Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 17 – 2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SỐ 17 – THÁNG 3/2021
Tải file toàn văn Tạp chí số 17 theo file đính kèm: /files/doc/2021/tap chí BDKH/so 17 thang 3 nam 2021/TAP CHI SO 17 ban cuoi.pdf

 

1

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG DỰ BÁO THỦY VĂN

Nguyễn Quang Hưng(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2)
(1)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 24/12/2020; ngày chuyển phản biện: 25/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 22/01/2021

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, mô hình thủy văn thông số phân bố (WRF-Hydro) được kết nối hai chiều với mô hình số trị khí tượng (WRF) để tính toán dự báo thủy văn hạn ngắn cho tiểu lưu vực sông Lũy, Bình Thuận. Mô hình khí tượng sử dụng dữ liệu từ mô hình dự báo toàn cầu với ba lưới độ phân giải lần lượt 9 km, 3 km, 1 km, trong khi lưới của mô hình thủy văn có độ phân giải 250 m. Mô hình thủy văn độc lập được hiệu chỉnh và kiểm định với số liệu mưa lưới kết hợp số liệu mưa đo trên mặt đất, đạt kết quả cao với chỉ số Nash từ 0,9. Tuy nhiên, khi thực hiện kết nối hai chiều, chất lượng dự báo dòng chảy giảm đáng kể với chỉ số Nash đạt 0,5. Mặc dù vậy, kết quả cho thấy mô hình phản ứng tốt với các thay đổi của đầu vào, dòng chảy biến thiên nhạy với mưa dự báo. Để đạt đảm bảo tính chính xác và tăng thời gian dự báo, cần nghiên cứu hiệu chỉnh kết quả dự báo khí tượng trước khi kết nối hai chiều với mô hình thủy văn. Thử nghiệm trong nghiên cứu cho thấy hướng sử dụng mô hình liên kết khí tượng thủy văn là một hướng đi mới, khả thi trong dự báo thủy văn.

Từ khóa: Mô hình kết nối hai chiều, dự báo thủy văn, sông Lũy, WRF, WRF-Hydro.

1
INITIATIVE EVALUATION OF COUPLING A HIGH-RESOLUTION
WEATHER MODEL WITH A HYDROLOGICAL MODEL
FOR HYDROLOGICAL FORECASTING
Nguyen Quang Hung(1), Huynh Thi Lan Huong(2)
(1)VNU University of Science, Vietnam National University, Ha Noi
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, hydrology and climate change

Received: 24/12/202; Accepted: 22/01/2021

Abstract: In this study, the distributed hydrological model is coupled with the meteorological numerical model to calculate short-term hydrological forecasts for the Luy sub-basin in Binh Thuan province. The meteorological model uses data from a global forecast model with three grids with a resolution of 9 km, 3 km, and 1 km, respectively and the hydrological model’s grid has a resolution of 250 m. The Independent hydrological model was calibrated and validated with grid rain combined with rainfall data measured on the ground, achieving high results with Nash index from 0.9. However, when coupling, the quality of forecasted flow decreased significantly with the Nash index of 0.5. However, the results show that the model responds well to changes in inputs, the flow is sensitive to the predicted rain. To ensure accuracy and increase forecasting time, it is necessary to study and adjust meteorological forecasting results before transferring them to the hydrological model. Experiments in the research show that coupled hydro-meteorological use is a new, feasible direction in hydrological forecasting.

Keywords: Coupling model, hydrological forecast, the Luy river, WRF, WRF-Hydro.

