Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu Số 8 – 2018

Mục lục Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 8 – 2018

STT

Tên bài, tên tác giả

Trang

1

RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT
LẮNG ĐỌNG A-XÍT TẠI VIỆT NAM

Ngô Thị Vân Anh, Lê Văn Quy, Lê Văn Linh, Trần Thị Diệu Hằng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Lắng đọng a-xít là quá trình mà các chất có tính a-xít, ví dụ như a-xít sulfuric và a-xít nitric, trong khí quyển rơi xuống bề mặt trái đất dưới dạng lắng đọng ướt (mưa a-xít) và lắng đọng khô. Phát thải khí SO2 và NOx từ các hoạt động của con người, như đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và tinh chế dầu thô, là nguyên nhân chính gây ra lắng đọng a-xít. Lắng đọng a-xít ngày càng được quan tâm do nguy cơ và mức độ tác động xấu của chúng tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít thuộc các Bộ, ngành khác nhau quản lý, tuy nhiên, quy mô của các mạng lưới giám sát này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, số liệu cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 90/QĐ-Ttg), trong đó có đề cập tới Quy hoạch phát triển mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít. Bài báo này trình bày kết quả rà soát, đánh giá hiện trạng và quy hoạch mạng lưới quan trắc, giám sát lắng đọng a-xít, kết quả như sau: (1) Các trạm giám sát lắng đọng a-xít ở Việt Nam được quản lý và vận hành bởi các cơ quan khác nhau; (2) Các trạm giám sát không có quy định chung về quy trình, phương pháp lấy mẫu, phân tích; (3) Hầu hết các trạm hiện có và được quy hoạch nằm ở miền Bắc và miền Nam. Vị trí một số trạm trùng nhau. Dựa trên kết quả nghiên cứu về lắng đọng a-xít ở Việt Nam, đề xuất lắp đặt thêm một số trạm mới.

Từ khóa: Lắng đọng a-xít, mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít, quy hoạch, Việt Nam.

1

REVIEW AND PROPOSED IMPROVEMENT OF THE ACID DEPOSITION MONITORING NETWORK IN VIET NAM

Ngo Thi Van Anh, Le Van Quy, Le Van Linh, Tran Thi Dieu Hang
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change

Abstract: Acid deposition is the precipitation of acidic components, such as sulfuric or nitric acid that fall to the ground from the atmosphere in wet or dry forms. The emission of air pollutants SO2 and NOx from anthropogenic activities, such as fossil fuel combustion, industrial manufacturing and oil refinery is the major cause of acid deposition. With its negative impacts on both human life and the environment, acid position has now become a major environmental issue. Currently in Viet Nam, there are several acid deposition monitoring networks managed and operated by different authorities. However, the coverage of these monitoring networks are not sufficient to provide competent authorities with data and information required for a sound air pollution control measure. The Government of Viet Nam has adopted a plan on development of national network of natural resources and environment monitoring stations in which the development of acid deposition monitoring stations is included (Prime Minister Decision 90/QD-TTg). This study implements an in-depth review and assessment of the existing acid deposition monitoring networks. Key findings of the review include: (1) Acid deposition monitoring stations in Viet Nam are operated by different research institutions and authorities serving different mandates of these authorities; (2) There is no common sampling and analysis method applied to all monitoring stations; (3) Most of the existing and planned monitoring stations are placed in the either the north or south regions and there are overlapping in some stations’locations. Based on these findings an installation of new monitoring stations was proposed.

Keywords: Acid deposition, planning, acid deposition monitoring network, Viet Nam.

