Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Giang

Với đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Giang”, thạc sĩ Văn Thị Hằng đã chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến chế độ dòng chảy năm, dòng chảy lũ, dòng chảy cạn, chế độ dòng chảy trên sông, đặc trưng dòng chảy…

Thạc sĩ Văn Thị Hằng trình bày nội dung nghiên cứu

Tỉnh Bắc Giang nằm ở phía Đông Bắc Bắc Bộ có vị trí địa lý từ 21o08’ đến 21o38’ vĩ độ Bắc và từ 105o50’ đến 107o03’ kinh độ Đông. Tỉnh Bắc Giang hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 209 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 10 phường, 15 thị trấn và 184 xã).

Xét về điều kiện khí tượng thủy văn, tỉnh Bắc Giang có tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.500 mm/năm (từ 1.200-2.400mm), vùng có lượng mưa lớn thuộc phía Đông của Tính giáp với Quảng Ninh. Nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bắc Giang từ 22-24°C. Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) chiếm khoảng từ 80% đến 85% tổng lượng mưa năm, mùa khô kéo chỉ chiếm 15% đến 20%. Mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX, tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm từ xấp xỉ 77% tổng lượng dòng chảy trong cả năm. Tám tháng mùa kiệt (từ tháng X-V) khoảng 23% tổng lượng nước trong năm.

Xu thế biến đổi các đặc trưng khí tượng có nhiều thay đổi. Trong đó, xu thế mưa tăng, lớn nhất tại trạm Sơn Động xấp xỉ 4,29 mm/năm. Xem xét chuỗi quan trắc từ năm 1960 – 2020 nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng đến cuối thời kỳ, xấp xỉ 1,5 – 2,3 độ C.

Xu thế biến đổi các đặc trưng thủy văn tại trạm Chũ và trạm Cầu Sơn có sự khác biệt. Trong khi lưu lượng năm tại trạm Chũ có xu thế giảm khoảng 0,04m3/s/năm thì trạm Cầu Sơn lại có xu thế tăng khoảng 1,1 m3/s/năm.

Xu thế mưa 1 ngày max giảm tại trạm Sơn Động, các trạm Bắc Giang và  Lục Nam và Sơn Động có xu thế tăng. Số  ngày nắng nóng trên 35o C, có xu thế tăng cả 4 trạm, trong khi đó số ngày có nhiệt độ trên 39oC có xu thế tăng những năm gần đây. Số ngày rét đậm (8-13oC) có xu thế giảm, tuy nhiên số ngày nhiệt độ thấp nhất năm có xu thế tăng.

Các đại biểu theo dõi phần trình bày của Thạc sĩ Văn Thị Hằng

Kết quả đánh giá

Bằng các phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ở tỉnh Bắc Giang, thạc sĩ Văn Thị Hằng đã chỉ ra tổng lượng mưa trung bình năm và lượng mưa một ngày lớn nhất từ 1961 đến nay có xu thế tăng.

Về nhiệt độ trung bình, số ngày có nhiệt độ cao nhất năm có xu thế tăng lên, thời tiết ngày càng nóng hơn. Nhiệt độ thấp nhất hàng năm có xu hướng tăng lên.

Kịch bản nhiệt độ trung bình và các cực trị về nhiệt độ đều có xu thế tăng so với kịch bản năm. Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ, nhiệt độ tối cao tăng 2,5oC, nhiệt độ tối thấp tăng 2,1oC. Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ tối cao tăng cao nhất có thể đến 4,4oC, nhiệt độ tối thấp tăng cao nhất là 3,8oC.

Tác động của biến đổi khí hậu đến kịch bản lượng mưa và các cực trị về lượng mưa cho thấy, so với thời kỳ cơ sở, lượng mưa năm ở tỉnh Bắc Giang có xu thế tăng. Theo kịch bản RCP4.5, lượng mưa năm tăng từ 8 ÷ 10% vào đầu thế kỷ, tăng 14 ÷ 18% vào cuối thế kỷ. Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ lượng mưa tăng 21 ÷ 24%, các giai đoạn trước có mức tăng thấp hơn.

Về dòng chảy, trung bình năm và trung bình mùa lũ tại KB PCR4.5 và KB PCR8.5 đều có xu thế tăng so với kịch bản năm. Dòng chảy mùa cạn có xu thế tăng/giảm khác nhau giữa các thời kỳ và các kịch bản, trong mùa cạn dòng chảy tại kịch bản RCP 4.5 so với kịch bản năm và tăng cao hơn RCP 8.5.

Chế độ dòng chảy trên sông cho thấy, dòng chảy mùa cạn có xu hướng tăng ở các tháng đầu mùa cạn (XI-III) và giảm ở các tháng cuối mùa cạn (IV-V). Lưu lượng đỉnh lũ tại trạm Chũ tăng từ 21-32% trong kịch bản RCP4.5 và tăng lên 25-56% ở kịch bản RCP8.5. Tổng lượng dòng chảy trên 3 lưu vực sông có xu thế tăng  từ 0.6-8.9%, lưu vực sông Cầu có tỷ  lệ tăng cao nhất, tăng 7.8% kịch bản RCP 4.5 và 8.9% vào cuối thế kỷ.

Về nhu cầu nước, tổng nhu cầu sử dụng nước của các thời kỳ trong kịch bản BĐKH đều có xu thế tăng so với kịch bản nền, trong đó, tăng 66 triệu m3 ở kịch bản PCR8.5 tương ứng 5,3% so với TKN, tăng 2,8 %  tương ứng tăng 35 triệu m3 tại kịch bản RCP 4.5.

Các khu tưới phần lớn vùng miền núi thuộc thượng nguồn sông Thương gồm sông Sỏi, khu vực sông Hóa, sông Lục Nam như sông Rãng, Đà Ba tại KBN và kịch bản BĐKH đều thiếu vào các tháng mùa khô. Khu khu vực hạ lưu sông Lục Nam, lưu vực Cầu Sơn – Cấm Sơn, sông Mân sông Chản.