2

ĐÁNH GIÁ HIỂM HỌA, TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ RỦI RO DO XÂM NHẬP MẶN TRÊN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lê Văn Tuân, Vũ Văn Thăng, Trần Đình Trọng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN)

Ngày nhận bài: 28/01/2021; ngày chuyển phản biện: 29/01/2021; ngày chấp nhận đăng: 02/3/2021

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và rủi ro do xâm nhập mặn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), dựa trên cách tiếp cận đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất của độ mặn 10/00 và 40/00 được sử dụng để tính toán hiểm họa. Dữ liệu về kinh tế – xã hội từ điều tra, khảo sát thực địa và niên giám thống kê được sử dụng để tính toán tính dễ bị tổn thương. Kết quả chỉ ra rằng hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và rủi ro do xâm nhập mặn ở mức cao xuất hiện ở các tỉnh ven biển. Đặc biệt là các tỉnh như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh

Từ khóa: Xâm nhập mặn, hiểm họa, tính dễ bị tổn thương, rủi ro xâm nhập mặn, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

12

ASSESSMENTS OF HAZARD, VULNERABILITY, AND RISK OF SALINE INTRUSION IN THE MEKONG RIVER DELTA

Le Van Tuan, Vu Van Thang, Tran Dinh Trong
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change (IMHEN)

Received: 28/01/2021; Accepted: 02/3/2021

Abstract: This paper presents the results of the hazard, vulnerability, and risk assessment of saline intrusion in the Mekong River Delta based on the commission’s assessment approach of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). Maximum salinity intrusion distance of salinity 10/00 và 40/00 was used to calculate the saline intrusion hazard. Socio-economic data collected from field surveys, and statistical yearbooks were used to calculate saline intrusion exposure and saline intrusion vulnerability. The results indicate that the high levels of hazard, vulnerability, and risks from saline intrusion occur in coastal provinces, especially Kien Giang, Ca Mau, Soc Trang, and Tra Vinh Provinces.

Keywords: saline intrusion, hazard, expouse, vulnerability, saline intrusion risk, Mekong River Delta, Viet Nam.

3

XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ ÁP DỤNG TÍNH THỬ NGHIỆM CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Ngọc Anh(1)Nguyễn Thanh Bình(1), Nguyễn Bách Tùng(1),
Đặng Đình Đức(1)
Nguyễn Đức Hạnh(1), Nguyễn Hữu Dư(2)
(1)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Viện nghiên cứu cao cấp về Toán

Ngày nhận bài: 26/11/2020; ngày chuyển phản biện: 27/11/2020; ngày chấp nhận đăng: 28/12/2020

Tóm tắt: Hiện nay, các nghiên cứu đánh giá thiệt hại do xâm nhập mặn còn rất hạn chế, chưa định lượng. Các thống kê về thiệt hại được thực hiện sau khi sự kiện mặn đã xảy ra, do đó không mang nhiều ý nghĩa trong công tác ứng phó, phòng chống. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp đánh giá (ước tính) thiệt hại về xâm nhập mặn đến con người, kinh tế xã hội và xây dựng một công cụ đánh giá ảnh hưởng với giao diện trực quan, sinh động. Công cụ này đã được áp dụng tính toán cho Đồng bằng sông Cửu Long với sự kiện xâm nhập mặn năm 2016 với kết quả tính toán ước tính thiệt hại đối với ngành nuôi trồng thủy sản khoảng 16.875 tỷ VNĐ, ước tính thiệt hại đối với nông nghiệp khoảng 21.655 tỷ VNĐ. Một số tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của xâm nhập mặn như tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre. Trong thực tế, khi có bản đồ dự báo xâm nhập mặn, công cụ này sẽ cho phép người dùng dự báo ngay lập tức mức độ thiệt hại tương ứng, trong đó chỉ rõ đối tượng, khu vực, phạm vi, mức độ ảnh hưởng trực quan trên bản đồ. Thông tin này rất hữu ích để các cơ quan địa phương có các biện pháp phòng chống, ứng phó.

Từ khóa: Xâm nhập mặn, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thiệt hại, công cụ đánh giá thiệt hại.

