Hội thảo khoa học giới thiệu kết quả luận văn thạc sĩ nước ngoài

Sáng nay, 09 tháng 9 năm 2016, tại Hội trường 116 Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng nông nghiệp đã tổ chức hội thảo khoa học về kết quả nghiên cứu, học tập tại nước ngoài của Thạc sĩ Đỗ Thanh Tùng.

        Tham dự có PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; đại diện các đơn vị trực thuộc Viện và toàn thể các cán bộ, chuyên viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp.
 

PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương phát biểu chỉ đạo hội thảo

ThS. Đỗ Thanh Tùng đã trình bày tên, mục tiêu, phương pháp sử dụng, nội dung và những kết quả đạt được của luận văn thạc sĩ.

 

ThS. Đỗ Thanh Tùng trình bày báo cáo

                   Tên: Đánh giá khả năng sử dụng phương pháp GLCM (Grey-Level Co-occurrence Matrix) trong việc xác định cấu trúc (texture) ảnh máy bay không người lái (UAV) phục vụ thành lập bản đồ thảm phủ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

               Assessment of the Grey-Level Co-Occurrence Matrix for Land Use/Land Cover Classification using Multi-spectral UAV image.

                   Mục tiêu:

                  – Đánh giá mức độ tác động của kích thước cửa sổ tính toán (window size), mức lượng tử hóa (quantization level) và các chỉ số cấu trúc ảnh (texture features) đến độ chính xác của bản đồ thảm phủ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

                – Đánh giá sự ảnh hưởng của kích thước cửa sổ tính toán (window size) và mức lượng tử hóa (quantization level) đến sự biến thiên của các chỉ số cấu trúc ảnh (texture features).

                 Phương pháp:

                – Xác định cấu trúc ảnh: GLCM (Grey-Level Co-occurrence Matrix)

                – Phân loại đối tượng bề mặt: Supervised Maximum Likelihood

                – Độ chính xác của bản đồ thảm phủ/hiện trạng sử dụng đất: Chỉ số Kappa

                Kết quả-nhận xét:

               – Việc kết hợp cấu trúc ảnh vào ảnh gốc (phổ phản xạ) UAV làm tang đáng kể độ chính xác của bản đồ thảm phủ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

               – Mỗi kích thước cửa sổ tính toán chỉ phù hợp với một hoặc một số đối tượng bề mặt nhất định.

               – Việc kết hợp cấu trúc ảnh vào ảnh gốc (phổ phản xạ) UAV làm tang khả năng phân biệt các đối tượng bề mặt.

              – Kích thước cửa sổ tính toán và mức lượng tử hóa có tác động đáng kể đến sự biến thiên của các chỉ số cấu trúc ảnh.

     – Phương pháp GLCM thích hợp trong việc xác định cấu trúc ảnh UAV phục vụ thành lập bản đồ thảm phủ và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 
          PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương đã chúc mừng ThS. Đỗ Thanh Tùng và Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng nông nghiệp và đánh giá cao những kết quả mà anh Tùng đã đạt được: Đã chủ động tìm kiếm và đăng ký để có được học bổng; đã nổ lực rút ngắn thời gian nghiên cứu, học tập từ 2 năm xuống còn 1,5 năm.

Các chuyên gia, nhà khoa học đã đánh giá điểm mới của luận văn là sử dụng phương pháp GLCM và đã nhận xét có những nghiên cứu tiếp theo bằng việc sử dụng tích hợp giữa các ảnh có độ phân giải thấp và ảnh máy bay không người lái có độ phân giải cao để xác định, đánh giá cho các vấn đề lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn…

Phòng KHĐT&HTQT

Để lại một bình luận