Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 12 – 2019


TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SỐ 12 – THÁNG 12/2019

 

Stt

Tên bài, tên tác giả

Trang

1
ĐỒNG LỢI ÍCH TỪ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 

 

TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI VIỆT NAM: 
LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ ÁP DỤNG

 

 

Nguyễn Tú Anh(1), Nguyễn Phương Thảo(1), Đoàn Thị Xuân Hương(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày nhận bài 12/11/2019; ngày chuyển phản biện 13/11/2019; ngày chấp nhận đăng 29/11/2019

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ lý thuyết về các đồng lợi ích và xây dựng phương pháp đánh giá đồng lợi ích của các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính (KNK) trong quản lý chất thải rắn (CTR). Từ đó sẽ cung cấp thêm luận cứ cho các chính sách giảm phát thải KNK và tăng cường các giải pháp giảm phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý CTR ở Việt Nam. Theo đó, ba nội dung chính được tiến hành bao gồm: (1) Nghiên cứu tổng quan về đồng lợi ích của các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK nói chung và trong quản lý CTR nói riêng; (2) Các phương pháp đánh giá đồng lợi ích của các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong quản lý CTR; (3) Hướng áp dụng phương pháp đánh giá đồng lợi ích cho quản lý CTR ở Việt Nam. Các kết quả thu được đã tạo được tiền đề cho công tác nghiên cứu và áp dụng đánh giá đồng lợi ích trong công cuộc ứng phó BĐKH tại Việt Nam.
Từ khóa: Khí nhà kính, đánh giá vòng đời, lượng giá, kinh tế, xã hội, môi trường.

1

CO-BENEFITS OF CLIMATE CHANGE MITIGATION IN SOLID 

 

WASTE MANAGEMENT IN VIETNAM: THEORY, ASSESSMENT METHODS AND APPLICATION

 

 

Nguyen Tu Anh(1), Nguyen Phuong Thao(1), Doan Thi Xuan Huong(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Department of International Cooperation, Ministry of Natural Resources and Environment

Received: 12/11/2019; Accepted: 29/11/2019

Abstract: This study focused on clarifying the theory of co-benefits as well as identifying and developing appropriate methods to assess the co-benefits of greenhouse gas (GHG) mitigation measures in the solid waste sector. Subsequently, the study could contribute references for policies on GHG emissions reduction and strengthen solutions to reduce GHG emissions in low carbon solid waste management in Viet Nam. Accordingly, three main contents were conducted including: (1) To provide an overview of co-benefits of GHG emission reduction activities in general and in solid waste sector in particular; (2) To introduce to the assessment of co-benefits of climate change mitigation in solid waste management; (3) To present guidance on applying adequate methods to assess co-benefits of solid waste sector in Viet Nam. The results can create a premise for further research on and application of co-benefit assessment in response to climate change in Viet Nam.
Keywords: Greenhouse gas, life cycle assessment, monetarization, economic impacts, social impacts, environmental impacts.

2

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ
BÙN CÁT LƠ LỬNG VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN NAM BỘ

Trần Văn Tình(1), Trần Đăng Hùng(2)
(1)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 4/10/2019; ngày chuyển phản biện 5/10/2019; ngày chấp nhận đăng 5/11/2019

Tóm tắt: Việc ước tính nồng độ bùn cát lơ lửng có vai trò rất quan trọng trong công tác nghiên cứu đánh giá chất lượng nước, môi trường nước vùng cửa sông ven biển, đánh giá diễn biến hình thái đường bờ. Nghiên cứu này đã sử dụng ảnh viễn thám để xác định mối quan hệ giữa phổ xạ từ ảnh vệ tinh với nồng độ bùn cát lơ lửng vùng cửa sông Mê Kông và ven biển Nam Bộ trên cơ sở kết hợp số liệu đo đạc ngoài thực địa và phân tích giải đoán ảnh. Kết quả của nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa phổ phản xạ từ ảnh vệ tinh (Modis) với nồng độ bùn cát lơ lửng tuân theo hàm số mũ (R2 = 0,82). Kết quả này sẽ cho được bức tranh khá đầy đủ về xu thế vận chuyển bùn cát vùng cửa sông Mê Kông và vùng ven biển Nam Bộ.
Từ khóa: Cửa sông ven biển Nam Bộ, ảnh viễn thám, bùn cát lơ lửng.

