, từ khóa Số trang
1.

CÁCH TIẾP CẬN DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Trần Thục(2), Đặng Quang Thịnh(1), Nguyễn Thế Chinh(1), Đào Minh Trang(1)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Hội Khí tượng Thủy văn Việt Nam

Ngày nhận bài: 17/1/2023; ngày chuyển phản biện: 18/1/2023; ngày chấp nhận đăng: 15/2/2023

Tóm tắt: Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (QLTN), bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), đẩy mạnh cách tiếp cận thị trường nhằm giảm gánh nặng can thiệp của Nhà nước, huy động các nguồn lực khác, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả, đang là xu hướng chung trên thế giới. Có hai loại công cụ chính sách để QLTN và kiểm soát ô nhiễm là Công cụ dựa vào thị trường (MBA-Market Based Approach) và Điều hành và Kiểm soát (CAC-Command and Control Approach). Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng CAC thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể cho những người gây ô nhiễm hoặc người sử dụng tài nguyên, hoặc sử dụng MBA, dựa vào lực lượng thị trường để khuyến khích những thay đổi trong hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời mang lại những cải thiện về môi trường. Bài báo sẽ tập trung phân tích cách tiếp cận dựa vào thị trường, bao gồm các cơ chế mua bán các-bon, thuế các-bon trong ứng phó với BĐKH, đồng thời đưa ra các bài học kinh nghiệm quốc tế về triển khai các cơ chế mua bán các-bon và thuế các-bon, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, dựa vào thị trường, các-bon.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78739

1
  MARKET-BASED APPROACH IN RESPONSE TO CLIMATE CHANGE
AND LESSONS LEARNT FOR VIET NAM

Tran Thuc(2), Dang Quang Thinh(1), Nguyen The Chinh(1), Dao Minh Trang(1)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Viet Nam Association of Meteorology and Hydrology

Received: 17/1/2023; Accepted: 15/2/2023

Abstract: In the field of natural resource management, environmental protection and response to climate change, market-based approaches are considered alternatives to reduce the burden of state intervention, mobilizing other resources, while helping to improve efficiency. The promotion of market- based approaches is also a common trend in the world. There are two types of policy instruments for natural resource management and pollution control: Market-Based Approach (MBA) and Command and Control Approach (CCA). Policymakers can use CCA to establish specific standards for polluters or resource users, or use MBAs, which rely on market forces to encourage changes in behavior of producers and consumers, while delivering environmental improvements. The article will focus on analyzing the MBA, including các-bon trading and các-bon tax mechanisms, and at the same time giving lessons from international experiences on implementing trading mechanisms, and các-bon tax, thereby drawing lessons for Viet Nam.

Keywords: Climate change, environmental protection, market-based, các-bon.

 
2.

LƯỢNG GIÁ KINH TẾ GIÁ TRỊ DU LỊCH TỪ CÁC HỆ SINH THÁI
BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC

Đào Hương Giang
Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Ngày nhận bài: 11/1/2023; ngày chuyển phản biện: 12/1/2023; ngày chấp nhận đăng: 6/2/2023

Tóm tắt: Phú Quốc là một đảo lớn nằm ở biển Tây Nam Bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh. Với ưu đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa, địa hình đa dạng, tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo điều kiện cho du lịch thành một trong những định hướng phát triển chính của Phú Quốc. Nghiên cứu đã ước tính giá trị kinh tế từ hoạt động du lịch tại Phú Quốc để thấy tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng với số liệu thu thập từ Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc và 400 mẫu phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên. Kết quả tính toán đã lượng giá được giá trị du lịch sinh thái đạt 5.707.853 triệu đồng; giá trị thặng dư của du khách từ hoạt động tham quan du lịch và giải trí đạt 988.900 triệu đồng/năm; các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch và giải trí cho du khách được hưởng giá trị từ nguồn chi tiêu của khách là 4.718.953 triệu/năm. Nhìn chung, Phú Quốc có thể cung cấp giá trị phúc lợi du lịch tiềm năng nếu phát triển tốt cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hoạt động giải trí và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà chính sách quản lý, quy hoạch, và xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc.

