Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 22 – 2022

 Link full Tạp chí số 22: TẠI ĐÂY

Tải bìa Tạp chí số 22: TẠI ĐÂY
 STT

Tên bài, tác giả

Trang

1

BỘ CHỈ SỐ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Vũ Đức Đam Quang(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2)
(1)Cục Biến đổi khí hậu
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 19/4/2022; ngày chuyển phản biện: 20/4/2022; ngày chấp nhận đăng: 13/5/2022

Tóm tắt: Hiện nay, các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng tăng và nhu cầu về tài chính dành cho thích ứng cũng lớn hơn. Do vậy, thiết lập một hệ thống giám sát và đánh giá trở thành một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hiệu quả cũng như phân bổ nguồn vốn hợp lý cho việc thực hiện các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các chỉ số được xây dựng để định lượng được mức độ thành công/hiệu quả của một hoạt động/dự án thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chỉ số được sử dụng nhằm hai mục đích: (1) Đo lường tiến độ đạt được một mục tiêu ưu tiên thích ứng; và (2) Đánh giá đóng góp của những hành động cụ thể hướng tới mục tiêu ưu tiên thích ứng.

Nghiên cứu này dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ công cụ giám sát và báo cáo của PPCR – CIF, Công cụ đánh giá khả năng chống chịu dựa vào cộng đồng (CoBRA) của UNDP, Sổ tay giám sát, đánh giá, phản hồi và học tập có sự tham gia (PMERL) đối với thích ứng dựa vào cộng đồng của CARE, Khung giám sát thích ứng và đánh giá phát triển (TAMD) của Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế IIED; nghiên cứu bộ tiêu chí của một số nước như Kenya, Morocco, Vương quốc Anh, Pháp, Nepal, Philippines… để xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trên cơ sở hai cách tiếp cận: (i) Cách tiếp cận từ trên xuống; và (ii) Tiếp cận từ dưới lên đó, nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thích ứng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố.

Từ khóa: Thích ứng với biến đổi khí hậu, bộ chỉ số, hiệu quả thích ứng.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71063

1

SET OF INDICATORS FOR MONITORING AND EVALUATING CLIMATE CHANGE ADAPTATION ACTIVITIES

Vu Duc Dam Quang(1), Huynh Thi Lan Huong(2)
(1)Department of Climate change
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 19/4/2022; Accepted: 13/5/2022

Abstract: Nowadays, increasing climate change adaptation activities have created an increasing financial need for adaptation. Therefore, it is essential to establish a monitoring and evaluation system to ensure efficiency as well as an appropriate capital allocation for the implementation of climate change adaptation actions. Indicators are developed to quantify the success/effectiveness of a climate change adaptation activity/project. They are used for two purposes: (1) to measure progress to achieve adaptation priority goals; and (2) to Assess the contribution of specific actions towards adaptation priority goals.

In order to develop an indicator set to evaluate the effectiveness of climate change adaptation activities in accordance with Viet Nam’s conditions, this study is based on reference to technical documents of the German Agency for International Cooperation (GIZ), United Nations Development Program (UNDP), Climate Investment Funds’ PPCR Monitoring and Reporting Toolkit, UNDP’s Community Based Resilience Analysis (CoBRA), CARE’s Participatory Monitoring, Evaluation, Reflection and Learning for Community-based Adaptation Manual (PMERL), the International Institute for Environment and Development (IIED)’s Tracking adaptation and measuring development (TAMD); studies on M&E indicators for climate change adaptation of some countries including Kenya, Morocco, the United Kingdom, France, Nepal, the Philippines, etc.

Based on the top-down approach and bottom-up approach, the study has developed a set of indicators to assess adaptation effectiveness at the national and provincial levels.

Keywords: Climate change adaptation; a set of indicators; adaptive efficiency.