20
DEVELOPING TOOLS ON ASSESSING THE EFFECTS OF SALINE
INTRUSION ON SOCIO-ECONOMY AND APPLYING EXPERIMENTAL
CALCULATION FOR THE MEKONG DELTA

Tran Ngoc Anh(1), Nguyen Thanh Binh(1), Nguyen Bach Tung(1),
Dang Dinh Duc(1)
Nguyen Duc Hanh(1), Nguyen Huu Du(2)
(1)VNU university of Science
(2)Viet Nam Institute for Advanced Study in Mathematics

Received: 26/11/2020; Accepted: 28/12/2020

Abstract: Today, there are many publications on damage assessment caused by natural disasters including flood, landslide, storm, etc. However, the studies in the evaluation of saline intrusion damage are still limitted and not being done in the quantitative way. The damage evaluation is usually statistically after the saline intrusion events occurred, so it does not mean much in responding and preventing this type of disaster. This study proposes a method of assessing (estimating) the damage of saline intrusion on humans and socio-economy and developing an impact assessment tool with an intuitive and vivid interface. This tool has been applied for the Mekong Delta in the saline intrusion event in 2016. The estimated results of damage to the aquaculture industry and agriculture are about 16,875 billion VND 21,655 billion VND, respectively. Some provinces are strongly affected by the saline intrusion, such as Ca Mau, Bac Lieu, Kien Giang, Soc Trang, and Ben Tre. In fact, the forecasting maps of saline intrusion combined with this tool will allow users to predict the corresponding damage level immediately and identify the object, area, scope, and influence level on the map. This information is helpful for local agencies to take preventive and response measures.

Keywords: Saline intrusion, MeKong delta, damage, damage assessment tool.

4
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN HAI CHIỀU (2D)
Nguyễn Đức Hạnh(1), Ông Thanh Hải(2), Lê Ánh Hạ(2),

 

Trần Ngọc Anh(1), Nguyễn Hữu Dư(3)

 

(1)Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
(3)Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Ngày nhận bài: 30/11/2020; ngày chuyển phản biện: 01/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 28/12/2020

Tóm tắt: Bài báo này trình bày chi tiết phương pháp giải số bài toán lan truyền độ mặn trong điều kiện thực tế dựa trên phương trình nước nông 2 chiều và phương trình khuếch tán. Phương pháp được sử dụng để mô phỏng quá trình lan truyền mặn trên sông Ninh Cơ (tỉnh Nam Định). Trong phương pháp này, phương pháp thể tích hữu hạn kết hợp với phương pháp HLLC (Harten-Lax-van Leer-Contact) được sử dụng để tính thông lượng cho bài toán Riemann. Giải pháp gần đúng giúp tính nghiệm xấp xỉ ổn định, thỏa mãn điều kiện cân bằng ngay cả khi xét trường hợp có trạng thái khô – ướt cho 2 phần tử lưới liền kề. Trên cơ sở đó chương trình tính mã nguồn mở được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C++. So sánh kết quả tính toán với kết quả khảo sát, đo đạc thực tế tại sông Ninh Cơ và so sánh với kết quả mô phỏng bằng phần mềm MIKE 21FM cho thấy mô hình có khả năng ứng dụng để mô phỏng bài toán lan truyền mặn 2 chiều trong điều kiện sông ngòi thực tế.

Từ khóa: Mô hình 2 chiều, Thủy động lực, xâm nhập mặn.

30

RESEARCH TO DEVELOP A TWO-DIMENSIONAL (2D) PROGRAM
FOR SALINE INTRUSION SIMULATION
Nguyen Duc Hanh(1), Ong Thanh Hai(2), Le Anh Ha(2),
Tran Ngoc Anh(1), Nguyen Huu Du(3)
(1)VNU University of Science
(2)VNUHCM-University Of Science
(3)Viet Nam Institute for Advanced Study in Mathematics

Received: 30/11/2020; Accepted: 28/12/2020

Abstract: The article presents in details the numerical method for solving the salinity transport problems in the conditions of actual river system based on the 2D shallow water equation and the convection diffusion one. The method is applied to simulate the salinity intrusion in the Ninh Cơ river (Nam Định province). In this method, the finite volume method combined with HLLC method (Harten – Lax – Van Leer – Contact) were employed to compute the fluxes of the Riemann problems. Its approximate solution helped the estimation of the stability, meeting the balancing condition including in the wetting-drying cases for 2 adjacent grid elements. Based on that, the program calculated the open source code written by the C++ program. Comparing caculated results and observed ones, actual measurements in the Ninh Cơ river and the simulated results by the MIKE 21FM showed that the model is applicable to simulate the 2-dimensional salinity spread problem in actual river conditions.

