Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 24 – 2022

 Link full Tạp chí số 24: TẠI ĐÂY

Tải bìa Tạp chí số 24: TẠI ĐÂY
Stt Tên bài Trang
1

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN CỦA MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Mai Trọng Hoàng, Lê Ngọc Cầu, Nguyễn Thu Minh,
Nguyễn Thị Thanh Hoài, Trần Việt Tùng
 

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 18/10/2022; ngày chuyển phản biện: 19/10/2022; ngày chấp nhận đăng: 17/11/2022

Tóm tắt: Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu là sáng kiến được đề xuất tại COP26 với mục đích giảm 30% phát thải khí mê-tan toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2020. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí mê-tan của một số giải pháp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào năm 2030 so với năm 2020. Bằng cách sử dụng Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia năm 2006 (IPCC 2006), nghiên cứu đã đánh giá được tiềm năng giảm phát thải khí mê-tan của các giải pháp xử lý nước thải được đề xuất vào năm 2030 so với năm 2020 là khoảng 4,9 triệu tấn CO2tđ, tương ứng với mức giảm 41,155%, trong đó xử lý nước thải sinh hoạt có tiềm năng giảm 42,1% và xử lý nước thải công nghiệp có tiềm năng giảm 37,4%. Đối với từng giải pháp công nghệ, tiềm năng giảm phát thải khí mê-tan của giải pháp GP1- Tối ưu hóa điều kiện xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm phát thải khí mê-tan là 2.815,08 nghìn tấn CO2tđ, giải pháp GP2- Ứng dụng công nghệ sinh học để loại bỏ khí mê-tan từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là 960,51 nghìn tấn CO2tđ, giải pháp GP3- Tối ưu hóa điều kiện xử lý nước thải công nghiệp nhằm giảm phát khí mê-tan là 253,84 nghìn tấn CO2tđ và giải pháp GP4- Thu hồi khí mê-tan từ xử lý nước thải công nghiệp chứa hàm lượng chất hữu cơ cao là 868,13 nghìn tấn CO2tđ.

Từ khóa: Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, phát thải khí mê-tan, xử lý nước thải.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76435

1

ASSESSMENT OF THE METHANE EMISSIONS REDUCTION POTENTIAL OF SEVERAL WASTEWATER TREATMENT TECHNOLOGIES

Mai Trong Hoang, Le Ngoc Cau, Nguyen Thu Minh,
Nguyen Thi Thanh Hoai, Tran Viet Tung

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 18/10/2022; Accepted: 17/11/2022

Abstract: The Global Methane Pledge is an initiative initiated at COP26 with the aim of reducing global methane emissions by 30 percent below 2020 levels by 2030. The purpose of this study is to assess the methane reduction potential of several domestic and industrial wastewater treatment technologies in 2030 compared to 2020. Using the 2006 National Greenhouse Gas Inventory Guidelines (IPCC 2006), the study assessed the methane reduction potential of the proposed wastewater treatment measures to be about 4.9 million tons of CO2eq in 2030 compared to 2020, corresponding to a reduction of 41.155%, of which domestic wastewater treatment has the potential to reduce 42.1% and industrial wastewater treatment has the potential to reduce 37, 4% methane emission. Regarding each technological measure, methane reduction potential of measure GP1- Optimizing domestic wastewater treatment conditions to reduce methane emissions is 2,815.08 thousand tons of CO2eq, measure GP2- Using biotechnology to remove methane from domestic wastewater treatment process is 960.51 thousand tons of CO2eq, measure GP3- Optimizing industrial wastewater treatment conditions to reduce methane emission is 253.84 thousand tons CO2eq and measure GP4- Methane recovery from the treatment of industrial wastewater with high organic matter content is 868.13 thousand tons of CO2eq.