2

SUY THOÁI HỆ SINH THÁI TOÀN CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI
HỆ SINH THÁI CHO VIỆT NAM

Đoàn Thị Thanh Hương(1), Phạm Thị Thiện(1), Trần Thu Phương(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Trường Đại học Mở Hà Nội

Ngày nhận bài: 28/3/2022; ngày chuyển phản biện: 29/3/2022; ngày chấp nhận đăng: 19/4/2022

Tóm tắt: Thế giới đang chứng kiến tốc độ suy thoái đa dạng sinh học và hệ sinh thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Do vậy, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố thập kỷ 2021 – 2030 là giai đoạn nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, cải thiện chất lượng môi trường sống, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nội dung nghiên cứu này chỉ ra hiện trạng, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học trên toàn cầu, cũng như những giải pháp, sáng kiến của Việt Nam trong nỗ lực phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Từ khóa: Hệ sinh thái, phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo tồn.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71057

17

GLOBAL ECOSYSTEM DEGRADATION AND SOLUTIONS FOR ECOSYSTEM RESTORATION FOR VIET NAM

Doan Thi Thanh Huong(1), Pham Thi Thien(1), Tran Thu Phuong(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Hanoi Open University

Received: 28/3/2022; Accepted: 19/4/2022

Abstract: The world is witnessing a rate of biodiversity and ecosystem degradation unprecedented in human history. Therefore, the United Nations General Assembly declares the 2021-2030 Decade for Ecosystem Restoration as the 2021-2030 period in order to replicate on a large scale the restoration of degraded ecosystems to combat climate change. climate crisis, improve living environment quality, increase food security, water resources and biodiversity. Viet Nam is considered as one of 16 countries with high biodiversity. However, like many other countries, we are facing many challenges when biodiversity conservation is closely related to economic development and social stability. The content of this research shows the current status, the basic causes leading to the decline of ecosystems and biodiversity globally, as well as solutions and initiatives of Viet Nam in efforts to restore the ecosystem. ecology and biodiversity in the context of global climate change.

Keywords: Ecosystem, ecosystem restoration, biodiversity, conservation.

3

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ CÁC CỰC ĐOAN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
TRONG NĂM 2021

Lê Trung Hưng(1), Phùng Thị Mỹ Linh(2), Vũ Văn Thăng(2),
Tạ Hữu Chỉnh(2), Phạm Thị Hải Yến(2)
(1)Trung tâm Thông tin và Dữ liệu Khí tượng Thủy văn
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 04/5/2022; ngày chuyển phản biện: 05/5/2022; ngày chấp nhận đăng: 27/5/2022

Tóm tắt: Bài báo trình bày tóm tắt diễn biến của các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam năm 2021. Nguồn dữ liệu được trích xuất từ các bản tin thông báo dự báo khí hậu hàng tháng của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2021 được đánh giá là một năm “mưa thuận gió hòa” với mức thiệt hại ít hơn nhiều so với năm 2020 và gần như thấp nhất từ trước tới nay: Có 09 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, 22 đợt không khí lạnh và 11 đợt nắng nóng diện rộng. Số cơn bão và các đợt mưa lớn tập trung chủ yếu trong các tháng tháng 8 đến tháng 9 năm 2021, Trong đó, đợt mưa lớn xảy ra vào những ngày cuối tháng 11 (từ ngày 26 đến 30 tháng 11) ở khu vực từ Quảng Nam đến Ninh Thuận, phía Đông của Gia Lai và Đắk Lắk, với mưa cường độ mưa lớn trong thời gian ngắn đã gây ngập lụt ở nhiều nơi.

Từ khóa: Dao động, cực đoan, khí hậu.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71058

26

ACCESSING THE VIETNAM’S CLIMATE AND EXTREMES IN 2021

Le Trung Hung(1), Phung Thi My Linh(2), Vu Van Thang(2),
Ta Huu Chinh(2), Pham Thi Hai Yen(2)
(1)Center for Hydro-Meteorological Data and Information
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 04/5/2022; Accepted: 27/5/2022

Abstract: The article summarizes the extreme climate conditions over Viet Nam in 2021. The data sources are received from the monthly climate project bulletins of Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change. The results in 2021 show that the damages are less than 2020 and almost the lowest ever: there were 9 storms and 3 active tropical storms. Over the East Sea region, there were 22 cold surges and 11 heat waves spells. The occurrence of tropical storms and heavy rains mainly focus from August to October 2021, in which, heavy rains occur in the last days of November (from 26 to 30 / XI) in the area from Quang Nam to Ninh Thuan, east of Gia Lai and Dak Lak, with heavy rainstorms in a short time causing flooding in many places.

Keywords: Oscillation, extremes, climate.