Từ khóa: Lượng giá, phương pháp chi phí du lịch, du lịch sinh thái, hệ sinh thái, Phú Quốc.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78748

11
  ECONOMIC VALUATION OF TOURISM FOR TYPICAL ECOSYSTEMS
IN PHU QUOC

Dao Huong Giang
National Economics University

Received: 11/1/2023; Accepted: 6/2/2023

Abstract: Phu Quoc is a large island being located in the Southwest Sea, with a particularly important role in terms of national economy, politics, defense and security. With favorable climate conditions, diverse terrain and rich biological resources, tourism has become one of the main orientations of development for Phu Quoc island. This study estimated the economic value of nature-based tourism of Phu Quoc to assess its potential economic benefits from ecotourism. Zonal travel cost method is utilized, with data being collected from Phu Quoc District People’s Committee and from 400 surveys conducted at various locations selected by random sampling method. The results evaluated the ecotourism value to be around 5,707,853 million VND; whilst economic value of tourists from sightseeing and entertainment activities reached 988,900 million VND/year; the units providing tourism and entertainment services for tourists enjoy the value from tourist’s spending of 4,718,953 million VND/ year. In general, Phu Quoc can fully take advantage its potential tourism values and maximize economic revenues if there is policy focusing on its infrastructure development, leisure activity diversity, and natural conservation. The results of this study have great implications for the policymakers to manage, plan, develop orientations and propose solutions for sustainable development of ecotourism of Phu Quoc island.

Keywords: Valuation, travel cost method (CVM), ecotourism, ecosystem, Phu Quoc.

 
3.

ẢNH HƯỞNG CỦA BSISO ĐẾN MƯA CỰC TRỊ Ở VIỆT NAM

Công Thanh, Bùi Công Minh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 8/2/2023; ngày chuyển phản biện: 9/2/2023; ngày chấp nhận đăng: 2/3/2023

Tóm tắt: Các yếu tố tác động đến sự thay đổi lượng mưa ở Việt Nam rất phức tạp và chúng có tác động đáng kể đến các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Sự biến đổi các yếu tố khí tượng giữa các năm đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng tương đối ít nghiên cứu tập trung vào sự biến đổi theo mùa về lượng mưa, mặc dù sự biến đổi này có thể rất quan trọng đối với các hoạt động nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét tác động của chỉ số dao động trong mùa hè (BSISO) đối với sự thay đổi lượng mưa ở Việt Nam (tháng 6 đến tháng 10). Kết quả nghiên cứu chỉ ra cực trị mưa tăng tại vùng Bắc Trung Bộ (BTB) và vùng Tây Nguyên Nam Bộ (TNNB) trong pha 4 đến pha 6 của BSISO-1, vùng Bắc Bộ (BB) tăng ở pha 3 và 4. Trong pha 1 và 2 của BSISO-2, mưa cực trị ở vùng BTB và vùng TNNB tăng, vùng BB có xác suất tăng không đáng kể.

Từ khóa: Mưa cực trị, dao động trong mùa hè (BSISO).

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78752

22
 

BSISO’S EFFECTS ON EXTREME RAIN IN VIET NAM

Cong Thanh, Bui Cong Minh
VNU University of Science, Vietnam National University Hanoi

Received: 8/2/2023; Accepted: 2/3/2023

Abstract: The drivers of precipitation variability in the Viet Nam are complex, and they have considerable impact on the economic and social development activites. While interannual variability has been studied intensively, relatively less study has focused on intra-seasonal variability in precipitation, even though this variability can be critical for agricultural activities. In this study, we examine the impact of the fluctuating summer index (BSISO) on the change in rainfall in Viet Nam (June to October). The research results show that the rainfall extremes increase in the North Central region (BTB) and the Southern Central Highlands (TNNB) in phases 4 to phase 6 of BSISO-1, and the Northern region (BB) increases in phases 3 and 4. In phases 1 and 2 of BSISO-2, extreme rainfall in the BTB and TNNB increased, and the BB had a negligible increase in probability.

