Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu Số 2 – 2017

Mục lục Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 2 – 2017

Tải file đính kèm:/files/doc/TAP CHI BDKH SO 2_2017.pdf 

Stt

Tên bài báo, tác giả

Trang

1

ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐỢT NẮNG NÓNG TỪ NGÀY 1/6 – 6/6/2017 Ở BẮC BỘ

Nguyễn Đăng Mậu(1), Nguyễn Văn Thắng(1), Nguyễn Trọng Hiệu(2)

 

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

(2)Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

 

 

Tóm tắt: Trong bài báo này, số liệu phân tích (FNL) của Cục Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) được sử dụng để phân tích cơ chế gây nắng nóng diện rộng từ ngày 1/6 đến ngày 6/6/2017. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia khí tượng, đây là đợt nắng nóng gây ra kỉ lục nhiệt độ trong hơn 40 năm trở lại đây ở khu vực Hà Nội, cao hơn kỉ lục trước đó 1,5oC [5-7]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đợt nắng nóng này được gây ra bởi hiệu ứng địa hình đối với hình thế thời tiết từ quy mô vừa đến quy mô lớn. Tại mực thấp (850 hPa), một áp thấp địa phương hình thành ở khu vực Bắc Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho đới gió Tây phát triển mạnh. Khi tới khu vực miền Bắc Việt Nam, ảnh hưởng của địa hình núi cao gây hiệu ứng phơn gây thời tiết khô nóng ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn. Tại mực 200 hPa, hệ thống xoáy nghịch (áp cao) chi phối ở phía Bắc Việt Nam. Chính sự tồn tại của hệ thống áp cao này đã tạo điều kiện cho bức xạ mặt trời trực tiếp đốt nóng bề mặt và ngăn cản sự phát triển của khối khí nóng mực thấp lên trên cao (của vùng áp thấp mực 850 hPa).

Từ khóa: Nắng nóng, nhiệt độ, hoàn lưu gió, độ cao địa thế vị (HGT).

1

WHAT CAUSES HEAT WAVE FROM JUNE 1st TO JUNE 6th 2017 IN THE NORTH VIET NAM

Nguyen Dang Mau(1), Nguyen Van Thang(1), Nguyen Trong Hieu(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change
(2)Center for Meteorology, Hydrology and Environment Science and Technology

Abstract: In this article, the FNL data of the National Oceanic and Atmospheric Administration, US (NOAA) was used in analysing the reasons of the heat wave from 1 june to 6 june 2017 in the North Viet Nam. According to meteorological experts, this heat wave causeed new temperature recorded during over last 40 years and the higher than the previous record of 1.5oC in Hanoi [7-8]. The research results showed that this heat wave is caused by topographic effects for weather patterns in the medium to large scale. The local low pressure occurred at the 850 hPa in the North, the activity of this low pressure caused the advantage condition for hot-dry west wind from Myanmar moving into Viet Nam. Because of Interacting with high terrain, this west wind caused the foehn effect; especially caused the very high temperature over nothern delta region. At the 200 hPa, the sub-tropical high pressure dominated over the North Viet Nam. Because of activity of this high pressure, which caused the advantage condition for increasing the direct solar radiation to heat up the surface and preventing the development of hot air masses in low elevation (at the 850 hPa). Over 6 june 2017, this high pressure moved completely out of the East Sea and the heat wave was ended in the North Viet Nam.

Keywords: Heat waves, temperature, wind circulation, geopotential height (GHT).

2

ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT

Tạ Đình Thi, Phan Thị Kim Oanh, Tạ Văn Trung, Bùi Đức Hiếu
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, cần có sự hợp tác, chia sẻ giữa các quốc gia. Các thách thức an ninh môi trường không chỉ đe dọa an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh lương thực… mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhân loại. Có thể thấy, chưa bao giờ vấn đề môi trường lại được đặt ra cấp bách đối với Việt Nam như hiện nay. Sự khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gia tăng có thể gây suy yếu nền kinh tế, làm trầm trọng thêm vấn đề đói nghèo, làm bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột. Nhiều học giả trong nước và trên thế giới đều thống nhất quan điểm về mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và an ninh môi trường có tính hữu cơ, chặt chẽ, bởi vì về thực chất, an ninh môi trường là một thành tố thuộc an ninh phi truyền thống, một bộ phận cấu thành an ninh quốc gia. Vì vậy, đảm bảo an ninh môi trường chính là một phần quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới.

Từ khóa: An ninh môi trường, an ninh quốc gia, biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước, ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học.