2

ĐÁNH GIÁ KHÍ HẬU NĂM 2017 TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Vũ Văn Thăng, Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Hữu Quyền,
Phạm Thị Hải Yến, Trần Thị Thảo, Trương Thị Thanh Thủy,
Trần Trung Nghĩa, Phùng Thị Mỹ Linh
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá điều kiện khí hậu năm 2017, bao gồm cả các hiện tượng cực đoan đã được quan trắc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nguồn số liệu quan trắc được thu thập từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn và thông tin được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố năm 2018. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khí hậu năm 2017 được đánh giá là năm nóng thứ tư trong các năm nóng nhất đã được ghi nhận trong quan trắc ở Việt Nam, với chuẩn sai nhiệt độ đạt giá trị 0,54oC. Bên cạnh đó, năm 2017 được ghi nhận là năm nóng nhất trong những năm nóng nhất trong các năm có ENSO ở pha trung gian và là năm có tổng lượng mưa năm lớn nhất trong 10 năm gần đây.

Từ khóa: Chuẩn sai, lượng mưa, nhiệt độ, trung bình nhiều năm, năm 2017.

13

2017 VIET NAM CLIMATE ASSESSMENT

Vu Van Thang, Nguyen Dang Mau, Nguyen Huu Quyen,
Pham Thi Hai Yen, Tran Thi Thao, Truong Thi Thanh Thuy,
Tran Trung Nghia, Phung Thi My Linh
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change

Abstract: This paper presents results of the 2017 climate assessment including extreme events across Viet Nam. The meteorological data used in this study is provided by Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration as well as obtained fromWorld Meteorological Organization (WMO, 2018). The results show that, the year 2017 was the fouth warmest on the historical record, with the anomaly of 0.54oC. Comparing with the neutral ENSO years, the year 2017 was the warmest on the historical record. In term of rainfall amount, the total rainfall of the year 2017 was the largest amount during recent 10 years.

Keywords: Anomaly, annual mean, rainfall, temperature, the year 2017.

3

PHÁT TRIỂN VÀ THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA
QUAN TRẮC GIÓ

Nguyễn Viết Hân, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Minh Tuấn
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Nhu cầu tự động hóa trong quan trắc khí tượng thủy văn (KTTV) nói chung và quan trắc gió nói riêng, để phục vụ dự báo, cảnh báo lũ lụt, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng cấp bách trong bối cảnh diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu. Việc đáp ứng số liệu theo thời gian thực từ các trạm quan trắc gió cho mô hình dự báo là nhu cầu cấp bách hiện nay. Bài báo này trình bày thực trạng trang thiết bị quan trắc gió hiện nay của ngành KTTV, xây dựng mô hình và thử nghiệm việc chủ động công nghệ tự động hóa quan trắc gió phục vụ phòng chống thiên tai và phát triển công tác nghiệp vụ.

Từ khóa: Tự động hóa quan trắc gió, công nghệ đo đạc KTTV, công nghệ truyền tin.

23

DEVELOPMENT AND EXPERIMENT OF THE WIND
AUTOMATIC MEASURING SYSTEM

Nguyen Viet Han, Nguyen Van Ha, Nguyen Minh Tuan
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Abstract: The needs for hydrometeorological monitoring automation in general and wind monitoring in particular for forecasting floods and warning natural disastersand other hazardous weather phenomena are getting more and more urgent in the rapidly changed context of climate change. Meeting the demand of the real time data of wind observation station provided to the forecast model is an urgent task. This article aims to present the current situation of wind monitoring devices/appliances/equipment used in hydrometeological services. It also offers active modeling, and piloting an wind monitoring automation technology for natural disaster prevention.

Keywords: Automation wind monitoring, hydrometeorological technology observation, information technology.

4

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF-CMAQ ĐÁNH GIÁ
LẮNG ĐỌNG A-XÍT Ở VIỆT NAM

Lê Văn Quy, Ngô Thị Vân Anh, Lê Văn Linh
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Lắng đọng a-xít là một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ vì mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống con người và hệ sinh thái mà còn vì tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia và các nhà khoa học đang phải xem xét ảnh hưởng của chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu. Lắng đọng a-xít xảy ra dưới hai hình thức khác nhau, đó là quá trình lắng đọng khô và lắng đọng ướt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng hệ thống mô hình WRF-CMAQ phục vụ đánh giá lắng đọng a-xít ướt và khô trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Các kết quả đánh giá mức độ lắng đọng ướt và khô được thực hiện vào các tháng đại diện là tháng 1, 4, 7, 10 cho cả thời kỳ 2010-2015.