Keywords: Extreme rain, The Boreal Summer Intraseasonal Oscillation (BSISO).

 
4.

XÂY DỰNG NGƯỠNG KÍCH HOẠT HÀNH ĐỘNG SỚM ĐỐI VỚI MƯA LỚN VÀ LŨ LỤT TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Lê Văn Tuân(1), Vũ Văn Thăng(1), Trần Đình Trọng(1),
An Tuấn Anh(1), Nguyễn Thị Yến(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN)
(2)CARE Quốc tế tại Việt Nam

Ngày nhận bài: 16/2/2023; ngày chuyển phản biện: 17/2/2023; ngày chấp nhận đăng: 9/3/2023

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả xây dựng ngưỡng kích hoạt đối với mưa lớn và lũ lụt tại hai xã Thanh và Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hành động sớm sử dụng phương pháp xây dựng ngưỡng kích hoạt  được xây dựng từ hoạt động tài trợ tài chính dựa trên dự báo (FBF) theo hướng dẫn của Hội chữ Thập đỏ Đức (GRC). Ngưỡng kích hoạt được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa cường độ và tác động của thiên tai thông qua việc phân tích các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Kết quả thấy rằng, ngưỡng kích hoạt được đề xuất đối với lũ lụt khi lượng mưa dự báo trong 1 ngày lớn nhất vượt 150 mm ứng với lũ trung bình cho hai xã Thanh và xã Thuận. Với kết quả thử nghiệm dự báo cho năm 2022 đạt kết quả tương đối phù hợp về giá trị và cường độ mưa thực tế, là cơ sở thực hiện các hành động sớm giúp ích cho cộng đồng giảm thiểu tác động của thiên tai trên địa nghiên cứu.

Từ khóa: Ngưỡng kích hoạt, hành động sớm, mưa lớn, lũ lụt, Quảng Trị.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78755

33
 

DEVELOPMENT OF EARLY – ACTION TRIGGER FOR RAINFALL AND FLOOD IN QUANG TRI PROVINCE

Le Van Tuan(1), Vu Van Thang(1), Tran Dinh Trong(1), An Tuan Anh(1), Nguyen Thi Yen(2)
 (1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change (IMHEN)
(2)CARE International in Vietnam

Received: 16/2/2023; Accepted: 9/3/2023

Abstract: This paper presents the results of developing trigger thresholds for heavy rainfall and floods in the two communes of Thanh and Thuan, Huong Hoa district, Quang Tri province.

Early action based on the threshold-building method for forecasting in financial financing activities (FBF) following the guidelines of the German Red Cross (GRC). The trigger thresholds were established based on the relationship between the intensity and impact of natural disasters through the analysis of past events. The results show that, trigger threshold is proposed for flooding when the maximum 1-day forecasted rainfall reaches and exceeds 150mm, corresponding to a medium flood for two communes of Thanh and Thuan. With this trigger threshold, the forecast test for 2022 achieved relatively consistent results in terms of the value and intensity of rain and flood, providing a basis for implementing early actions to help the community reduce the impact of natural disasters.

Keywords: Trigger, early action, rainfall, flood, Quang Tri.

DOIhttps://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78755

 
5.

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP ĐỂ CHI TIẾT CẤP ĐỘ RỦI RO DO SẠT LỞ Ở TỈNH KHÁNH HÒA

Võ Anh Kiệt, Bùi Văn Chanh
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Ngày nhận bài: 6/2/2023; ngày chuyển phản biện: 7/2/2023; ngày chấp nhận đăng: 28/2/2023