16

APPLYING SATELLITE IMAGES TO DETERMINE SUSPENDED SEDIMENTS CONCENTRATION IN THE SOUTH COASTAL ESTUARIES AREA OF VIET NAM

Tran Van Tinh(1), Tran Dang Hung(2)
Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change

Received: 4/10/2019; Accepted: 5/11/2019

Abstract: Estimation of suspended sediment concentration is an important issue in water quality assessment research, environment of the south coastal estuaries area and assessing shoreline morphology. This paper have used satellite images to specify the relationship between the reflection spectrum of satellite images and suspended sediment concentrations in Me Kong estuaries and the south coastal of Viet Nam which based on the method of combining field observation data and qualitative satellite images Analysis. The results of the study which has created a complete picture of the trend of sediment transport in Me Kong estuaries and the south coastal of Viet Nam showed the correlation between the reflected spectrum from the satellite image (Modis) and the suspended sediment concentration is an exponential relation (R2 = 0.82).
Keywords: The south coastal estuaries area of Viet Nam, satellite images, suspended sediments.

3

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỰ BÁO SỰ HÌNH THÀNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
TRÊN BIỂN ĐÔNG BẰNG HỆ THỐNG TỔ HỢP LETKF

Trần Tân Tiến, Công Thanh, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Nga

Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Dự báo và Cảnh báo Thiên tai Khí tượng Thủy văn, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài 3/10/2019; ngày chuyển phản biện 4/10/2019; ngày chấp nhận đăng 15/11/2019

Tóm tắt: Nghiên cứu này đã tiến hành thử nghiệm và đánh giá kết quả dự báo sự hình thành của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông hạn 3 ngày bằng phương pháp LETKF 5 thành phần và 2 lưới lồng với độ phân giải là 27km và 9km. Số liệu dự báo toàn cầu GFS được cập nhật SST được sử dụng làm điều kiện biên và điều kiện ban đầu của mô hình. Số liệu gió vệ tinh CIMSS, số liệu cao không radiosonde, quan trắc bề mặt được dùng cho quá trình đồng hóa. Phương pháp LETKF trong mô hình WRF dự báo được sự hình thành của các cơn áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong giai đoạn 2010-2017. Mô hình cho dự báo có độ lệch thời gian khoảng 7-8 tiếng so với thực tế. Vị trí hình thành dự báo lệch khoảng 70-150km so với vị trí hình thành thực tế. So sánh giữa kết quả dự báo của lưới 1 và lưới 2 thì lưới 2 của mô hình cho dự báo có phần chính xác hơn cả về vị trí và thời gian hình thành của các cơn áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Từ khóa: Xoáy thuận nhiệt đới, dự báo tổ hợp.

23

EVALUATION OF THE POSSIBILITY OF FORECASTING 

 

THE FORMATION OF TROPICAL CYCLONES IN THE BIEN DONG 

 

USING THE LETKF ENSEMBLED SYSTEM

 

 

Tran Tan Tien, Cong Thanh, Pham Thu Thuy, Nguyen Thi Nga

Laboratory of researching in forecasting and warning hydro-meteorological disasters,
Faculty of Hydrology, Meteorology and Oceanography, VNU University of Science, Ha Noi, Viet Nam

Received: 3/10/2019; Accepted: 15/11/2019

Abstract: In this study, we attempted and evaluated the results of forecasting the formation of tropical cyclones with 3 day term in the Bien Dong using the ensemble system LETKF (5 components and 2 nested grids). The resolutions are 27km and 9km respectively. The global forecast data (GFS) is updated SST data is used as boundary and initial conditions of the model, assimilation data including CIMSS satellite wind data, radiosonde data and surface observation data. The ensemble system LETKF in the WRF model predicted the formation of tropical depressions in the Bien Dong in the period of 2010-2017. Time bias from model is about 7-8 hours, distance bias is about 70-150km from predicting position to reality. Comparing between 2 grids, grid 2 of the model gives a more accurate prediction both on the location and time of formation of tropical depressions in the Bien Dong.
Keywords: Tropical cyclones; ensemble forecasting system.

