Dự án Tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (CBICS)

DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” (CBICS)

 

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án

Dự án tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

Tên quốc tế bằng tiếng Anh: Capacity Building and support to the Implementaion of the NationalClimate Change Strategy Project

Tên ngắn gọn: CBICS

2. Tên nhà tài trợ

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)

3. Cơ quan chủ quản

– Cơ quan chủ quản toàn bộ Dự án: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

a) Địa chỉ liên lạc: 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

b) Số điện thoại: +84-4-37732731; Fax: +84-4-38359221

– Cơ quan chủ quản hợp phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Địa chỉ liên lạc: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

b) Số điện thoại/Fax: +84-4-38468161

4. Đơn vị đề xuất Dự án

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Địa chỉ liên lạc: 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

b) Điện thoại: +84-4-37732731; Fax: +84-4-38359221

5. Chủ Dự án

– Cơ quan chủ toàn bộ Dự án:

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Địa chỉ liên lạc: 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84-4-37732731; Fax: +84-4-38359221

– Cơ quan chủ Dự án thành phần của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ liên lạc: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Số điện thoại/Fax: +84-4-4592125/38433637

6. Cơ quan thực hiện

– Cơ quan thực hiện quốc gia:

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Địa chỉ liên lạc: 10 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

b) Điện thoại: +84-4-37732731; Fax: +84-4-38359221

– Cơ quan tham gia thực hiện Dự án (Cơ quan đồng thực hiện):

 

+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Địa chỉ liên lạc: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

b) Số điện thoại/Fax: +84-44592125/38433637

+ Viện Khoa học Khí Tượng Thủy văn và Môi trường – Bộ TN&MT

a) Địa chỉ liên lạc: 23/62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại/Fax: +84-4-38359540/38355993

7. Thời gian dự kiến thực hiện Dự án

Thời gian thực hiện dự án là 48 tháng, từ 2014 tới năm 2018.

8. Địa điểm thực hiện Dự án

Địa điểm thực hiện Dự án: Toàn quốc.

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương

Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Báo cáo lần thứ 5 của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) ban hành tháng 9 năm 2013 đã thêm một lần nữa khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra; biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến các nước, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Biến đổi khí hậu đã không chỉ là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề chính trị, ngoại giao, kinh tế và tác động đến mối quan hệ giữa các nước trên thế giới.Trong chương trình nghị sự của mỗi nước, chính sách về vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng chiếm vị trí quan trọng và ưu tiên của mỗi quốc gia.

Trong chương trình nghị sự toàn cầu, đàm phán về biến đổi khí hậu đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết với thành công bước đầu tại COP16 tại Mexico năm 2010 và COP17 tại Nam Phi năm 2011. Các nước hiện đang cùng nhau thảo luận để xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn cầu mới, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2015 và triển khai từ năm 2020.

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, theo xếp hạng của Germanwatch 2012, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn cầu về rủi ro khí hậu. Những áp lực về khí hậu đang ngày càng gia tăng và nhu cầu năng lượng của quốc gia tăng cao, kéo theo khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, thảm họa tự nhiên và nhiều chi phí liên quan cũng tăng cao.

Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động trong ứng phó tích cực với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.Trong xu hướng chung toàn cầu, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang xây dựng và triển khai nhiều chiến lược, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ở trong nước, tập trung theo cả hai hướng tiếp cận thích ứng và giảm thiểu để ứng phó với biển đổi khí hậu, đồng thời tham gia ngày càng tích cực hơn vào đàm phán biến đổi khí hậu toàn cầu

– Trên phương diện khuôn khổ pháp lý và chính sách, ngày 3 tháng 6 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW: “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã được Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa XI) thông qua.Nghị quyết đã xác định những giải pháp chủ yếu sẽ được thực hiện để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là: Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Ðẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu; Ðổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu; Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tạiQuyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 nhấn mạnh: biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gia tăng mức độ tác động và ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của xã hội. Đặc biệt, đối với một quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhưViệt Nam, việclồng ghép vấn đề này vào kế hoạch phát triểncủa các Bộ, ngành, địa phương được đặt ra là một trong những ưu tiên hàng đầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam thể hiện trách nhiệm góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất.Điều này giúp Việt Nam tận dụng đượcnhững cơ hội hợp tác quốc tế và tham gia vào các cơ chế tài chính quốc tế.

– Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2020 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Chiến lược.

– Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt năm 2008 tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Chương trình này được phê duyệt tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đang được thực hiện giai đoạn hai đến năm 2015. Giai đoạn ba (mở rộng) dự kiến sau năm 2015.

– Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012, trong đó đặt ra ba trọng tâm cụ thể là (i) tái cấu trúc hệ thống thể chế kinh tế theo hướng “xanh” hóa các ngành và vùng kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, (ii) nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến và hiệu quả với tài nguyên đồng thời giảm cường độ phát thải khí nhà kính; và (iii) nâng cao đời sống và lối sống thân thiện với môi trường dựa vào nền sản xuất kinh tế dịch vụ và sơ sở hạ tầng xanh. Hiện nay Việt Nam đang tích cực xây dựng các điều kiện và các nhóm nhiệm vụ căn bản để triển khai thực hiện chiến lược trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là để đảm bảo các nỗ lực đầu tư hợp lý và hiệu quả từ chi tiêu công, cơ chế và cơ cấu quản lý và huy độnghợp tác đầu tư công tư theo hư ớng xanh, và dỡ bỏ các rào cản tài trong các cơ chế chính sách tài khóa không hiệu quả đặc biệt là trong các ngành sử dụng năng lượng.

– Về thể chế, Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu được thành lập vào năm 2012 là một cơ chế thực hiện quan trọng đối với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Ủy ban có nhiệm vụ chính là tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ; xem xét và đề xuất các định hướng và các giải pháp chiến lược; huy động, điều phối và giám sát các nguồn lực để thực hiện các chiến lược và chương trình liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong quyết định của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia các vấn đề chuyên môn cho Ủy ban về biến đổi khí hậu, đảm bảo đưa ra các phân tích, đánh giá và nhận định tư vấn kịp thời và toàn diện cho các quyết định của chính phủ như các chủ trương, phương hướng giải pháp lớn và hoặc các quan điểm tiếp cận của Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.

– Bên cạnh đó Ban Công tác đàm phán biến đổi khí hậu của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trưởng ban công tác đàm phán về biến đổi khí hậu của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép và trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành đã ban hành quyết định số 01/BCTĐP ngày 31 tháng 7 năm 2013 bổ nhiệm thành viên Ban công tác đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu.

2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án.

Ngoài Dự án CBICS, đã có một số Chương trình, dự án đã và đang được thực hiện nhằm tăng cường năng lực trong hoặc ngoài Văn phòng Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu.Cụ thể là:

– Hợp phần tăng cường năng lực tại một số tỉnh như Quảng Nam và Bến Tre với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đan Mạch do Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tiến hành. Mục tiêu của hợp phần này là tăng cường năng lực và hiệu lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ con người khỏi các tác động có hại của biến đổi khí hậu, ngăn ngừa và làm giảm những nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra; góp phần vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu;

– Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) khởi xướng nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu về các vấn đề chính sách. Đến nay Chương trình đã thu hút được hỗ trợ tài trợ từ các nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới, Cơ quan phát triển Úc (AusAID), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (EXIMBANK). Một phần nội dung và hoạt động trong đề xuất của Dự án CBICS sẽ góp phần thực hiện một số nội dung trong tổng số 14mục tiêu của Khung ma trận chính sách Chương trình SPRCC.

– Sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu (CCAI) của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC). Đây là một sáng kiến vùng, được thực hiện thông qua bốn giai đoạn: 2009-2010, 2011-2015, 2016- 2020 và 2021-2025. Giai đoạn khởi động (2009-2010) được triển khai từ tháng 08/2009, chủ yếu tập trung vào xây dựng bộ máy tổ chức và quản lý, xây dựng các dự án thí điểm, đánh giá tác động và khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu, ứng dụng và hoàn thiện công cụ cũng như phương pháp đánh giá. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2010 là xây dựng và thực hiện nghiên cứu thí điểm tại từng quốc gia thành viên. Để triển khai các hoạt động này, tháng 3 năm 2010, tại Cần Thơ, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã phối hợp với Ban Thư ký MRC tổ chức hội thảo quốc gia để thảo luận về phạm vi, nội dung và kế hoạch triển khai nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam. Tỉnh Kiên Giang đã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu đầu tiên.

