Chuyên đề nằm trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu hoạt động của tín phong (Trade wind) và ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu ở Việt Nam” đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt của gió địa phương và thời tiết dưới các cường độ gió tín phong khác nhau.
7 vùng khí hậu Việt Nam
Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu, diễn ra trong các thời kỳ ngắn (ngày hoặc giờ). Trong khi đó, khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Thời tiết bị chi phối bởi sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi này và nơi khác. Sự khác biệt về áp suất và nhiệt độ có thể xảy ra do góc chiếu của Mặt trời tại một điểm đang xét, giá trị này thay đổi theo vĩ độ tính từ vùng nhiệt đới. Sự tương phản nhiệt độ mạnh mẽ giữa không khí vùng cực và nhiệt đới làm phát sinh các vòng tuần hoàn khí quyển quy mô lớn nhất: vòng tuần hoàn Hadley, vòng tuần hoàn Ferrel, vòng tuần hoàn cực và dòng tia. Các hệ thống thời tiết ở các vĩ độ trung bình, chẳng hạn như lốc xoáy ngoài hành tinh, là do sự bất ổn của dòng chảy tia. Do trục của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó, ánh sáng mặt trời là khác nhau ở các góc khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm. Trải qua hàng ngàn năm, những thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất có thể ảnh hưởng đến lượng và sự phân phối năng lượng mặt trời mà Trái Đất nhận được, do đó ảnh hưởng đến khí hậu dài hạn và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Khí hậu Việt Nam được phân làm 7 vùng khí hậu, mỗi vùng có đặc trưng khí hậu khác nhau dựa trên bức xạ nhiệt, ẩm gió, … Miền khí hậu phía Bắc được phân chia thành 4 vùng khí hậu: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Miền khí hậu phía Nam được chia thành 3 vùng: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Sự khác nhau giữa các vùng trên cùng miền khí hậu chủ yếu về thời gian bắt đầu, các tháng cao điểm và thời gian kết thúc của mùa mưa.
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý tương đối phức tạp với nhiều hình thế thời tiết chi phối, đặc biệt là tín phong. Hoạt động của tín phong khá phức tạp ở khu vực gió mùa Châu Á và có ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết Đông Nam Á và Việt Nam trong thời kỳ giao mùa (từ mùa đông sang mùa hè và ngược lại). Chuyên đề thực hiện nghiên cứu đánh giá các đặc trưng thời tiết cơ bản ở 7 vùng khí hậu trong thời gian hoạt động của tín phong.
Ảnh hưởng của tín phong đến thời tiết các khu vực
Nghiên cứu quan sát cho thấy sự thay đổi rõ rệt của gió địa phương và thời tiết dưới các cường độ gió tín phong khác nhau. Tín phong ảnh hưởng mạnh mẽ đến chế độ mưa, lượng mưa, lưu thông dòng chảy và nhiệt. Khi tín phong kết hợp với các loại hình thời tiết có thể gây nên các đợt mưa lớn và kéo dài.
Ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ kiểu thời tiết tín phong ảnh hưởng đến lưu thông dòng chảy và lượng mưa; mùa đông gió tín phong hoạt động mạnh nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên thường có hướng đông đông bắc đến đông. Những đợt mưa, mưa lớn và rất lớn thường được sinh ra bởi tổ hợp của 2 hoặc 3 loại hiện tượng thời tiết hoặc xảy ra đồng thời, hoặc nối tiếp nhau gây mưa.
Ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, và Tây Nguyên kiểu thời tiết gió đất biển; gió đất biển tiến sâu vào đất liền ở các vùng ven biển là đáng kể hơn khi các đới gió tín phong yếu. Ở ven biển Trung Bộ, dòng biển ngoài khơi phụ thuộc vào cường độ của dòng gió tín phong đang thịnh hành. Điển hình của thời tiết ở các vùng này là mưa lớn do ITCZ vắt ngang qua (hội tụ của hai đới tín phong Bắc và Nam Bán cầu).
Ở Nam Bộ trong mùa hè, tín phong nam bán cầu đổi hướng thành tây nam (gió mùa) mang lượng hơi ẩm, đây là đặc điểm thời tiết nhiễu động tầng thấp gây mưa ở Nam Bộ bao gồm cả Tây Nguyên. Trong mùa đông, tín phong hướng đông gần xích đạo thổi khá mạnh gây kiểu thời tiết khô, độ ẩm thấp ở khu vực nay, ảnh hưởng gián tiếp đến xâm nhập mặn.