7

ENSURING ENVIRONMENTAL SECURITY IN VIET NAM: AN URGENT ISSUE TO BE ADDRESSED

Ta Dinh Thi, Phan Thi Kim Oanh, Ta Van Trung, Bui Duc Hieu
Ministry of Natural Resources and Environment

Abstract: Environmental security has become a global issue which entails cooperation and distribution of responsibility among nations. Environmental challenges pose a major threat not only to human security, economic and food security but also to national security and humankind’s survival. As can be seen, environmental issues have never become as urgent as they are in Viet Nam currently. The increase of natural resources scarcity, environmental pollution and degradation can undermine national economy, exacerbate hunger and poverty issue and political instability, and may turn into cause of conflict. There are a number of Viet Namese and international scholars agree on the organic and close relationship between national security and environmental security. This is because that environmental security is fundamentally a component of non-traditional security which is a factor of national security. Assuring environmental security is, therefore, an important part of strengthening national security.

Keywords: Environmental security, national security, climate change, water resoures security, environmental pollution, biodiversity.

3

XU THẾ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Nguyễn Kỳ Phùng(1), Lê Thị Phụng(2), Huỳnh Lưu Trùng Phùng(1),
Trần Xuân Hoàng(3), Lê Ngọc Tuấn(4)
(1)Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(2)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
(3)Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường
(4)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức lớn của nhân loại, biểu hiện qua sự gia tăng nhiệt độ, biến đổi lượng mưa hay mực nước biển dâng… Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ, lượng mưa và mực nước tại tỉnh Đồng Nai trong hơn 3 thập kỷ gần đây. Kết quả cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng từ 0,01-0,04oC/năm tại các trạm quan trắc (Biên Hòa, Xuân Lộc, Trị An). Xu thế biến đổi lượng mưa rất khác nhau giữa các trạm: tăng ở các trạm Biên Hòa (8,6 mm/năm), Phú Hiệp (17,4 mm/năm) và Xuân Lộc (24,5 mm/năm) và giảm tại trạm Trị An (-4,5 mm/năm). Bên cạnh đó, xu thế biến đổi mực nước cực đại, trung bình và cực tiểu tại khu vực đều tăng (dao động 0,15-1,4 cm/năm giữa các trạm). Như vậy, xu thế biến đổi một số yếu tố khí tượng thủy văn phần nào cho thấy ảnh hưởng của BĐKH tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, mực nước.

16

TRENDS OF SOME HYDROMETEOROLOGY FACTORS IN DONGNAI PROVINCE

Nguyen Ky Phung(1), Le Thi Phung(2), Huynh Luu Trung Phung(1),
Tran Xuan Hoang3), Le Ngoc Tuan(4)
(1)Department Of Science And Technology Ho Chi Minh City
(2)Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment
(3)Institute of Meteorology Hydrology Oceanology and Environment
(4)University of Science – Viet Nam National University Ho Chi Minh City

Abstract: Climate change has been taking place on a global scale and is a big challenge for humanity, manifested by temperature increase, precipitation change, and sea level rise, etc. By data collecting and processing, statistics, and trend analysis, etc. updating and assessing changes in temperature, precipitation, and water level for 3 recent decades in Dong Nai province were carried out. Results showed that the average temperature at monitoring stations (Bien Hoa, Xuan Loc, Tri An) tends to increase at a rate of about 0.01-0.04°C/year. Trends of precipitation are very different among monitoring stations: increase at Bien Hoa, Phu Hiep, Xuan Loc stations (8.6, 17.4, and 24.5 mm/year, respectively) but decrease at Tri An station (-4.5 mm/year). Besides, trends of maximum, average, and minimum water levels all increase (in the range of 0.15-1.4 cm/year among the stations). Trends of some hydrometeorology factors thereby partly show the effect of climate change in the investigated area.

Keywords: Climate change, temperature, precipitation, water level.

4

VAI TRÒ CỦA TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Vũ Văn Cương(1), Trần Thục(2)
(1)Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu
(2)Viện khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Tri thức bản địa là một thành tố văn hóa quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, được người dân không ngừng sáng tạo, bồi đắp và trao truyền tiếp nối giữa các thế hệ thông qua hoạt động sản xuất, ứng xử với tự nhiên và các quan hệ xã hội trong cộng đồng. Bài báo này phân tích vai trò quan trọng của tri thức bản địa đối với cuộc sống người dân địa phương và việc kết hợp giữa tri thức bản địa với các kiến thức khoa học công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng của các dân tộc thiểu số.

Từ khóa: Tri thức bản địa, thích ứng, biến đổi khí hậu, dân tộc thiểu số.