Keywords: Global Methane Pledge, Methane emission, Wastewater treatment

2

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU MƯA LƯỚI MỘT SỐ
TRẬN MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Hưng, Trịnh Minh Ngọc

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 3/11/2022; ngày chuyển phản biện: 4/11/2022; ngày chấp nhận đăng: 28/11/2022

Tóm tắt: Số liệu mưa lưới, sản phẩm ước tính mưa từ vệ tinh kết hợp với giá trị mưa từ mô hình số trị và số liệu mưa thực đo mặt đất đang ngày càng phát triển do khắc phục được nhiều yếu điểm của mưa mặt đất. Mưa lưới có phân giải không gian, thời gian cao, bao phủ nhiều vùng rộng lớn, tần suất lên đến 30 phút một số liệu và phần nhiều cung cấp miễn phí, do đó có tính ứng dụng rất cao. Các sản phẩm mưa lưới dù sử dụng cùng một loại cảm biến, nhưng áp dụng thuật toán khác nhau để xử lý số liệu và hiệu chỉnh với các số liệu đo mưa khác nên có sự khác biệt khá lớn. Nghiên cứu này xem xét dữ liệu mưa giờ từ 04 nguồn gồm mưa GPM, GSMaP, PERSIANN-CCS và ERA5-Land cung cấp cho khu vực thành phố Hà Tĩnh để đánh giá chất lượng và khả năng ứng dụng thực tế. Bốn trận mưa được sử dụng để đánh giá với mưa giờ thực đo tại trạm khí tượng Hà Tĩnh. Các chỉ số thống kê RMSE, R2, PBIAs, POD, FAR và CSI được sử dụng để đánh giá so sánh. Kết quả cho thấy nhìn chung cả 4 dữ liệu mưa đều có chất lượng tốt, PERSIANN-CCS có tương quan cao nhất với mưa quan trắc mặt đất, chỉ số sai số quân phương trung bình tốt nhất, trong khi đó các chỉ số khác đều chỉ ra dữ liệu GSMaP kém chất lượng nhất trong 4 nguồn dữ liệu.

Từ khóa: Mưa lưới, mưa vệ tinh, thành phố Hà Tĩnh.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76436

10

EVALUATION OF THE QUALITY OF GRIDDED HEAVY RAINFALL
OVER THE HA TINH CITY

Nguyen Thi Lien, Nguyen Quang Hung, Trinh Minh Ngoc

University of Science, Vietnam National University, Hanoi

Received: 3/11/2022; Accepted: 28/11/2022

Abstract: Gridded rainfall products which is the production generated by satellite together with weather numerical models combined with ground rain are increasingly developed based on its advantages outstanding ground rainfall measurement. Gridded rainfall products provide spatial information and its interval time is up to 30 minutes, and freely available, that makes it became very high applicability. Although the products are from the same sensors, still the algorithms used for correction, interpolation and matching are different, so there is a huge difference between the products. This study considers rain data from 04 sources including GPM, GSMaP, PERSIANN-CCS and ERA5-Land over Ha Tinh city area to assess their quality and practical applicability. Four rainfall events are used to assess the hourly rainfall compare to the data at rain gauge station in Ha Tinh city. Statistical indicators RMSE, R2, PBIAs, POD, FAR and CSI were used for the evaluation. The results show that in general, all four rain data have good quality, PERSIANN-CCS has the highest correlation with ground-observed rain, the best mean square error index, and other indicators show that GSMaP data is generally the worst quality

Từ khóa: Gridded rainfall products, satellite rainfall, Hà Tĩnh city.

3

ỨNG DỤNG NỀN TẢNG GOOGLE EARTH ENGINE XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG HẠN HÁN CHO TỈNH BÌNH THUẬN

Trịnh Minh Ngọc, Nguyễn Quang Hưng

Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

 Ngày nhận bài: 27/10/2022; ngày chuyển phản biện: 28/10/2022; ngày chấp nhận đăng: 21/11/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng nền tảng xử lý dựa trên đám mây Google Earth Engine (GEE) để xây dựng bản đồ phân vùng mức độ hạn hán tỉnh Bình Thuận từ 2014 đến 2020, dựa trên tính toán chỉ số khác biệt hạn hán (NDDI – Normalized Difference Drought Index). Kết quả tính toán cho thấy, khô hạn thiếu nước trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh; thường xuyên xảy ra tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Thị xã La Gi nơi có chỉ số NDDI cao 4 – 6, mức độ hạn có xu hướng tăng đặc biệt nghiêm trọng vào năm 2016. Ứng dụng nền tảng Google Earth Engine được xây dựng nhằm theo dõi hạn hán trên cơ sở phân loại chỉ số NDDI tỉnh Bình Thuận năm 2021.