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sạt lở ở tỉnh Khánh Hòa xuất hiện ngày càng nhiều và gây thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, cấp độ rủi ro do sạt lở đất trong Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ chưa chi tiết nên gây khó khăn trong công tác cảnh báo cấp độ rủi ro cũng như phòng chống, ứng phó ở địa phương. Do đó, xây dựng chi tiết cấp độ rủi do sạt lở do mưa lớn cho tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết. Nghiên cứu này, cấp độ rủi do sạt lở đất cho tỉnh Khánh Hòa được xây dựng từ các bản đồ địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ, sử dụng đất, số liệu mưa và điều tra xã hội học. Các bản đồ địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật và số liệu mưa được sử dụng để xây dựng bản đồ hiểm họa; cùng với số liệu điều tra xã hội học và bản đồ sử dụng đất được sử dụng để xây dựng bản đồ chỉ số rủi ro sạt lở bằng phương pháp IPCC với trọng số được tính bằng phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP). Trọng số các thành phần trong AHP được kiểm tra với trận mưa lớn nhất năm 2018. Bộ trọng số đảm bảo đủ tin cậy được sử dụng để xây dựng bản đồ chỉ số rủi ro và chi tiết cấp độ rủi ro dựa trên Quyết định 18, phương pháp thống kê.

Từ khóa: Rủi ro thiên tai, sạt lở, tỉnh Khánh Hòa.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOIhttps://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78756

42
  APPLYING AHP METHOD FOR DETAIL RISK LEVELS BY LANDSIDE
IN KHANH HOA PROVINCE

Vo Anh Kiet, Bui Van Chanh
Southern Central Regional Hydro-Meteorological Center

Received: 6/2/2023; Accepted: 28/2/2023

Abstract: Recently, landslide in Khanh Hoa province has occurred more frequently cause significant impacts and damage. However, landslide risk level category in The Decision 18/2021/QĐ-TTg April 22-2021 of The Prime Minister isn’t detailed so it is difficult to warn risk levels and preparedness, response to landslide in the locality. Therefore, establishing landslide risk levels map by heavy rain in Khanh Hoa province which is very necessary. This research, risk levels in Khanh Hoa province is established from topographic, geology, soil, land cover, landuse maps, rainfall and sociological survey data. Geology, topographic, soil, land cover maps and rainfall data are used to establish hazard map. The hazard map is combined with sociological survey data and landuse map to establish landslide risk index map which is calculated by IPCC method. Besides, weights of components in IPCC is calculated by the Analytic Hierarchy Process (AHP) method. The weights of components were tested with the heaviest rainfall in 2018. Sufficiently reliable weights of
components are used to establish a risk index map, the risk index is divided threshold based on The Decision 18/2021/QĐ-TTg and statistics index from landslide risk map.

Keywords: Hazard risk, Landslide, Khanh Hoa province.

 
6. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHI TIẾT CẤP ĐỘ RỦI RO DO NGẬP LỤT
HẠ LƯU SÔNG BA

Trần Văn Hưng, Bùi Văn Chanh
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Ngày nhận bài: 11/1/2023; ngày chuyển phản biện: 12/1/2023; ngày chấp nhận đăng: 13/2/2023

Tóm tắt: Cấp độ rủi ro do lũ lụt quy định trong Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ được xác định bằng mực nước và cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn nên chưa chi tiết. Vì cùng một mực nước nhưng độ sâu ngập ở các vùng khác nhau nên rủi ro khác nhau, ngoài ra ở những vùng có độ sâu ngập như nhau nhưng mức độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau nên rủi ro cũng khác nhau. Do đó, để nâng cao độ tin cậy về cảnh báo rủi ro do ngập lụt cần xây dựng bản đồ chi tiết theo không gian. Trong nghiên cứu này đã thử nghiệm chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt cho hạ lưu Sông Ba dựa trên Quyết định 18 và chi tiết bản đồ chỉ số rủi ro dựa trên quan điểm của IPCC, phương pháp AHP. Bản đồ chi tiết chỉ số rủi ro hạ lưu Sông Ba được xây dựng từ bản đồ chi tiết ngập lụt và số liệu điều tra xã hội học. Các kịch bản ngập hạ lưu Sông Ba kết hợp với số liệu điều tra xã hội học xây dựng được bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt ứng với các tần suất 1%, 3%, 5%, 10%, vỡ đập Sông Ba Hạ ứng với lũ thiết kế và lũ kiểm tra. Kết quả cho thấy, kịch bản vỡ đập rủi ro phổ biến là cấp 4, tần suất 1% rủi ro phổ hiến là cấp 3 – 4, tần suất 3% và 5% rủi ro phổ biến là cấp 3, tần suất 10% rủi ro phổ biến là cấp 2 – 3; thành phố Tuy Hòa và huyện Sơn Hòa, Sông Hinh có cấp độ rủi ro cao hơn các khu vực khác do mức độ phơi nhiễm của tài sản trước thiên tai hoặc độ sâu ngập lụt lớn.