– Dự án Mạng lưới châu Á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) do Quỹ Rockefeller tài trợ, tập trung vào lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đối tượng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ Dự án tại Việt Nam, 03 thành phố là Đà Nẵng, Cần Thơ và Quy Nhơn đã được lựa chọn để thực hiện thí điểm.Tại mỗi thành phố, chính quyền địa phương là cơ quan chỉ đạo các hoạt động của Dự án với sự hỗ trợ từ các đối tác trong và ngoài nước. Các đối tác này sẽ tiến hành các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học sẵn có về biến đổi khí hậu ở Việt Nam và dự báo các tác động đối với địa phương do những thay đổi trong tương lai. Dựa vào các thông tin này, các chuyên gia và cán bộ của chính quyền địa phương sẽ xác định các khu vực địa lý, các cộng đồng, các nhóm xã hội và cơ sở hạ tầng có thể dễ bị tổn thương nhất bởi các tác động của khí hậu trong tương lai. Các cộng đồng hiện đã và đang phải đối phó với các tác động nghiêm trọng của bão, lũ, xói lở và các tác động khác sẽ được mời tham gia đểchia sẻ kinh nghiệm và bài học của mình với các chuyên gia và cán bộ của chính quyền địa phương.

– Ngân hàng Thế giới đã xây dựng Tài liệu tổng quan về các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong năm 2010. Tài liệu sẽ làm cơ sở để phối hợp hoạt động giữa các sáng kiến, dự án đã, đang và sẽ triển khai thực hiện.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản Ghi nhớ với Cơ quan Khí tượng Anh quốc (UK Met) về ý định Hợp tác trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn và biến đổi khí hậu được ký vào tháng 10 năm 2013. Để thực hiện Biên bản Ghi nhớ này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp với Cơ quan Khí tượng Anh quốc xây dựng một dự án hợp tác với các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: (i) xây dựng khung thể chế cho việc xây dựng và thực hiện các dịch vụ khí hậu, (ii) nâng cao chất lượng xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và (iii) nâng cao chất lượng dự báo thời tiết hạn ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, Dự án này đang trong giai đoạn xây dựng và chưa có nguồn lực để thực hiện.

3. Sự cần thiết của Dự án

– Hỗ trợ việc triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW (2013) và kế hoạch hành động đang được hoàn thiện…: “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” thông qua việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

– Hỗ trợ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu: Dự án CBICS sẽ tập trung hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu thông qua tăng cường năng lực cho Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Hội đồng tư vấn của Ủy ban, Văn phòng Ủy ban, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và các cơ quan điều phối và thực hiện các chính sách, nhiệm vụ thuộc Chiến lược. Bên cạnh những hạn chế về công cụ, thông tin và đào tạo cần thiết, hiện nay năng lực để thực hiện Chiến lược vẫn chưa đủ đáp ứng (cả về số lượng và chất lượng), vì vậy để đạt được những mục tiêu Chiến lược đề ra, việc hỗ trợ tăng cường năng lực thực hiện Chiến lược cho các cơ quan Chính phủ là hết sức cần thiết.

– Hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: Trong giai đoạn đầu, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được nhiều mục tiêu đề ra. Để duy trì và tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn đầu của Chiến lược, mục tiêu của Chương trình cho các giai đoạn tiếp theo cần được rà soát để phù hợp với bối cảnh quốc gia cũng như đảm bảo tính thực thi của các mục tiêu đó. Dự án CBICS sẽ tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình NTP-RCC và tăng cường phốihợp với Văn phòng thường trực chương trình NTP-RCC (sau khi có sự thay đổi về mặt tổ chức của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường).

– Một trong những dự án được tiến hành để hỗ trợ cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là Dự án Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằmgiảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính (CBCC). Dự án CBCC đãkết thúcvào năm 2013. Dự án đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện những mục tiêu của Chương trình về tăng cườngnăng lực chocác tổ chức thực hiện và hỗ trợcác công cụ, đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết, đặc biệt ở cấp quốc gia và tại một số tỉnh thí điểm. Dự án cũng góp phần phổ biến kiến thức cơ bản cần thiết về các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.Dự án CBCC tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc xây dựng và phổ biến các văn bản pháp quy, các hướng dẫn kỹ thuật cùng với việc triển khai các khóa hội thảo, tập huấn cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt là các hội thảo tập huấn về kỹ năng đối thoại và đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu. Trên cơ sở kế thừa các kết quả đạt được, Dự án CBICS sẽ mở rộng phạm vi hỗ trợ, tập trung vào các cơ quan chính phủ và hỗ trợ trực tiếp việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ tăng cường nhận thức, năng lực thể chế và khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu cho một số Bộ, ngành và địa phương và góp phần thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể

– Nâng cao năng lực thể chế về ứng phó với biến đổi khí hậu của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu và các đầu mối về biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành và các địa phương liên quan.

– Tăng cường năng lực khoa học kỹ thuật trong xây dựng và thực hiện các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

– Nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của các cơ quan trung ương, địa phương và cộng đồng.

Trả lời