Từ khóa: Hạn hán, NDDI, GEE, Bình Thuận.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76437

22

AN APPLICATION OF USING GOOGLE EARTH ENGINE PLATFORM TO BUILT DROUGHT ZONING MAP FOR BINH THUAN PROVINCE

Trinh Minh Ngoc, Nguyen Quang Hung

VNU Hanoi University of Science

Received: 27/10/2022; Accepted: 21/11/2022

Abstract: The study uses the cloud-based platform Google Earth Engine (GEE) to build a map of drought severity in Binh Thuan province from 2014 to 2020, based on the calculation of the drought difference index NDDI – 2020 (Normalized Difference Drought Index). From the research showed that drought and lack of water in the dry season occurs in many places in the province; regularly out in Tuy Phong, Bac Binh and districts of Phan Thiet City, Ham Thuan Nam, Ham Tan and La Gi Town, where the NDDI index is high from 4 to 6, drought level tends to increase especially severely in 2016. Applying Google Earth Engine platform to monitor drought drought on the basis of NDDI index classification of Binh Thuan province in 2021.

Keywords: Drought, NDDI, Google Earth Engine, Binh Thuan province.

4

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢNH BÁO CỦA HỆ THỐNG VNFFGS QUA CÁC TRẬN LŨ QUÉT XẢY RA TẠI YÊN BÁI VÀ SƠN LA

Lương Hữu Dũng, Hoàng Minh Tuyển, Ngô Thị Thủy,
Văn Thị Hằng, Doãn Huy Phương

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 19/10/2022; ngày chuyển phản biện: 20/10/2022; ngày chấp nhận đăng: 17/11/2022

Tóm tắt: Bài báo phân tích và đánh giá những kết quả chính của hệ thống VNFFGS hiện đang được vận hành ở Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, trong cảnh báo một số trận lũ quét điển hình thời gian gần đây. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên phân tích tổng hợp dữ liệu thực tế và sản phẩm của hệ thống VNFFGS như số liệu mưa; đặc trưng của lưu vực; khu vực bị ảnh hưởng; ngưỡng mưa định hướng sinh lũ quét; độ ẩm đất tại các tiểu lưu vực. Nguyên nhân và đặc trưng của các trận lũ quét được phân tích kỹ hơn. Khả năng ứng dụng và giải pháp nhằm cải thiện chất lượng hệ thống cũng được đề xuất trong bài báo.

Từ khóa: Lũ quét, FFG, VNFFGS.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76438

32

ASSESSMENT OF THE WARNING CAPABILITY OF THE VNFFGS SYSTEM
IN CRITICAL FLASH FLOOD EVENTS IN YEN BAI AND SON LA PROVINCES

Luong Huu Dung, Hoang Minh Tuyen, Ngo Thi Thuy,
Van Thi Hang, Doan Huy Phuong

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 19/10/2022; Accepted: 17/11/2022

Abstract: This paper analyzes and evaluates performances of the VNFFGS system in flash flood warning in several recent typical flash flood events. The evaluation is implemented based on the integrated analysis of the collected data and the products of the VNFFGS system such as rainfall, watershed characteristics, damaged areas, flash flood guidance (FFG) maps, and soil moisture maps. The causes and critical
chracteristics of the flash flood events are also studied in depth. The system’s applicability and measure to improve VNFFGS performances are recommended in the paper as well.

Keywords: Flash flood, FFG, VNFFGS.

5

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DÒ TÌM TỐI ƯU THAM SỐ TRONG DỰ BÁO THỦY VĂN CHO LƯU VỰC HỒ BẢN VẼ

Dương Thị Thanh Hương(1), Nguyễn Thị Hằng(1),
Nguyễn Chính Kiên(1), Văn Thị Hằng(2)

(1)Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(2)Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 15/8/2022; ngày chuyển phản biện: 16/8/2022; ngày chấp nhận đăng: 12/9/2022

Tóm tắt: Trong các mô hình thủy văn cần phải hiệu chỉnh nhiều tham số cho từng lưu vực, việc hiệu chỉnh này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm dự báo. Trong bài báo này, nhóm tác giả thử nghiệm một số phương pháp dò tìm tối ưu để tìm ra bộ tham số phù hợp nhất cho lưu vực. Mô hình thương mại MIKE 11 – NAM, HEC-HMS và mô hình tự phát triển ImechTV2 được áp dụng tính toán cho lưu vực hồ Bản Vẽ.