Keywords: Two-dimensional model, Hydrodynamics, saline intrusion.

5

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ NỒNG ĐỘ BÙN CÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG HỒNG – SÔNG THÁI BÌNH

Nguyễn Lê Tuấn, Lê Đức Dũng, Bùi Ngọc Quỳnh
Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo

Ngày nhận bài: 23/11/2020; ngày chuyển phản biện: 24/11/2020; ngày chấp nhận đăng: 18/12/2020

Tóm tắt: Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi tiếp nhận dòng chảy và bùn cát từ hệ thống sông suối thuộc hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy và nồng độ bùn cát trong các con sông. Trong bài báo này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lưu lượng và nồng độ bùn cát trên lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình thông qua chuỗi số liệu mưa quan trắc tại các trạm đo mưa và trạm khí tượng sử dụng làm đầu vào cho mô hình SWAT. Lưu lượng dòng chảy và nồng độ bùn cát trong sông được tính toán cho 06 kịch bản biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng mưa tăng 20,9% (năm 2100) làm cho lưu lượng trung bình năm tại các trạm thủy văn tăng từ 25 – 27%; nồng độ bùn cát trung bình tăng từ 21 – 47%.

Từ khóa: Lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình, biến đổi khí hậu, mô hình SWAT, dòng chảy, bùn cát.

40

CLIMATE CHANGE IMPACT ASSESSMENT ON SEDIMENT FLOW AND CONCENTRATION FOR THE RED RIVER – THAI BINH RIVER BASIN

Nguyen Le Tuan, Le Duc Dung, Bui Ngoc Quynh
Viet Nam Institute of Seas and Islands

Received: 23/12/2020; Accepted: 18/12/2020

Abstract: The Red River Delta is the receiving body of flow and sediments from the river system of the Red River – Thai Binh River system. Under the impacts of climate change, changes in rainfall patterns will lead to changes in the flow and sediment concentration in rivers. In this article, the authors focus on researching and assessing the impacts of climate change on the discharge and sedimentation in the Red River – Thai Binh River basin through a series of rainfall data observed at the rain gauge stations and the meteorological stations used as inputs to the SWAT model. Flow discharge and sediment concentration in the river are calculated for 06 climate change scenarios. The research results show that the rainfall increases by 20.9% (by 2100), making the annual average discharge at the hydrological stations increase by 25 – 27%; average concentration of sediment increases by 21 – 47%.

Keywords: Red River – Thai Binh River basin, climate change, SWAT model, discharge, sediment.

6
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SINH ĐỊA HÓA DNDC ĐỂ TÍNH TOÁN
PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC
LÚA NƯỚC: THÍ ĐIỂM TẠI THỊ TRẤN THỊNH LONG,
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
Bùi Thị Thu Trang(1), Mai Văn Trịnh(2), Đinh Thái Hưng(3),
Quang Thị Thương Thương(1), Phan Thu Tiệp(1), Hoàng Thị Trang(1),
Đặng Ngọc Tú
(1)
(1)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
(2)Viện Môi trường Nông nghiệp
(3)Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Ngày nhận bài: 29/12/2020; ngày chuyển phản biện: 30/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 27/01/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng mô hình sinh địa hóa (DNDC: Denitrification – Decomposition) để tính lượng khí CH4 và khí N2O phát sinh ra từ hoạt động canh tác lúa tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Mô hình DNDC đã được hiệu chỉnh bằng số liệu đo thực tế ngoài ruộng và cho độ tin cậy cao. Khi sử dụng mô hình DNDC tính toán phát thải khí nhà kính (KNK) trong hoạt động canh tác lúa nước tại thị trấn Thịnh Long, đã thu được kết quả như sau: (1) Tốc độ phát thải khí CH4 và N2O qua các năm ở thị trấn Thịnh Long đều có sự khác biệt, lượng phát thải tăng dần trong giai đoạn 2015 – 2017. (2) Lượng phát thải khí CH4 năm 2017 ở thị trấn Thịnh Long là 781 kg/ha/vụ đối với vụ mùa và trong vụ xuân là 534 kg/ha/vụ. (3) Lượng phát thải khí N2O năm 2017 ở thị trấn Thịnh Long trong vụ mùa là 1 kg/ha/vụ và 0.8 kg/ha/vụ đối với vụ xuân.

