Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở cho nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Bằng

Hội đồng đã nghe nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Thanh Bằng trình bày các nội dung của luận án và đưa ra nhiều ý kiến đánh giá.

Sáng ngày 14/7, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Bằng với đề tài luận án: “Nghiên cứu đánh giá tác động của sự thay đổi thảm phủ đến tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Cả”; Ngành: Biến đổi khí hậu; Mã số: 9440221.


Hội đồng đánh giá luận án của NCS. Nguyễn Thanh Bằng

Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở cho NCS. Nguyễn Thanh Bằng diễn ra dưới sự chủ trì của PGS. TS. Hoàng Minh Tuyển. Các thành viên trong Hội đồng gồm có PGS. TS. Hoàng Minh Tuyển (Viện KTTV&BĐKH) là Chủ tịch hội đồng; TS. Đào Minh Trang (Viện KTTV&BĐKH) là Ủy viên thư ký; TS. Lương Hữu Dũng (Viện KTTV&BĐKH) là Ủy viên Phản biện 1; TS. Đặng Quang Thịnh (Viện KTTV&BĐKH) là Ủy viên Phản biện 2; PGS. TS. Nguyễn Tiền Giang (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), PGS. TS. Ngô Lê Long (Trường Đại học Thủy lợi) và TS. Nguyễn Anh Đức (Viện Khoa học Tài nguyên nước) là 3 Ủy viên.

Trước các thành viên Hội đồng, NCS. Nguyễn Thanh Bằng đã trình bày tóm tắt các nội dung của luận án như: Lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu,…

Trải qua thời gian dài thực hiện nghiên cứu, luận án của NCS. Nguyễn Thanh Bằng về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Cụ thể, luận án đã nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng phương pháp đánh giá tác động của sự thay đổi thảm phủ tới tài nguyên nước lưu vực sông Cả trong điều kiện biến đổi khí hậu.


NCS. Nguyễn Thanh Bằng trình bày các nội dung của luận án

Luận án đề xuất được quy trình đánh giá tác động của sự thay đổi thảm phủ tới dòng chảy bề mặt lưu vực sông Cả trong điều kiện biến đổi khí hậu sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia Delphi trong xác định các tác nhân và ràng buộc ảnh hưởng tới việc mô phỏng sự thay đổi thảm phủ đó là độ cao, độ dốc, khoảng cách tới đường giao thông, khoảng cách tới sông và các ràng buộc chuyển đổi vùng nước – đất xây dựng – đất trồng.

Về mô phỏng sự thay đổi thảm phủ và đưa ra kịch bản thảm phủ trong tương lai cho lưu vực sông Cả sử dụng phương pháp phân tích chuỗi Markov và mô hình Cellular Automata. Luận án đã chứng minh tính khả thi của phương pháp chuỗi Markov và Cellular Automata để lập mô hình mô phuỏng biến động thảm phủ ở lưu vực sông Cả đến năm 2030 phù hợp với các định hướng phát triển lĩnh vực quản lý đất đai và phát triển bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Quá trình nghiên cứu cũng đã làm rõ các phương pháp kiểm chứng và đánh giá mô hình, từ đó xây dụng được quy tắc chuyển đổi thảm phủ f và mô hình hiệu chỉnh với các thông số phù hợp với điều kiện của khi vực nghiên cứu. Kế quả xác nhận với hệ số Kappa cho thấy sự thống nhất chặt chẽ giữa bản đồ thảm phủ thành lập từ ảnh viễn thám và mô phỏng cũng cho thấy rằng mô hình có độ tin cậy tốt.

Kết quả của luận án cho thấy thảm phủ trên lưu vực sông Cả đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi. Đặc biệt, đến năm 2030 diện tích đất rừng vẫn có xu thuế giảm nhẹ và chuyển sang các loại đất khác như đất nông nghiệp, đất xây dựng, đất trống. Điều này cũng phản ánh chính xác các xu hướng phát triển kinh tế-xã hội hiện nay là đô thị hoóa, mở rộng đất nông nghiệp, phá rừng… Sự thay đổi sẽ làm tăng áp lực lên các yếu tố tự nhiên khác như hiện trạng đât, nguồn nước ở khu vực này.

Các kết quả định lượng và phân bố theo không gian, thời gian cụ thể của kịch bản thay đổi tham phủ lưu vực sông Cả với phạm vi ngoài quốc gia sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình đánh giá tác động với các yếu tố tự nhiên khác, đặc biết là mối liên quan đến biến đổi khí hậu.

Về đánh giá định lượng tác động của sự thay đổi thảm phủ đối với dòng chảy lưu vực sông Cả trong điều kiện biến đổi khí hậu. Luận án đã thành công trong việc hiểu chỉnh, kiểm định và từ đó xác định được bộ thông số mô hình SWAT phù hợp với lưu lượng sông Cả.


Giáo viên hướng dẫn nhận xét về NCS. Nguyễn Thanh Bằng

Luận án đã áp dụng quy trình đánh giá tác động của sự thay đổi thảm phủ tới dòng chảy bề mặt đối với tài nguyên nước lưu vực sông Cả trong điều khiện biến đổi khí hậu tại 5 tram Sơn Diệm, Hòa Duyệt, Quỳ Châu, Nghĩa Khánh, Dừa.

Qua kết quả mô phỏng, có thể thấy lưu vực sông Cả đang đối mặt với các thay đổi lớn từ biến đổi khí hâu. Nguồn nước trên lưu vực sông Cả có xu hướng tăng và sự biến đổi dòng chảy phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa mùa mưa tăng dẫn đến sự gia tăng dòng chảy lũ khiến cho tình hình ngập lụt ở khu vực hạ lưu có khả năng ngày càng nghiêm trọng. Ngược lại, lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm dẫn đến suy giảm dòng chảy mùa cạn khiến cho mặn càng xâm nhập sâu vào trong sông. Đặc biệt, khi có thêm vào tác động của sự thay đổi thảm phủ dẫn tới cường độ của các thay đổi này lại càng rõ ràng và nghiêm trọng.

Tuy còn một số hạn chế nhưng về cơ bản luận án của NCS. Nguyễn Thanh Bằng được các thầy cô trong hội đồng đánh giá cao. Sau phiên họp kín, luận án của NCS. Nguyễn Thanh Bằng được Hội đồng đánh đạt với 7/7/7 phiếu tán thành. NCS. Nguyễn Thanh Bằng cần sửa chữa, hoàn thiện luận án theo những ý kiến đóng góp của các thành viên trong Hội đồng để chuẩn bị cho buổi đánh giá cấp Viện trong thời gian sắp tới.

Trả lời