Với bộ thông số đã dò tìm trong cơn lũ năm 2018, nhóm tác giả áp dụng kiểm định cho cơn lũ năm 2021 đạt được kết quả tốt. Mặc dù thời gian dò tìm của mô hình thủy văn phân bố ImechTV2 là lớn nhưng chỉ số đánh giá mô hình Nash-Sutcliffe Efficiency (NSE) cho thấy hiệu quả tính toán tốt hơn so với mô hình thủy văn thông số tập trung MIKE 11 – NAM và HEC-HMS.

Từ khóa: Tối ưu, mô hình thủy văn, Bản Vẽ.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76441

43

PARAMETER OPTIMIZATION FOR HYDROLOGICAL FORECASTING MODEL PILOTING FOR BAN VE RESERVOIR

Duong Thi Thanh Huong(1), Nguyen Thi Hang(1),
Nguyen Chinh Kien(1), Van Thi Hang(2)

(1)Institute of Mechanics, Vietnam Academy of Science and Technology
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 15/8/2022; Accepted: 12/9/2022

Abstract: In hydrological models, it is necessary to correct parameters for each basin which depends on the experience of the researcher. In this paper, some near-optimal detection methods to find the suitable set of parameters were tested. Commercial model MIKE 11 – NAM, HEC-HMS and self-developed model ImechTV2 are used to calculate for Ban Ve lake basin. On the basis of the calibration parameters in the flood of 2018, the flood of 2021 data is used for verification and received good results. Although the detection time of the ImechTV2 distributed hydrological model is large, the NSE index shows it is better computational efficiency than the MIKE 11 – NAM and HEC-HMS hydrological models.

Keywords: Near-optimal detection method, hydrological model, Ban Ve.

6

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO, DỰ BÁO LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG KÔN – HÀ THANH VÀ LẠI GIANG TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phạm Thanh Long(1), Nguyễn Thế Hùng(2),
Lê Hồng Dương(3), Nguyễn Thảo Hiền(1)

(1)Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Đại học Xây dựng miền Trung
(3)Cục Bảo vệ Môi trường miền Nam

Ngày nhận bài: 2/11/2022; ngày chuyển phản biện: 3/11/2022; ngày chấp nhận đăng: 25/11/2022

Tóm tắt: Tăng cường dự báo, cảnh báo lũ và ngập lụt là công tác thiết yếu, phục vụ và đảm bảo lợi ích trong phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại đối với con người, kinh tế – xã hội. Đặc biệt, khu vực miền Trung Việt Nam là nơi dễ bị tổn thương do tác động từ thiên tai bão, lũ nhiều năm qua. Trong khuôn khổ bài báo, nhóm tác giả trình bày hệ thống nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo ngập lũ phục vụ công tác phòng chống thiên tai tại hai lưu vực sông Kôn – Hà Thanh và Lại Giang tỉnh Bình Định. Hệ thống được xây dựng là một khung liên kết các trạm đo lường tự động, các mô hình dự báo, bộ mã hóa và chuyển đổi dữ liệu được quản lý bởi nền tảng trực tuyến WebGIS. Sự kết hợp này tạo ra một hệ thống thông tin cảnh báo lũ thời gian thực và dự báo ngập lụt các lưu vực sông tỉnh Bình Định, hỗ trợ tối ưu và kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Từ khóa: Cảnh báo lũ, dự báo ngập lụt, Kôn – Hà Thanh, Lại Giang, WebGIS.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76444

51

ENHANCING REAL-TIME FLOOD FORECASTING AND WARNING SYSTEM
IN BINH DINH PROVINCE

Pham Thanh Long(1), Nguyen The Hung(2),
Le Hong Duong(3), Nguyen Thao Hien(1)