4

XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ BÁO NGẬP LỤT ĐÔ THỊ CHO KHU VỰC HÀ NỘI
SỬ DỤNG SỐ LIỆU MƯA LƯỚI ĐỘ PHÂN GIẢI CAO

Nguyễn Văn Đại(1), Nguyễn Anh Nam(1), Đặng Quang Thịnh(1), Nguyễn Văn Hiệp(2), Phạm Văn Tuấn(3)

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Viện Vật lý địa cầu
(3)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Ngày nhận bài 15/10/2019; ngày chuyển phản biện 16/10/2019; ngày chấp nhận đăng 10/11/2019

Tóm tắt: Vấn đề ngập lụt do mưa lớn ở các khu vực đô thị ngày càng trở nên trầm trọng do hệ thống tiêu thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa và các thiên tai ngày càng khắc nghiệt hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu. Đô thị là khu vực có kinh tế phát triển, do đó, khi xảy ra tình trạng ngập lụt thì mức độ thiệt hại về kinh tế ở khu vực đô thị sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc cải tạo và xây dựng bổ sung hệ thống tiêu thoát nước thì cần thiết phải xây dựng hệ thống dự báo ngập lụt đô thị thời gian thực. Hệ thống này cần được thực hiện hoàn toàn tự động và có độ chính xác cao để có khả năng dự báo sớm những khu vực có khả năng ngập lụt. Bài báo này giới thiệu kết quả xây dựng hệ thống dự báo ngập lụt đô thị thời gian thực sử dụng số liệu mưa lưới độ phân giải cao 1x1km từ mô hình WRF cho 8 quận nội thành cũ của Thành phố Hà Nội.

Từ khóa: Thời gian thực, ngập lụt đô thị, quận nội thành, MIKE URBAN.

32

ESTABLISHING AN URBAN INUNDATION FORECAST SYSTEM FOR HA NOI AREA USING HIGH RESOLUTION GRID RAINFALL DATA

Nguyen Van Dai(1), Nguyen Anh Nam(1), Dang Quang Thinh(1), Nguyen Van Hiep(2), Pham Van Tuan(3)

(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Institute of Geophysics
(3)Ha Noi University of Natural Resources and Environment

Received: 15/10/2019; Accepted: 10/11/2019

Abstract: The problem of flooding due to heavy rains in urban areas is getting more seriously due to the unpropriate drainage system which does not keep up with the rate of urbanization. Additionally, natural disasters become more unpredictable in the context of climate change. Urban are economically developed areas, so when floods occur, economic losses in urban areas will be much more than in other areas. To solve this problem, in addition to the renovation and newly additional construction of drainage systems, it is necessary to build a real-time inundation forecast system. This system needs to be implemented fully automatically and with high accuracy to enable early forecasting of flooded areas. This paper introduces the results of building a real-time urban inundation forecast system using 1x1km high resolution grid rainfall data derived from WRF model for 8 old urban districts of Ha Noi City.

 

Keywords: Real time, urban inundation, grid rainfall, old urban districts.

 

 

5

LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ÁP DỤNG TÍNH TOÁN ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA VIỆT NAM

Huỳnh Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Liễu, Vương Xuân Hòa, Phạm Thu Giang
Viện Khoa học Khí tượngThủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 18/11/2019; ngày chuyển phản biện 19/11/2019; ngày chấp nhận đăng 5/12/2019

Tóm tắt: Đánh giá độ không chắc chắn trong kiểm kê phát thải khí nhà kính (KNK) được xem là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá độ tin cậy của các kết quả và đưa ra những góp ý cải thiện cho các kỳ kiểm kê trong tương lai. Bài báo giới thiệu về các yếu tố của tính không chắc chắn, ví dụ như độ tin cậy của nguồn dữ liệu, sai số trong tính toán, đo lường và sử dụng mô hình tính toán,…; phân tích những biểu hiện chính của độ không chắc trong việc sử dụng số liệu hoạt động và hệ số phát thải; và giới thiệu về phương pháp đánh giá độ không chắc chắn trong kiểm kê phát thải KNK. Bên cạnh đó, bài báo cũng áp dụng Hướng dẫn kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) phiên bản năm 2006 để tính toán phát thải cho ngành xi măng và ứng dụng các Hướng dẫn thực hành tốt của IPCC năm 2000 để đánh giá độ chưa chắc chắn cho kết quả tính toán phát thải KNK này. Theo đó, năm 2014 lượng phát thải KNK từ lĩnh vực này là hơn 32 triệu tấn CO2tđ. Độ chưa chắc chắn của kết quả tính toán là khoảng 26%, chủ yếu là do việc sử dụng các hệ số phát thải mặc định của IPCC.
Từ khóa: Phát thải khí nhà kính, độ không chắc chắn, kiểm kê.