Từ khóa: WRF-CMAQ, lắng đọng a-xít, lắng đọng khô, lắng đọng ướt, Việt Nam.

31

APPLICATION OF THE WRF-CMAQ MODEL SYSTEM FOR
ACID DEPOSITION ASSESSMENT IN VIET NAM

Le Van Quy, Ngo Thi Van Anh, Le Van Linh
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change

Abstract: Acid deposition is one of the serious environmental pollution issues because of not only its impact severity on human life and ecosystems, but also its impact scale. The impact of acid deposition extends beyond the control of an single country, thus scientists are considering its impact in regional and global scale. Acid deposition occurs in two different forms: Dry deposition and wet deposition. This article presents results on application of WRF-CMAQ model system for assessing wet and dry acid deposition in Viet Nam. Assessment of wet and dry deposition levels are conducted in January, April, July, October for the period of 2010-2015.

Keywords: WRF-CMAQ model, acid deposition, dry depostion, wet deposition, Viet Nam.

5

AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM

Bùi Đức Hiếu(1), Tạ Đình Thi(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2),
Đào Minh Trang(2)

(1)
Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Sự suy giảm và thiếu nguồn tài nguyên nước không chỉ đe dọa sức khỏe, năng lực sản xuất của con người mà còn là một trong những nguyên nhân gây ra những xung đột và chiến tranh. An ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thách thức đối với tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu về tài nguyên nước đã được thực hiện, bài báo đánh giá tổng quan các vấn đề về an ninh nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam cũng như những thách thức của biến đổi khí hậu đến an ninh nguồn nước. Các kết quả cho thấy Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mất an ninh nguồn nước khác nhau. Bài báo cũng đề cập đến thực trạng ít những công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống về an ninh nguồn nước, tạo nên những khoảng trống tri thức trong lĩnh vực này và đề xuất các hướng nghiên cứu cần được tăng cường để nhận dạng những vấn đề về nguồn nước trong hiện tại và tương lai.

Từ khóa: An ninh nguồn nước, thách thức, Việt Nam.

41

WATER SECURITY AND CHALLENGES TO WATER
SECURITY IN VIET NAM

Bui Duc Hieu(1), Ta Dinh Thi(1), Huynh Thi Lan Huong(2),
Dao Minh Trang(2)
(1)Ministry of Natural Resources and Environment
(2)Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change

Abstract: Water depletion and scarcity not only threaten human health and production capacity but also causes conflicts and wars. In the context of climate change, water is becoming a security problem in Viet Nam. This paper reviews water security problems in the world and in Viet Nam as well as challgenges caused by climate change to water security.. Results show that Viet Nam is facing many different water insecurity issues at present. The lack of systematic studies on water security in Vietnam was concluded, leaving research gaps. Conducting more research on water security issue was recommended to identify detailed water problems in the future.

Keywords: Water security, challenges, Viet Nam.

6

ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN TIỂU VÙNG KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Doãn Huy Phương, Ngô Thị Thủy
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị lên đặc điểm tiểu vùng khí hậu của Thành phố Hà Nội. Sự thay đổi nhiệt độ và phân bố mưa được phân tích để tìm ra những dấu hiệu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình đô thị hóa góp phần tăng lượng mưa và nhiệt độ hàng năm ở khu vực đô thị. Các phân tích định tính và định lượng đã cho thấy ảnh hưởng của đô thị hóa tới các đặc trưng vùng khí hậu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ tại 4 trạm khí tượng thuộc các khu vực đô thị, đô thị vệ tinh và nông thôn. Những kết quả thu được khác nhau từ các trạm phản ánh rõ sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên lượng mưa và nhiệt độ ở khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Đô thị hóa, tiểu vùng khí hậu, Hà Nội, Việt Nam.

