Giáo trình khí hậu đại cương, 2013

LỜI NÓI ĐẦU

Khí hậu là thành phần quan trọng nhất trong các nhân tố hoàn cảnh thiên nhiên và là một tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò sống còn; một mặt cung cấp và đảm bảo thực phẩm, nguồn nước, nơi cưu trú và tập quán sống; mặt khác luôn mang theo một mối nguy hiểm vô cùng lớn cho cộng đồng thông qua các cực trị và thiên tai khí hậu cụ thể như bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng,…, nên các khoa học như xây dựng quốc phòng, kinh tế (nông, lâm, thủy lợi, hàng không, giao thông, công xưởng, hầm mỏ, công trình, đô thị, vệ sinh…), văn hóa và nghiên cứu hoàn cảnh tự nhiên đều trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ mật thiết với khí hậu học và luôn cần đến kết quả phân tích thống kê khí hậu để tìm hiểu quy luật khí hậu nhằm mục thích ứng quy luật khí hậu, hạn chế những khó khăn về mặt khí hậu.

Thông qua sự hiểu biết về khí hậu ở một nơi cụ thể, có thể hình dung được hình ảnh khái quát cảnh quan địa lý tự nhiên, kinh tế – xã hội và nhân văn ở nơi đó.

Khí hậu học không chỉ phục vụ cho việc xây dựng, phát triển kinh tế, quốc phòng và các môn khoa học ứng dụng có liên quan, mà việc xây dựng, phát triển kinh tế, quốc phòng và sự phát triển của các khoa học ứng dụng liên quan cũng thúc đẩy sự phát triển của khí hậu học. Chúng có quan hệ mật thiết với nhau, dựa vào nhau, cùng phục vụ cho sản xuất và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

Do vậy, việc cung cấp kiến thức đầy đủ cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học về khí hậu: Áp suất khí quyển, bức xạ Mặt trời, chế độ nhiệt, chế độ nước trong khí quyển, hoàn lưu khí quyển, nhân tố địa lý ảnh hưởng đến khí hậu và sự tổng hợp khí hậu đã và đang trở thành một yếu cầu cấp thiết.

Giáo trình “Khí hậu đại cương” được biên soạn với mục đích đáp ứng yêu cầu các chương trình đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai và phát triển beeeng vững.

Trong quá trình biên doạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Viện KHKTTV&MT (nay là Viện KHKTTV&BĐKH) và đông đảo các đồng nghiệp trong và ngoài ngành. Các tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Xin chân thành cảm ơn.

CẤU TRÚC GIÁO TRÌNH: (gồm 7 chương).

Chương I. Giới thiệu chung.

Chương II. Bức xạ mặt trời.

Chương III. Áp suất khí quyển.

Chương IV. Hoàn lưu khí quyển.

Chương V. Chế độ nhiệt.

Chương VI. Chế độ nước và ẩm.

Chương VII. Phương pháp tổng hợp và phân loại khí hậu.

 
  
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng 
 

Trả lời