Từ khóa: Rủi ro do ngập lụt, cấp độ rủi ro, Sông Ba.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78757

54
  DEVELOPMENT OF INUNDATION RISK MAP
FOR THE BA RIVER-DOWN STREAM

Tran Van Hung, Bui Van Chanh
Southern Central Regional Hydro-Meteorological Center

Received: 11/1/2023; Accepted: 13/2/2023

Abstract: The flood risk level in the Prime Minister’s Decision No-18/2021/QĐ -TTg of April  22th in 2014 which is identified by water and alarm level at hydrology stations, therefore it is not detailed. Because, at the same water level but inundation depth is deferent between regions so inundation risk level is deferent. Beside, at the same inundation depth but socioeconomic is deferent between regions so inundation risk level is deferent too. Therefore, it is needed to develop inundation risk maps for advancing reliability about warning. This research, experimented establishing detail inundation risk level map in the Ba downstream river based on the Decision No-18 and risk index detail based on the IPCC of perspective, the AHP of method. The detail inundation risk index map in the Ba downstream river is established by detail inundation map and sociology survey data. Inundation scenario maps in the Ba downstream river and sociology survey data are combined to establish detail inundation risk level map for 1%, 3%, 5%, 10% flood frequency and dam break of Ba Ha River with design flood, test flood. The results show that the case of dam break then common risk level is level 4, 1% flood frequency then common risk level is level 3 – 4, 3% and 5% frequency then common risk level  is level 3, 10% frequency then common risk level  is level 2 – 3; risk level in Tuy Hoa city, Son Hoa and Song Hinh district are higher than other areas because exposure of property in hazard or inundation depth is higher.

Keywords: Inundation risk, risk level, Ba River.

 
7.

XÁC ĐỊNH THỜI KỲ VẬN HÀNH KIỂM SOÁT LŨ LƯU VỰC SÔNG CẢ

Trần Đức Thiện(1), Lưu Thị Hồng Linh(1), Lê Văn Quy(2)
(1)Viện Khoa học Tài nguyên nước
 (2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 20/12/2022; ngày chuyển phản biện: 21/12/2022; ngày chấp nhận đăng: 18/1/2023

Tóm tắt: Lưu vực Sông Cả thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mùa lũ trên lưu vực được phân hóa khá khác nhau giữa các vùng và có xu hướng xuất hiện muộn, ngắn dần từ Bắc xuống Nam. Bài báo này sử dụng phương pháp phân cấp, phân kỳ lũ tại các trạm thủy văn điển hình bao gồm các trạm Cửa Rào, Nghĩa khánh, Dừa, Nam Đàn, Hòa Duyệt để xác định được thời kỳ lũ khác nhau giữa các vùng bao gồm thời kì lũ sớm, lũ chính vụ và lũ muộn trên lưu vực Sông Cả, từ đó đề xuất thời kì vận hành của các hồ chứa trên lưu vực Sông Cả trong việc tham gia cắt, giảm lũ hạ. Kết quả tính toán cho thấy trạm Cửa Rào có thời kỳ lũ sớm 48 ngày, lũ chính vụ 61 ngày và lũ muộn 44 ngày; tại trạm Nghĩa Khánh thời kỳ lũ sớm 79 ngày, lũ chính vụ 74 ngày và lũ muộn 15 ngày; tại trạm Dừa thời kỳ lũ sớm 50 ngày, lũ chính vụ 98 ngày và lũ muộn 25 ngày; tại trạm Nam Đàn thời kỳ lũ sớm 50 ngày, lũ chính vụ 109 ngày và lũ muộn 24 ngày; tại trạm Hòa Duyệt thời kỳ lũ sớm 69 ngày, lũ chính vụ 90 ngày và lũ muộn 24 ngày.