48

IMPACT OF URBANIZATION ON LOCAL CLIMATE IN HA NOI CITY

Doan Huy Phuong, Ngo Thi Thuy
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change

Abstract: This study investigates the impact of urbanization on local climate of Ha Noi city. The changes in temperature and rainfall patterns are studied to detect urbanization effects. The results show that urbanization contributes to the increase of annual rainfall and temperature in urban area. The qualitative and quantitative analyses are involved to expose urbanization effects on local climate characteristics. In this present study, we consider temperature and rainfall changes at four meteorological stations located in urban, sub-urban and rural areas. The various changes of temperature and rainfall petterns obtained from these stations demonstrate the urbanization effects on rainfall and temperature in lthe research area.

Keywords: Urbanization, local climate, Ha Noi, Viet Nam.

7

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ TÂY

Hoàng Thị Lê Vân, Lê Ngọc Cầu, Bạch Quang Dũng, Nguyễn Thị Kim Anh,
Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Trường Giang, Ngô Kim Anh
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Hồ Tây đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng về giá trị tài nguyên như: Điều hòa môi trường, giải trí, văn hóa và du lịch,… Tuy nhiên, áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải không hợp lý, khiến nước thải xả xuống hồ có khả năng tăng lên, đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ. Nghiên cứu này trình bày kết quả quan trắc chất lượng nước Hồ Tây tại 10 điểm lấy mẫu dọc ven Hồ Tây trong 3 ngày liên tục. Kết quả phân tích cho thấy nước hồ đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Một số thông số tại các điểm lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 08 – MT:2015/BTNMT).

Từ khóa: Hồ Tây, chất lượng nước, ô nhiễm nguồn nước.

58

ASSESSMENT OF WATER QUALITY OF THE WEST LAKE

Hoang Thi Le Van, Le Ngoc Cau, Bach Quang Dung, Nguyen Thi Kim Anh,
Nguyen Van Tien, Nguyen Truong Giang, Ngo Kim Anh
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change

Abstract: The West Lake plays an important role in community life regardingof air conditioning, entertainment, culture and tourism. However, the disposal of pollutants into the lake are rapidly increasing due to the poor waste water collection system and treatment system , causing serious pollution of the lake water. This study presents results of monitoring of the West Lake water quality at 10 sampling points along the West Lake for three consecutive days. The results show that the lake is polluted. Most of the parameters of the samplings exceed the thresholds of QCVN 08 – MT: 2015/BTNMT.

Keywords: The West Lake, water quality, water pollution.

8

SINH KẾ NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
KINH NGHIỆM CỦA HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH

Phạm Thị Bích Ngọc(1), Nguyễn Hồng Sơn(2)
(1)Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Sinh kế nông nghiệp của người dân tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt bởi sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Lũ lụt, bão và hạn hán. Bài báo đã tổng hợp các hoạt động sinh kế nông nghiệp đang triển khai tại Can Lộc, cùng chính quyền địa phương và người dân phân tích, lựa chọn các mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của người dân địa phương. Trong đó, ba mô hình đã được đánh giá là phù hợp với điệu kiện địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu, đó là: i) Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học; ii) Mô hình tổ nhóm nông dân sản xuất giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và iii) Mô hình lúa – cá – vịt.

Từ khóa: Sinh kế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

63

AGRICULTURAL LIVELIHOODS ADAPTATION TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN CAN LOC, HA TINH PROVINCE

Pham Thi Bich Ngoc(1), Nguyen Hong Son(2)
(1) Central Institute for Natural Resources and Environmental Studies,
Viet Nam National University, Ha Noi
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: Agricultural livelihoods of people in Can Loc district are being affected by climate change, especially due to the increase in temperature, rainfall and extreme weather events, such as floods, storms and droughts.. The study synthesized the ongoing agricultural livelihood activities in Can Loc and together with local authorities and people analyzed, selected the sustainable livelihood models to adapt to climate change. In which three models have been evaluated as suitable for local conditions and adaptation to climate change: i) pig raising model on biological padding; ii) farmer group model for rice seed adaptation to climate change, and iii) rice – fish – duck model.

Keywords: Agricultural livelihoods adaptation to climate change.

 

Để lại một bình luận