4

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ DỰ TÍNH HẠN KHÍ TƯỢNG
THEO CHỈ SỐ ẨM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI TỈNH NINH THUẬN – BÌNH THUẬN

Đặng Quốc Khánh(1), Dương Văn Khảm(2), Dương Hải Yến(2),
Nguyễn Văn Sơn(2)
(1)Tổng Cục Khí tượng Thủy văn
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 25/4/2022; ngày chuyển phản biện: 26/4/2022; ngày chấp nhận đăng: 20/5/2022

Tóm tắt: Ninh Thuận – Bình Thuận là 2 tỉnh có điều kiện khí hậu khô hạn nhất Việt Nam. Đây chính là bất lợi lớn nhất của thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của 2 tỉnh. Trên cơ sở chuỗi số liệu khí tượng thủy văn và kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH), áp dụng phương pháp quan trắc hạn khí tượng thông qua chỉ số ẩm (Moist index-MI) và mô hình thống kê, bài báo đã nghiên cứu tính toán biến động hạn hán, mức độ khắc nghiệt của hạn khí tượng và khả năng xảy ra hạn hán trong tương lai ở tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận. Theo tính toán tại các trạm Cam Ranh, Phan Thiết, Phan Rang, chỉ số MI của đại đa số các năm đều nhỏ hơn 0,4 (mức độ hạn nghiêm trọng). Tần suất xuất hiện cấp độ từ hạn nhẹ đến hạn nghiêm trọng vào mùa khô chiếm tới 57,1% đến 92,9% tùy từng trạm. Đặc biệt ngay cả mùa mưa, ở các trạm Hàm Tân và Phan Thiết, hạn nhẹ cũng chiếm đến gần 60% số năm nghiên cứu. Theo kịch bản BĐKH, trong các năm tới, thời gian xuất hiện khô hạn tại 2 tỉnh không có nhiều biến động, tuy nhiên mức độ khô hạn có xu thế tăng lên về cường độ và tần suất. Vì vậy, các địa phương cần chủ động trong việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, có các biện pháp thích ứng với hạn hán đặc biệt trong bối cảnh BĐKH nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai nói chung và hạn hán nói riêng gây ra trên địa bàn từng tỉnh trong khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Chỉ số ẩm (MI), biến đổi khí hậu, hạn hán, Ninh Thuận, Bình Thuận.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71059

36

RESEARCH FOR VALUE ASSESSMENT AND TERMS FORECAST OF METEOROLOGICAL DROUGHT BASED ON THE MOISTURE INDEX UNDER THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE IN NINH THUAN – BINH THUAN PROVINCES

Dang Quoc Khanh(1), Duong Van Kham(2), Duong Hai Yen(2),
Nguyen Van Son(2)
(1)General Department of Meteorology and Hydrology
(2)Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 25/4/2022; Accepted: 20/5/2022

Abstract: Ninh Thuan – Binh Thuan are the two provinces with the driest climate conditions in Viet Nam. This is the biggest disadvantage of nature for agricultural development in particular and economic development in general of the two provinces. On the basis of a series of hydrometeorological data and climate change scenarios, applying the method of calculating the meteorological drought index MI and the statistical model, the article has studied and calculated the drought fluctuations, the degree of extremes of meteorological drought and the possibility of drought in the future in Ninh Thuan-Binh Thuan province.
According to calculations at Cam Ranh, Phan Thiet, and Phan Rang stations, the MI index of the vast majority of years is less than 0.4 (severity of drought). The frequency of occurrence from mild to severe drought in the dry season accounts for 57.1% to 92.9% depending on each station. Especially, even in the rainy season at Ham Tan and Phan Thiet stations, mild drought accounted for nearly 60% of the study years. According to the climate change scenario, in the coming years, the duration of drought in the two provinces will not change much, however, the degree of drought tends to increase in intensity and frequency. Therefore, localities need to be proactive in socio-economic development planning, take measures to adapt to drought, especially in the context of climate change in order to minimize the damage caused by natural disasters in general and drought, especially in each province of the study area.
Keywords: Moist Index (MI), climate change, drought, Ninh Thuan, Binh Thuan.
5

XU THẾ BIẾN ĐỔI PHI TUYẾN TÍNH CỦA MƯA CỰC ĐOAN TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM

Bùi Minh Tuân
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 21/2/2022; ngày chuyển phản biện: 22/2/2022; ngày chấp nhận đăng: 16/3/2022