Từ khóa: Phát thải khí nhà kính, thị trấn Thịnh Long, mô hình DNDC, canh tác lúa nước.

48
USING THE DNDC BIO GEO CHEMICAL TO CALCULATE
GREENHOUSE GAS EMISSIONS FROM WET RICE CULTIVATION ACTIVITIES IN THINH LONG TOWN, HAI HAU DISTRICT,
NAM DINH PROVINCE
Bui Thi Thu Trang(1), Mai Van Trinh(2), Dinh Thai Hung(3), Quang Thi Thuong Thuong(1)Phan Thu Tiep(1), Hoang Thi Trang(1), Dang Ngoc Tu(1)
(1)Hanoi University of Natural Resources and Environment
(2)Institute for Agricultural Environment
(3)Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration

Received: 29/12/2020; Accepted: 27/01/2021

Abstract: The study used the DNDC (Denitrification – Decomposition) model to calculate the amount of CH4 and N2O generated from rice cultivation activities of people in Thinh Long town, Hai Hau district, Nam Dinh province. The DNDC model was calibrated with actual field measurements and gave high reliability. When using the DNDC model to calculate GHG emissions in wet rice farming in Thinh Long town, the research obtained the following results: (1) The CH4 and N2O emissions over the years in urban areas of Thinh Long town has a difference. Specifically, the amount of emissions increased gradually during the period of 2015 – 2017. (2) The amount of CH4 emissions in 2017 in Thinh Long town was 781 kg/ha/crop for the summer crop and it was 534 kg/ha/crop for the spring crop. (3) The amount of N2O emissions in 2017 in Thinh Long town was 1 kg/ha/crop for summer crop and was 0.8 kg/ha/crop for the spring crop.

Keywords: Greenhouse gas emissions, Thinh Long town, DNDC model, wet rice cultivation.

7

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC DẦU TRÀN KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN BẰNG CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN WEBGIS

Doãn Hà Phong
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 26/11/2020; ngày chuyển phản biện: 27/11/2020; ngày chấp nhận đăng: 31/12/2020

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả ước tính vị trí , thời gian dầu tràn ngược thời gian với kết quả mô hình xác định quỹ đào dầu ngược thời gian cho thấy thời gian xuất hiện vệt dầu đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm nguồn gốc dầu không rõ nguyên nhân trên nền tảng WEBGIS của ESRI và đề xuất thuật toán tối ưu GIS.

Dựa trên thuật toán mô phỏng mô hình lan truyền phần tử Lagriange, trong đó việc tối ưu các thành phần động lực để phù hợp trên môi trường WEBGIS, bài báo đưa ra trường dòng chảy HYCOM 1/12o và trường gió GFS 1/2o có kiểm định phù hợp với khu vực biển Việt Nam. Kết quả so sánh ảnh vệ tinh Sentinel-1 với mô hình xác định quỹ đạo ngược thời gian cho thấy, giá trị phù hợp nhất trong khoảng 7 ngày quá khứ (7 ngày dự báo). Các kết quả có thời gian xuất hiện vệt dầu trong 22 giờ khoảng ngày 9/5/2020 tại vị trí tọa độ 14,46o và 109,25o với độ dài vệt dầu ước tính khoảng 13 km, kích thước phương tiện giải đoán từ ảnh Sentinel-1A 130 m x 280 m (chiều rộng x chiều dài).

