Nghiệm thu đề tài Cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất điều chỉnh cơ cấu sử dụng nước theo quan điểm nước ảo đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu”

 Sáng nay, ngày 01 tháng 3 năm 2016, tại Phòng họp số 116-118, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nghiệm thu cấp Bộ đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất điều chỉnh cơ cấu sử dụng nước theo quan điểm nước ảo đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là đơn vị chủ trì.     

 Sau khi đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ đọc quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Thái Lai, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điều khiển cuộc họp.
 

      Đến tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, đại diện Lãnh đạo Viện KTTVBĐKH, đại viện Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế và các đơn vị chuyên môn trong và ngoài Viện.

      Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt một số thông tin về mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và những kết quả chính của đề tài, một số kết luận và kiến nghị.

      Phần tổng quan về nước ảo, với khái niệm nước ảo “Là lượng nước cần thiết trong 1 quá trình để sản xuất một đơn vị sản phẩm/hàng hóa, nó không thực sự có trong sản phẩm hay hàng hóa”, chủ nhiệm đề tài và nhóm thực hiện đã chia nước ảo thành 3 thành phần để tính toán cho các kết quả sau này:

      * Thành phần nước xanh lá (green water footprint) là lượng nước mưa tiêu hao trong quá trình sinh trưởng và phát triển;

      * Thành phần nước xanh lam (blue water footprint) là lượng nước mặt, nước ngầm tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm (bao gồm quá trình sinh trưởng-phát triển và sản xuất tạo ra sản phẩm);

      * Thành phần nước xám (gray water footprint) là lượng nước cần thiết để pha loãng các chất gây ô nhiễm trong quá trình sinh trưởng-phát triển và sản xuất tạo ra sản phẩm.

      Đề tài cũng đã tổng quan về dấu ấn nước: Dấu ấn nước của một quốc gia gồm 2 thành phần là dấu ấn nước nội địa (IWFP, m3/năm) và dấu ấn nước nhập ngoài lãnh thổ (EWFP, m3/năm).

      Dấu ấn nước nội tại (internal water footprint) của một vùng/quốc gia: là lượng nước dùng trong vùng/quốc gia đó để sản xuất hàng hóa/sản phẩm trong nước.

      Dấu ấn nước bên ngoài (external water footprint) của một vùng/quốc gia: Là lượng nước hàng năm được sử dụng ở một vùng/quốc gia khác để sản xuất hàng hóa/sản phẩm và được nhập khẩu.

 

      Phương pháp tính toán nước ảo cho các sản phẩm được chủ nhiệm đề tài và nhóm tác giả xác định thông qua sơ đồ quy trình sau đây:

 

      Trên cơ ở phương pháp tính toán nước ảo trên đây, nhóm tác giả đã xây dựng được sơ đồ tính toán cho việt nam:

 

      Với sơ đồ tính toán trên đây đề tài đã tính toán nước ảo trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (các kết quả cụ thể được trình bày tại báo cáo tổng kết đề tài).

      Chủ tịch Hội đồng đánh giá hướng nghiên cứu của đề tài là một hướng mới, và cần có những ngiên cứu khác nữa chi tiết cho một phạm vi không gian để làm cơ sở cho các dự án áp dụng cho các khu vực, các vùng khác trong toàn quốc.

      Với những mục tiêu, nội dung và kết quả đạt được, các thành viên hội đồng đã đánh giá cao các kết quả của đề tài. 

 
Phòng KHĐT&HTQT

Để lại một bình luận