(1)Sub-Institute of Hydrometeorology and Climate Change
(2)Mien Trung University of Civil Engineering
(3)Department of Southern Environmental Protection

Received: 2/11/2022; Accepted: 25/11/2022

Abstract: Improving flood forecasting and warning is an essential work, in order to serve and ensure the benefits in preventing and minimizing negative impact to human and economy – society. Especially for the Central Viet Nam, which is the vulnerable to natural disasters, such as storms and floods for many years. Within the framework of the article, the authors present the system to improve the quality of flood
forecasting and warning of 2 river basins of Kon – Ha Thanh and Lai Giang in Binh Dinh province. The system is built as a framework linking automatic measurement stations, predictive models, encoders and data converters managed by the online WebGIS platform. This combination creates the enhanced system of real-time flood warning and inundation forecasting, providing optimal and timely support in case of emergency.

Keywords: Flood warning, inundation forecasting, Kon – Ha Thanh, Lai Giang, WebGIS.

7

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH NƯỚC HỒ TÂY, HÀ NỘI

Cái Anh Tú(1), Lê Văn Quy(2), Nguyễn Thị Thu Trang(3)

(1)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(3)Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải

Ngày nhận bài: 26/10/2022; ngày chuyển phản biện: 27/10/2022; ngày chấp nhận đăng: 25/11/2022

Tóm tắt: Hồ Tây là hồ tự nhiên tọa lạc ở Tây Bắc Hà Nội với diện tích hơn 500 ha có chu vi 18 km. Cũng như các thủy vực khác, nước hồ Tây vẫn còn khả năng tự làm sạch với điều kiện liên quan đến một số yếu tố trong đó có lượng oxy hòa tan trong nước hồ (DO). Khi lượng chất thải tăng, khả năng tự làm sạch của hồ không đáp ứng, kéo theo suy giảm DO trong nước, từ đó dẫn đến những thay đổi bất lợi đến đời sống của thủy sinh vật. DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO còn có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của hồ. Khi DO giảm thấp (< 4 mg/l) cá và các động vật thủy sinh khác bị chết, nước sẽ trở nên có màu đen và bốc mùi hôi thối. Nguồn cung cấp oxy chủ yếu là từ khí quyển và từ sự quang hợp của các loài thực vật trong nước. Sự tụt giảm oxy được gây ra do nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu oxy sinh học (BOD). Kết quả cho thấy nếu tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng trong hồ kéo dài có thể ảnh hưởng đến độ dày thiếu khí của lớp nước đáy hồ và sẽ tiếp tục di chuyển lên phía trên thuộc lớp nước mặt của hồ. Tình trạng này có thể kéo theo làm giảm khả năng tự làm sạch của hồ. Khả năng tự làm sạch của hồ được đánh giá dựa trên tỷ lệ giá trị hằng số tốc độ nạp oxy (K2) và hằng số tốc độ khử oxy (K1). Giá trị tỷ lệ tự làm sạch (K2/K1) Hồ Tây trung bình vào mùa khô là 1,6, mùa mưa là 2,24 và thuộc phạm vi có khả năng tự làm sạch (> 1). 

Từ khóa: Hồ Tây, tốc độ khử oxy (K1), tốc độ nạp oxy (K2).

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76446

62

DETERMINATION OF PURIFICATION RATIO OF WEST LAKE IN HANOI

Cai Anh Tu(1), Le Van Quy(2), Nguyen Thi Thu Trang(3)

(1)VNU University of Science, Vietnam National University, Hanoi
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(3)Institute for Transport Administration and Management Cadres