Tóm tắt: Mưa cực đoan thường xuyên xuất hiện ở Việt Nam gây rất nhiều thiệt hại về con người và kinh tế, xã hội. Cùng với xu thế ấm lên của trái đất, mưa cực đoan cũng có xu thế xuất hiện với cường độ nhiều hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu xu thế biến đổi của mưa lớn đặt ra là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về xu thế mưa lớn chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích xu thế tuyến tính hoặc phương pháp phi tham số Sen. Các phương pháp này dựa trên giả thiết chuỗi số liệu mưa là dừng (stationary), trong khi trên thực tế chuỗi số liệu mưa là phi tuyến tính, do đó không đưa ra được kết quả chính xác về xu thế biến đổi của mưa. Nghiên cứu này hướng tới phân tích xu thế biến đổi của số ngày mưa cực đoan trên khu vực Việt Nam sử dụng 3 phép phân tích khác nhau, bao gồm phân tích xu thế tuyến tính, xu thế Sen và phương pháp phân tích phổ. Kết quả cho thấy, việc áp dụng phương pháp phân tích phổ giúp đánh giá chính xác hơn về xu thế biến đổi mưa cực đoan trên khu vực Việt Nam. Nhìn chung, số ngày mưa lớn có xu thế tăng ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong khi xu thế giảm của số ngày mưa lớn ghi nhận tại Đồng bằng Sông Hồng và Nam Bộ. Tuy nhiên, xu thế tăng giảm của mưa là khác nhau trong từng giai đoạn đối với mỗi vùng khí hậu.

Từ khóa: Phân tích phổ, mưa cực đoan, kiểm nghiệm Mann-Kandall, xu thế Sen, hồi quy tuyến tính.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71060

46

NON-LINEAR TREND IN TIME SERIES OF HEAVY RAINFALL
IN VIET NAM

Bui Minh Tuan
University of Science, Viet Nam National University, Hanoi

Received: 21/2/2022; Accepted: 16/3/2022

Abstract: Viet Nam frequently experiences the most heavy-rainfall-associated severe flood events. Duo to global warming, extreme heavy rainfall tends to occurs more often and induce significant disaster. Therefre, it is important to study the trend of heavy rainfall in Viet Nam. However, past studies of heavy rainfall trend are mostly based on linear regression or nonparameter method such as Sen method and Mann-Kandall test. However, these methods work with assumption that the time series are considered stationary. This assumption is not true for hydrometeorological variables, which are mostly nonstationary and nonlinear.
This study aim to analysis the heavy rainfall trend in Viet Nam using three methods: Linear regression, Sen method and singular spectral analysis. The purpose of using singular spectral analysis to capture the nonlinear trend of heavy rainfall. The results show that, in general, heavy rainfall exhibits increasing trend in Northwest, Northeast, North and South Central and Central Highlands while it displays decreasing trend in Red River Delta and Southern Plain. However, the heavy rainfall shows large fluctuations in different time period.

Keywords: Singular spectral analysis, extreme rainfall, Mann-Kandall test, Sen slope, linear regression.

6

QUAN HỆ GIỮA LƯỠNG CỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG (IOD) VỚI NHIỆT, MƯA TRONG BA THÁNG MÙA ĐÔNG TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM

Vũ Văn Thăng, Tạ Hữu Chỉnh, Trương Thị Thanh Thủy, Lương Tuấn Minh
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 05/5/2022; ngày chuyển phản biện: 06/5/2022; ngày chấp nhận đăng: 24/5/2022

Tóm tắt: Bài báo khảo sát quan hệ giữa IOD (Indian Ocean Dipole) với nhiệt độ và lượng mưa trong ba tháng mùa đông (tháng 12, 1, 2) trên khu vực Việt Nam. Hệ số tương quan được tính toán trễ giữa IOD và biến nhiệt độ, mưa được sử dụng như công cụ chính. Kết quả chỉ ra rằng, với nhiệt độ, hệ số tương quan dương đạt mức ý nghĩa thống kê với độ trễ từ 0 đến 5 tháng (lag = 0-5), đặc biệt ở khu vực các tỉnh miền Trung và phần phía Nam của lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, với mưa, hệ số tương quan trên phần lãnh thổ Việt Nam không mạnh, nhưng có chung xu thế với hệ số tương quan tính toán với trường số liệu phân tích trên qui mô lưới. Với độ trễ từ 0 đến 3 tháng (lag = 0-3), tương quan âm quan trọng xuất hiện ở khu vực biển giữa và nam biển Đông. Các kết quả này gợi ý rằng, có thể xem xét IOD như một chỉ thị để thực hiện dự báo cho các yếu tố nhiệt, mưa trên lãnh thổ Việt Nam với thời hạn trước 5 tháng với nhiệt độ và trước 2 tháng với mưa.