Quy trình xác định quỹ đạo tràn dầu ngược thời gian được kết hợp công nghệ Viễn thám – Hệ thống thông tin Địa lý, mô hình động lực mô phỏng quá trình dầu tràn ngược thời gian tích hợp trên WEBGIS phục vụ công tác ứng phó truy xuất nguồn gốc dầu tràn không rõ nguyên nhân trên toàn bộ vùng biển của Việt Nam.

Từ khóa: WEBGIS, dầu tràn ngược thời gian, mô hình tối ưu GIS.

60
TRACEABILITY OF UNIDENTIFIED OIL SPILL
USING WEBGIS ONLINE TOOLS

Doan Ha Phong
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 26/11/2020; Accepted: 31/12/2020

Abstract: The article presents the results of estimation of locations, time of oil spills back in time with model results indentifying the trajectory of backward-in-time oil spills, showing that the time of oil streaks meets the requirements for tracing support of unexplained oil origin on ESRI’s WEBGIS platform and proposal of GIS optimization algorithm.

Based on the simulation algorithm of the Lagriange element propagation model, in which the optimization of the dynamic components to match on the WEBGIS environment, the article gives HYCOM 1/12° current field and GFS 1/2° wind field calibrated appropriate with the marine area of Vietnam. The results of comparing Sentinel-1 satellite images with the time-reverse trajactory model show that, the most suitable values are in the 7 days in the past (7 days forecast). The results having the time of oil streaks are in period of 22 hours on 9 May 2020 at coordinates 14.46° and 109.25° with an estimated oil streak length of about 13 km, vehicle size interpreted from Sentinel-1A image of 130 m x 280 m (width x length).

The process of determining the Backward-in-time oil spill trajectory is intergated with Remote Sensing – Geographic information system, dynamic model simulating the Backward-in-time oil spill trajactory integrated on WEBGIS for the response to investigation of the origin of the unexplained oil spill in the entire the marine area of Viet Nam.

Keywords: WEBGIS, Backward-in-time oil spill, GIS optimazation Algorithm.

8

ĐẶC ĐIỂM, XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA SÓNG NÓNG VÀ SÓNG LẠNH TẠI QUẢNG NAM

Nguyễn Công Tài
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam

Ngày nhận bài: 01/02/2021; ngày chuyển phản biện: 02/02/2021; ngày chấp nhận đăng: 26/02/2021

Tóm tắt: Bài viết này phân tích, đánh giá sóng nóng, sóng lạnh đã xảy ra tại Quảng Nam và tính toán xu hướng biến động của sóng nóng, sóng lạnh thông qua dữ liệu khí tượng từ năm 1979 – 2020. Trong khi sóng lạnh ít có sự biến động giữa thập kỷ 2010 – 2019 so với các thập kỷ trước, thì sóng nóng có sự gia tăng về tần suất xuất hiện, cường độ, số ngày kéo dài trong đợt, đặc biệt là trong năm 2019.

Từ khóa: Sóng nóng (Heatwave), Sóng lạnh (coldwave).

66

CHARACTERISTICS, THE TREND OF HEATWAVE AND COLDWAVE IN QUANG NAM PROVINCE

Nguyen Cong Tai
Quang Nam Hydro-Meteorological Services

Received: 01/02/2021; Accepted: 26/02/2021

Abstract: This study analyzes the heatwave and coldwave that occurred in Quang Nam province and calculates the heatwave and coldwave trends by using meteorological data throughout 1979 – 2020. While cold waves had a slight variation in the decade 2010-2019 compared to previous decades, heatwaves increased in frequency, intensity, and the number of days in the wave, especially during 2019.

Keywords: Heatwave, coldwave.