42
VALUATION METHOD OF UNCERTAINTY IN GREENHOUSE GAS 

 

EMISSIONS INVENTORY AND APPLY FOR VIET NAM’S CEMENT SECTOR

 

 

Huynh Thi Lan Huong, Nguyen Thi Lieu, Vuong Xuan Hoa, Pham Thu Giang
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 8/11/2019; Accepted: 5/12/2019

Abstract: Assessing the uncertainty in greenhouse gas (GHG) emissions inventory is considered as one of the important and necessary contents to assess the reliability of the results and make adjustments GHG inventories in the future. Article introduces the factors of uncertainty, such as the reliability of data sources, errors in calculation, measurement and the use of calculation models,… Analysis of the main manifestations of uncertainty in using activity data and emissions factors; and introduction of methods to assess uncertainty in GHG emissions inventories. The paper applies IPCC 2006 to calculate GHG emissions for the cement industry, 2000 GPG to assess the uncertainty of GHG emission calculation results. In 2014, GHG emissions from this sector were more than 32 million tons of CO2eq. The uncertainty of the calculated result is about 26%, mainly due to the use of IPCC’s default emission factors.
Keywords: GHG emissions, uncertainty, inventory.

 

6

TÍNH TOÁN SỨC CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Trương Sỹ Vinh
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

Ngày nhận bài 5/12/2019; ngày chuyển phản biện 6/12/2019; ngày chấp nhận đăng 20/12/2019

Tóm tắt: Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia (VQG) đầu tiên của Việt Nam. Nhờ những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa và lịch sử, VQG đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước,… Hiện nay, tổng lượng khách du lịch đến VQG trung bình khoảng 85.000 lượt/năm (giai đoạn 2011-2018), trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 15%. Việc gia tăng các hoạt động du lịch tại đây đã gây ra nhiều hệ lụy nhất định, đặc biệt sức ép đến môi trường sinh thái. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường của VQG, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng chịu tải của môi trường ở VQG dưới tác động của hoạt động du lịch. Mục tiêu của bài báo là xác định mức độ chịu tải của các yếu tố thành phần môi trường trong phát triển du lịch ở VQG làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững. Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các công thức đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu có liên quan. Những kết quả tính toán cho thấy, vào những ngày bình thường, sức chịu tải môi trường của VQG Cúc Phương nhìn chung không vượt quá khả năng cho phép, tuy nhiên, vào những ngày cao điểm, lượng du khách đến VQG đã vượt ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái, về khả năng cung cấp nước sạch và hệ thống giao thông.
Từ khóa: Cúc Phương, sức chịu tải môi trường du lịch, du lịch bền vững.

49
CALCULATING TOURISM ENVIRONMENTAL CARRYING 

 

CAPACITY OF CUC PHUONG NATIONAL PARK

 

 

Truong Sy Vinh
Institute for Tourism Development Research

Received: 5/12/2019; Accepted: 20/12/2019

Abstract: Cuc Phuong National Park is the first National Park of Viet Nam. Thanks to its advantages of natural landscapes, diverse ecosystems, cultural and historical values, the park has become an attractive ecotourism destination for many domestic and foreign tourists. The total number of tourist arrivals to the Park is about 85,000/year. The development of tourism activities at the Park has caused certain consequences, especially pressure on the ecological environment. There have been many studies on the impact of tourism activities on the Park’ s environment, however, environmental carrying capacity under the impact of tourism activities has not been addressed. The objective of this article is to determine carrying capacity of different environment elements in tourism development at the Park and to propose relevant recommendations for sustainable tourism development. The article uses quantitative research methods with those formulas having been applied in related studies. The results show that, on normal days, the environmental carrying capacity of the Park is acceptable. However, on peak days, the number of tourist visits exceeds the capacity of the eco-system, clean water provision and transport systems.

 

Keywords: Cuc Phuong, tourism environmental carrying capacity, sustainable tourism.