Received: 26/10/2022; Accepted: 25/11/2022

Abstract: West Lake is a natural lake located in the Northwest of Hanoi with an area of more than 500 hectares with a circumference of 18 km. Like other water bodies, West Lake water is still capable of self-cleaning with conditions related to a number of factors including the dissolved oxygen (DO) value of lake water. When the amount of waste increases, the self-cleaning capacity of the lake does not respond, leading to a decrease in DO in the water, thereby leading to adverse changes to aquatic life. DO is used as a parameter to assess the level of organic pollution of water sources. DO also has great significance for the self-cleaning process of the lake. When DO drops low (< 4 mg/l) fish and other aquatic animals die, the water becomes black and has a foul odor. The main source of oxygen is from the atmosphere and from photosynthesis by aquatic plants. Oxygen depletion is caused by many factors, the most important of which is Biological Oxygen Demand (BOD). The results indicated that if the condition of excess nutrients in the lake is prolonged, it can affect the anoxic thickness of the lake bottom layer and will continue to move upward in the surface water of the lake. This situation can lead to a decrease in the self-cleaning capacity of the tank. The self-cleaning capacity of the tank is evaluated based on the ratio of the value of the air intake rate constant (K2) and the oxygen reduction rate constant (K1). The value of self-cleaning rate (K2/K1) on West Lake in dry season is 1.6 and in rainy season is 2.24 which belongs to the self-cleaning range (>1).

Keywords: West Lake, Deoxygenation rate (K1), Reaeration rate (K2).

8

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐẦU MỐI QUỐC GIA PHỤC VỤ GIÁM SÁT MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG 6 VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH

Nguyễn Tú Anh, Đỗ Thị Ngọc Bích, Hoàng Bích Ngọc, Phạm Lan Anh

Viện Khoa học tài nguyên nước

Ngày nhận bài: 15/9/2022; ngày chuyển phản biện: 16/9/2022; ngày chấp nhận đăng: 12/10/2022

Tóm tắt: Mục tiêu phát triển bền vững 6 (SDG 6) về nước sạch và vệ sinh được xác định là một mục tiêu mang tính huyết mạch và có tác động xúc tác trong toàn bộ Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các chỉ tiêu cụ thể của SDG 6 không hoàn toàn độc lập mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các chỉ tiêu này tạo thành một mạng lưới tương tác phức tạp. Hiểu được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu này có thể giúp xác định hệ thống phối hợp có định hướng giữa các đầu mối và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc chia sẻ dữ liệu hoặc phối hợp với nhau trong công tác thu thập và tổng hợp dữ liệu. Theo đó, công tác giám sát và đánh giá sẽ được tăng cường hiệu quả và tối đa hóa sức mạnh tổng hợp. Nghiên cứu này tổng hợp và phân tích nhu cầu thu thập và chia sẻ thông tin giữa các đầu mối kỹ thuật trong việc báo cáo mức độ hoàn thành chỉ tiêu SDG6. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét sự tương đồng về mặt dữ liệu giữa các chỉ tiêu và đánh giá khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu giữa các đầu mối kỹ thuật. Từ đó báo cáo đưa ra định hướng phối hợp và các khuyến nghị nhằm hướng tới việc thiết lập một quy trình giám sát và đánh giá tổng thể nhằm tăng cường hiệu quả nguồn lực thực hiện.

Từ khóa: Đầu mối SDG 6, giám sát tích hợp, sơ đồ phối hợp.

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/24.76448

69

THE COORDINATION ORIENTATION AMONG NATIONAL FOCAL POINTS FOR MONITORING THE ACHIEVEMENT OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOAL 6 ON CLEAN WATER AND SANITATION

Nguyen Tu Anh, Do Thi Ngoc Bich, Hoang Bich Ngoc, Pham Lan Anh

Water Resources Institute

Received: 15/9/2022; Accepted: 12/10/2022

Abstract: Sustainable Development Goal 6 (SDG 6) on clean water and sanitation has been identified as a pivotal and catalytic goal for the entire 2030 Agenda. Specific targets in SDG 6 are not entirely distinct from one another, but rather are interdependent. These indicators create a complex network of interrelationships. Understanding the relationship between these indicators can assist in defining a coordinated system between the focal points and the agencies and organizations involved in data sharing or collaborating to collect and synthesize data. Consequently, the effectiveness of monitoring and evaluation resources will be improved, and synergy will be maximized. This study summarized and analyzed the need to collect and share information among technical focal points in reporting the achievement of SDG6 targets. Simultaneously, the study examined the similarity of date across the indicators and the capacity to share information and data between technical focal points. The study then provided a coordination orientation and recommendations for establishing an overall monitoring and evaluation process to improve the effectiveness of implementation resources.

Keywords: SDG 6 focal point, Integrated monitoring, Coordination diagram.