Từ khóa: IOD, nhiệt độ, lượng mưa.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71061

56

THE RELATIONSHIP BETWEEN Indian Ocean Dipole (IOD) AND SURFACE TEMPERATURE, RAINFALL IN Three winter months in VIET NAM

Vu Van Thang, Ta Huu Chinh, Truong Thi Thanh Thuy, Luong Tuan Minh
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 05/5/2022; Accepted: 24/5/2022

Abstract: The article investigates the possible relationship between IOD (Indian Ocean Dipole) with surface temperature and rainfall in boreal winter over Viet Nam in the period 1981 – 2020. The lag Pearson correlation was used to estimate the relationship IOD and surface temperature and rainfall. The results show that, for surface temperature, significant correlations are at lags of 0 to 5 months (lag = 0 – 5), especially in the central and southern provinces of Viet Nam. Meanwhile, for rainfall, the correlations are insignificant on the Viet Nam. However, the correlations calculated with gridding rainfall data indicate significant negative values on central and southern Dong Sea with lags of 0 to 3 months (lag = 0 – 3). These results suggest that, IOD can be considered as a potential indicator to forecast for temperature with 5 months in advance, and rainfall with 2 months in advance on Viet Nam.

Keywords: IOD, temperature, rainfall.

7

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY TRIỀU
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÙNG BỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Văn Hồng, Phạm Ánh Bình, Nguyễn Thảo Hiền, Châu Thanh Hải

Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 27/4/2022; ngày chuyển phản biện: 28/4/2022; ngày chấp nhận đăng: 23/5/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng phần mềm UTide nhằm mục đích đánh giá xu thế biến đổi mực nước, dự báo thủy triều tại các trạm đo mực nước ven biển khu vực Nam Bộ. Sử dụng kết quả dự báo triều từ phần mềm Utide làm đầu vào cho bộ mô hình toán thủy động lực học (MIKE 11, MIKE21) với hai mô-đun thủy động lực học và sinh thái để thực hiện đánh giá chế độ dòng chảy và chất lượng nước khu vực vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định với bộ dữ liệu đầu vào gồm địa hình, số liệu thủy lực, thủy văn và chất lượng nước thực đo. Kết quả mô phỏng cho thấy chất lượng nước diễn ra khá phức tạp do biến động của dòng chảy, tại một số vị trí nghiên cứu chất lượng nước nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1, chỉ số chất lượng nước (WQI) dao động từ 52 – 87, điều này cho thấy quá trình pha loãng các chất do thủy triều đóng vai trò chủ đạo. Kết quả nghiên cứu này cũng là nền tảng phục vụ cho việc dự báo ngắn hạn các thông số chất lượng nước trong tương lai.

Từ khóa: Chất lượng nước, MIKE, WQI.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/22.71062

63

Evaluating the influence of tides on surface water quality in the coastal areas of Ho Chi Minh City

Nguyen Van Hong, Pham Anh Binh, Nguyen Thao Hien, Chau Thanh Hai
Sub-Institute of Hydrometeorology and Climate Change

Received: 27/4/2022; Accepted: 23/5/2022

Abstract: This study uses Utide software for the purpose of assessing the trend of water level change and forecast tides at coastal water level measurement stations in the Southern region. Using tidal forecasting results from Utide software as input to the hydrodynamic mathematical model set (MIKE 11, MIKE21) with two hydrodynamic and ecological modules to evaluate the flow regime and water quality in the coastal area of Ho Chi Minh City. The model is calibrated and verified with the input data set including topography, hydraulic data, hydrology and real measured water quality. The simulation results show that the water quality is quite complicated due to fluctuations in the flow, at some locations where the water quality is within the allowable limit of QCVN 08-MT:2015/BTNMT column B1, the water quality index (WQI) fluctuates from 52 – 87, only Water quality numbers (WQI) ranged from 52 to 87, suggesting that tidal dilution plays a dominant role. The results of this study are also the basis for short-term forecasting of water quality parameters in the future.

Keywords: Water quality, mike, WQI.

Để lại một bình luận