 

 

7

ÁP DỤNG KHUNG PHÂN TÍCH SWOT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO 

 

AN NINH MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

Tạ Đình Thi(1), Tạ Văn Trung(2), Phan Thị Kim Oanh(3), Đỗ Nam Thắng(4)
(1)Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2)Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(3)Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(4)Crawford School of Public Policy, Australian National University

Ngày nhận bài 5/10/2019; ngày chuyển phản biện 6/10/2019; ngày chấp nhận đăng 5/12/2019

Tóm tắt: Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu. Thực tế cho thấy các thách thức an ninh môi trường không chỉ đe dọa an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh lương thực,… mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhân loại. Sự khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gia tăng có thể gây suy yếu nền kinh tế, làm trầm trọng thêm vấn đề đói nghèo, làm bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột. Nhiều học giả trong nước và trên thế giới đều thống nhất quan điểm về mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và an ninh môi trường có tính hữu cơ, chặt chẽ, bởi vì về thực chất, an ninh môi trường là một thành tố thuộc an ninh phi truyền thống, một bộ phận cấu thành an ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh môi trường chính là một phần quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của nước biển dâng. Biến đổi khí hậu toàn cầu và hệ quả của phát triển kinh tế không bền vững kể cả nội sinh và ngoại sinh đã và đang gây ra những áp lực rất lớn đến vấn đề đảm bảo an ninh môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vùng kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia, an ninh môi trường, đồng bằng sông Cửu Long.

55

USING SWOT ANALYSIS FRAMEWORK TO ASSESS THE ABILITY TO ENSURE ENVIRONMENTAL SECURITY IN THE ME KONG DELTA

Ta Dinh Thi(1), Ta Van Trung(2), Phan Thi Kim Oanh(3), Do Nam Thang(4)
(1)Viet Nam Administration of Seas and Islands
(2)Viet Nam Environment Administration
(3)Institude of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment
(4)Crawford School of Public Policy, Australian National University

Received: 5/10/2019; Accepted: 5/12/2019

Abstract: Nowadays, not only in Viet Nam but also in the world, environmental security has become a global problem. The reality shows that environmental security challenges not only threaten human security, economic security, food security,… but also one of the major threats to national security and survival of mankind. The increasing scarcity of resources, pollution, and environmental degradation can weaken the economy, worsen poverty, destabilize politics, and even become a trigger for conflicts. Many domestic and international scholars agree on the view that the relationship between national security and environmental security is organic and coherent because intrinsically, environmental security is an element belonging to non-traditional security, a component of national security. Ensuring environmental security is an important part to ensure national security in the new era.
As one of the countries most heavily affected by climate change and the Me Kong Delta is one of the three deltas in the world most affected by the impact of sea-level rise. Global climate change and the consequences of unsustainable economic development both endogenous and exogenous have been exerting great pressure on the issue of environmental security in the Me Kong Delta, one of Viet Nam’s most important economic regions.

Keywords: Climate change, national security, environmental security, Me Kong Delta.

8

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DỰ ÁN VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 

 

Hà Thị Thuận(1), Trần Hồng Thái(2)
(1)Công ty Cổ phần Thiết bị Khí tượng Thủy văn và Môi trường Việt Nam
(2)Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Ngày nhận bài 2/12/2019; ngày chuyển phản biện 3/12/2019; ngày chấp nhận đăng 20/12/2019

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và cũng là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu. Để giải quyết các vấn đề do tác động của BĐKH gây ra đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần phải huy động một nguồn lực lớn trong xã hội, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Tuy nhiên các chính sách về cơ chế tài chính ứng phó với BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được. Những khó khăn thách thức ấy đã tạo nên một động lực mạnh mẽ nhằm thúc đẩy dự án hợp tác công tư (PPP) việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Mục tiêu của bài báo nhằm nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện dự án hợp tác công – tư trong ứng phó với BĐKH. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện dự án PPP trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, bộ tiêu chí, hợp tác công tư.