9

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH RỦI RO
THIÊN TAI NƯỚC DÂNG DO BÃO CHO KHU VỰC VEN BIỂN
QUẢNG NINH – HẢI PHÒNG
Đỗ Đình Chiến(1), Nguyễn Thị Lan(1), Hoàng Văn Đại(1),
Phạm Thị Hiền Thương(1), Nguyễn Văn Mơi(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày nhận bài: 27/01/2021; ngày chuyển phản biện: 28/01/2021; ngày chấp nhận đăng: 23/02/2021

Tóm tắt: Do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt hiện tượng bão mạnh gây nước dâng có thể gây thiệt hại đến con người, tài sản và kinh tế – xã hội. Việc nghiên cứu, đánh giá rủi ro thiên tai do nước dâng do bão (NDDB) là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của ngành khí tượng thủy văn trong phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai NDDB. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về rủi ro thiên tai của IPCC (2012) và sử dụng phương pháp chỉ số với cách tiếp cận dựa trên bộ chỉ thị để xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro NDDB và thử nghiệm cho khu vực ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Đồng thời, bài báo đề xuất quy trình đánh giá và tính toán rủi ro NDDB cho khu vực ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

Từ khóa: Bão, NDDB, hiểm họa, phơi bày, dễ bị tổn thương.

77
METHODOLOGY AND PROCEDURE TO DETERMINE NATURAL
DISASTERS RISKS DUE TO STORM SURGES FOR QUANG NINH
AND HAI PHONG COASTAL AREAS
Do Dinh Chien(1), Nguyen Thi Lan(1), Hoang Van Dai(1),
Pham Thi Hien Thuong(1), Nguyen Van Moi(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Institute of Mechanics, Vietnam Academy of Science and Technology

Received: 27/01/2021; Accepted: 23/02/2021

Abstract: As a result of climate change impacts, natural disasters have become more complicated, particularly storm surges causing extreme losses in human, property, and socio-economic. Therefore, research and assessment of natural disaster risks caused by storm surges are necessary and have scientific and practical significance, contributing to improving the hydro-meteorological industry’s service efficiency in preventing and mitigating damages related to disasters. The research adopts the definition of natural disaster risks from IPCC (2012) and index method to develop a risk assessment framework for storm surges. As the case study, the research proposes this framework for Quang Ninh and Hai Phong coastal areas.

Keywords: Exposure, Hazard, Storm, Storm surges, Vulnerability.

10

NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Phạm Thị Thu Hương
Cục Quản lý tài nguyên nước

Ngày nhận bài: 10/12/2020; ngày chuyển phản biện: 11/12/2020; ngày chấp nhận đăng: 08/01/2021

Tóm tắt: Doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đồng thời cũng là một chủ thể quan trọng của nỗ lực ứng phó, thích nghi với rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Nhận thức của doanh nghiệp tư nhân về tác động của biến đổi khí hậu giúp doanh nghiệp có kế hoạch, phương án ứng phó nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Trên cơ sở số liệu được tổng hợp từ khảo sát 300 doanh nghiệp tư nhân, nghiên cứu đã phân tích thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp về biến đổi khí hậu và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu của doanh nghiệp tư nhân hiện nay, trong đó có một số nhân tố chính là: Việc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất của doanh nghiệp; Mong muốn gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu; Cơ chế chính sách của nhà nước.

Từ khóa: Nhận thức, tác động, biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp tư nhân.

88
SOLUTIONS TO COMPLETE THE MECHANISM AND POLICY TO
MOBILIZE FINANCIAL RESOURCES FROM THE PRIVATE SECTOR
IN RESPONDING TO CLIMATE CHANGE

Pham Thi Thu Huong
Department of water resources management

Received: 10/12/2020; Accepted: 08/01/2021

Abstract: Vietnamese private enterprises play an important role in the socio-economic development and are also an important subject of efforts to cope with, adapt to natural disasters and climate change risks. Private enterprises’ awareness of the impacts of climate change helps businesses make plans and – propose, measures to mitigate the impacts of climate change. Based on the data compiled from the survey of 300 private enterprises, the study analyzed the current perceptions of enterprises on climate change and the factors affecting investment in response to climate change of Vietnamese private enterprises, including four main factors: Business restructuring, rearranging production of enterprises; Desires to join a global supply chain; State policies and mechanisms.

Keywords: Awareness, impacts, climate Change, adapting to climate change, private enterprises.

Trả lời