Từ khóa: Lưu vực Sông Cả, phân chia thời kỳ lũ.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78758

66
 

DETERMINING OPERATION PERIODS FOR FLOOD CONTROL
IN CA RIVER BASIN

Tran Duc Thien(1), Luu Thi Hong Linh(1), Le Van Quy(2)
(1)Water Resources Institute
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 20/12/2022; Accepted: 18/1/2023

Abstract: The Ca river basin is located in  the North Central Coast climate. Therefore, the flood season in the basin is differentiated among regions and have a tendency on later appearance with a shorter duration from North to South. The paper has applied the classification and divergence method of floods at typical hydrological stations including Cua Rao, Nghia Khanh, Dua, Nam Dan, and Hoa Duyet to identify different flood periods including early floods, main floods, and late floods. This is the proposed basis for the operation mechanism of reservoirs in the Ca River basin in the reduction of downstream floods. As a result, Cua Rao station has an early flood period of 48 days, main flood period of 61 days, and late flood period of 44 days. Nghia Khanh station has an early flood period of 79 days, main flood period of 74 days, and late flood period of 15 days. Dua station has an early flood period of 50 days, main flood period of 98 days, and late flood period of 25 days. Nam Dan station has an early flood period of 50 days, main flood period of 109 days, and late flood period of 24 days. Hoa Duyet station has an early flood period of 69 days, main flood period of 90 days, and late flood period of 24 days.

Keywords: Ca River basin, flood period, divergence.

 
8.

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH

Doãn Hà Phong
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 5/1/2023; ngày chuyển phản biện: 6/1/2023; ngày chấp nhận đăng: 2/3/2023

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp xây dựng bản đồ, lượng giá các giá trị kinh tế và điều tra khảo sát thực tế để đánh giá định lượng mức độ thiệt hại của nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp ven biển tỉnh Nam Định bao gồm: Rừng ngập mặn, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất trồng lúa. Nghiên cứu đã xác định được diện tích nguy cơ ngập do tác động của nước biển dâng (NBD) cho 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định dao động từ 1,3 – 10,7% diện tích tự nhiên của các huyện. Trong 3 phương án sử dụng đất, theo hiện trạng sử dụng đất năm 2010, diện tích đất nông nghiệp (ĐNN) bị tác động lớn nhất. Đồng thời nghiên cứu đã xác định được giá trị thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài đê với các mức thiệt hại khác nhau. Tổng giá trị thiệt hại do NBD ở 4 huyện dao động từ 0,6 đến 2,8% GDP của tỉnh Nam Định (so với năm 2010) từ năm 2020 đến 2050. Việc lượng giá các tác động này sẽ cung cấp cơ sở giúp địa phương chủ động giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất nông nghiệp, đánh giá thiệt hại kinh tế, tỉnh Nam Định, Delphi.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/25.78760

73
 

ASSESSMENT OF ECONOMIC DAMAGE OF SEA LEVEL RISE DUE TO
CLIMATE CHANGE TO AGRICULTURAL LAND USE IN NAM DINH PROVINCE

Doan Ha Phong
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 5/1/2023; Accepted: 2/3/2023

Abtract: In this study, the author team used the methods of mapping, assessing economic values and conducting field surveys to quantitatively assess the extent of damage caused by sea level rise on agricultural land on coastal district of Nam Dinh Province including mangrove forest, aquaculture land, salt-making land and rice-growing land. The study determined that the area at risk of flooding due to SLR impacts for 4 coastal districts of Nam Dinh province ranges from 1.3 to 10.7% of the natural area of the districts. Of the three land use options, according to the current land use status in 2010, the wetland area will be affected the most. At the same time, the study  determined the damage value for 2 areas inside and outside the dyke with different damage levels. The total value of NCDs in the four districts ranges from 0.6 to 2.8% of Nam Dinh’s GDP (compared to 2010) from 2020 to 2050. The assessment of these impacts will provide a baseline to help the locality proactively mitigate and adapt to climate change.

Keywords: Climate change, sea level rise, agricultural land, economic damage assessment, Nam Dinh province, Delphi.