75
THEORY, PRACTICE AND PROPOSAL CRITERIA TO ASSESS PROJECT 

 

IMPLEMENTATION CONDITIONS ON PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP IN RESPONSE
TO CLIMATE CHANGE

 

 

Ha Thi Thuan(1), Tran Hong Thai(2)
(1)Viet Nam Meteorological, Hydrological and Environment Equipment Joint Stock Company
(2)Viet Nam Meteorological and Hydrologycal Ad ministrantion

Received: 5/12/2019; Accepted: 20/12/2019

Abstract: The climate change is emerging as one of the biggest challenges facing humanity in the 21st century. Viet Nam is a developing country and also one of the countries most heavily affected by climate change. To solve the problem caused by climate change requires the Government of Viet Nam to mobilize a large amount of resources in society, especially financial resources. However, current policies on financial mechanism to respond to climate change in Viet Nam still have many shortcomings that have not been met. These challenges have created a strong motivation to promote PPP in response to climate change in Viet Nam. The objective of the paper is to research and propose a set of criteria to evaluate public-private partnership project implementation conditions in response to climate change. The research results have developed a set of criteria to evaluate public-private partnership implementation conditions in response to climate change in Viet Nam.
Keywords: Climate change, criteria, public-private partnership.

9

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ XU THẾ LẮNG ĐỌNG ƯỚT
TẠI CÁC TRẠM THUỘC MẠNG LƯỚI EANET CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2018

Nguyễn Thị Kim Anh(1), Lê Văn Quy(1), Lê Văn Linh(1), Nguyễn Trường Giang(1), Nguyễn Văn Tiến(1), Hoàng Thị Vân(1), Nguyễn Phương Nhung(2), Hán Thị Ngân(3)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
(3)Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày nhận bài 2/11/2019; ngày chuyển phản biện 3/11/2019; ngày chấp nhận đăng 5/12/2019

Tóm tắt: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Seasonal Mann-Kendall (SMK), đánh giá xu thế lắng đọng ướt của các ion nss-SO42-, nss-Ca2+, NH4+, NO3 và H+ tại 4 trạm Hà Nội, Hòa Bình, Cúc Phương và Đà Nẵng từ năm 2000-2018. Trong đó, lắng đọng H+ có xu thế giảm do nồng độ H+ trong nước mưa giảm tại các trạm, mức độ giảm lắng đọng trung bình năm từ 0,43%/năm đến 4,4%/năm. Lắng đọng NO3 và nss-SO42- có xu thế tăng tại Hà Nội, Hòa Bình và giảm tại Cúc Phương, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, ion NH4+ có xu thế tăng rõ ràng tại Hà Nội và Hòa Bình với mức tăng trung bình năm từ 2,34-2,67%/năm. Ion nss-Ca2+ có xu thế tăng rõ ràng tại Hà Nội và Đà Nẵng với mức tăng trung bình năm từ 3,52-11,03%/năm.
Từ khóa: Lắng đọng ướt, Mann-Kendall, xu thế.

83

ASSESSMENT ON WET DEPOSITION TRENDS AT THE STATIONS UNDER EANET MONITORING NETWORK DURING THE PERIOD OF 2000-2018

Nguyen Thi Kim Anh(1), Le Van Quy(1), Le Van Linh(1), Nguyen Truong Giang(1), Nguyen Văn Tien(1), Hoàng Thi Van(1), Nguyen Phuong Nhung(2), Han Thi Ngan(3)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)University of Transport Technology
(3)Viet Nam Administration of Forestry, Ministry of Agriculture and Rural Development

Received: 2/11/2019; Accepted: 29/11/2019

Abstract This paper presents the non-parametric test method Seasonal Mann-Kendall (SMK) to evaluate the tendency of wet deposition of nss-SO42-, nss-Ca2+, NH4+, NO3 and H+ ions at four stations in Ha Noi, Hoa Binh, Cuc Phuong and Da Nang during the period from 2000 to 2018. According to this, the deposition of H+ tends to decrease caused by the reduction of H+ concentration in rainwater, the average annual reduction of deposition ranges from 0.43%/year to 4.4%/year. The deposition of NO3 and nss-SO42- tend to increase in Ha Noi and Hoa Binh; conversely, they decrease in Cuc Phuong and Da Nang. Besides, the ion NH4+ has a clear tendency to increase in Ha Noi and Hoa Binh with an average annual increase from 2.34-2.67%/year. The nss-Ca2+ also has a clear increased trend in Hanoi and Da Nang with an average annual rate at 3.52- 11.03%/year.
Keywords: Wet deposition, Mann-Kendall, trend.

Để lại một bình luận