25

THE ROLE OF INDIGENOUS KNOWLEDGE IN ADAPTATION TO CLIMATE CHANGE

Vu Van Cuong(1), Tran Thuc(2)
(1)Department of Science and Technology of Lai Chau province
(2)Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: Indigenous knowledge is an important cultural component in the community of ethnic minorities, which is constantly being created, enriched and handed over by generations through the production and behaving with natural and social relationships in the community. This paper analyzes the important role indigenous knowledge plays in local life and the integration of indigenous knowledge with science and technology in adaptation to climate change at the communal level of ethnic minorities.

Keywords: Indigenous knowledge, adaptation, climate change, ethnic minorities.

5

PHÂN ĐỊNH TIỂU VÙNG KHÍ HẬU TRONG SƠ ĐỒ PHÂN VÙNG KHÍ HẬU VIỆT NAM

Nguyễn Trọng Hiệu(1), Nguyễn Đức Ngữ(1), Nguyễn Văn Thắng(2),
Mai Văn Khiêm(2), Nguyễn Đăng Mậu(2), Trương Thị Thanh Thủy(2), Lê Duy Điệp(2),
Trần Thị Thảo(2), Phạm Thị Hải Yến(2)
(1)Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Nghiên cứu này trình bày kết quả phân định tiểu vùng khí hậu từ bản đồ phân vùng khí hậu Việt Nam (2 miền và 7 vùng khí hậu cơ bản), tỷ lệ 1:1.000.000. Bộ số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu quan trắc cập nhật đến năm 2010 từ 150 trạm khí tượng trên quy mô cả nước. Đầu tiên, tính toán chỉ tiêu phân miền và phân vùng khí hậu được thực hiện theo cơ sở khoa học đã được công bố của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Kết quả tính toán cho thấy, ranh giới miền khí hậu Việt Nam không khác so với kết quả đã được công bố trước đó, tuy nhiên, ranh giới vùng khí hậu có sự điều chỉnh giữa vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cụ thể, hầu hết diện tích tỉnh Bình Thuận được điều chỉnh về vùng khí hậu Nam Bộ. Từ kết quả phân vùng khí hậu này đã phân định thành 46 tiểu vùng khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, có 39 tiểu vùng khí hậu trên đất liền, 7 tiểu vùng khí hậu đối với các vùng đảo và quần đảo. Kết quả này có thể sử dụng để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, phòng tránh thiên tai cho các địa phương, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Từ khóa: Lượng mưa, miền khí hậu, tiểu vùng khí hậu, vùng khí hậu.

31

DEVELOPING THE CLIMATIC SUB-ZONES FROM THE CLIMATE ZONES OF VIET NAM

Nguyen Trong Hieu(1), Nguyen Duc Ngu(1), Nguyen Van Thang(2), Mai Van Khiem(2),
Nguyen Dang Mau(2), Truong Thi Thanh Thuy(2), Le Duy Diep(2),
Tran Thi Thao(2), Pham Thi Hai Yen(2)
(1)Center for Meteorology, Hydrology and Environment Science and Technology
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Abstract: This article presents the result of developing the climatic sub-zones from the climate zones of Viet Nam (7 climate zones), the geological map at 1:1000000 scale. The observed dataset updated to 2014 from 150 stations was used in this study. Firtstly, the criteria of developing two main climatic parts and 7 climate zones of Viet Nam based on the criteria of Nguyen Duc Ngu, Nguyen Trong Hieu (2004). There is no change in border line of two main climatic parts between the new and previous result published these authors in 2004. However, the clear change is in the new map of seven climate zones compared with the previous map. This change is the border line between the South Central and the South in the new map, that most of Binh Thuan province is defined in the South. Totally, the seven new climate zones were divided into 46 climatic sub-zones, including 39 sub-zones on land and 7 sub-zones over the sea and islands. This result can be used to develop plans, strategies for socio-economic development, natural disaster prevention for localities, especially agricultural production.

Keywords: Rainfall, climatic parts, climatic sub-zone, climate zones.

6

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỰ BÁO MƯA MÙA HÈ CỦA MÔ HÌNH WRF ĐỐI VỚI KHU VỰC NAM BỘ VÀ NAM TÂY NGUYÊN KHI CÓ BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG

Vũ Văn Thăng(1), Vũ Thế Anh(2), Trần Duy Thức(1), Nguyễn Văn Hiệp(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đánh giá khả năng dự báo mưa của mô hình WRF đối với khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên khi có bão hoạt động trên Biển Đông thời kỳ 2010-2014. Số liệu điều kiện ban đầu và điều kiện biên cho mô hình WRF được lấy từ mô hình toàn cầu GFS của NCEP với độ phân giải ngang 0,5×0,5 độ kinh vĩ. Số liệu mưa tại 17 trạm quan trắc bề mặt được sử dụng để đánh giá khả năng dự báo mưa. Kết quả cho thấy, mô hình WRF thường cho kết quả dự báo cao hơn quan trắc cả về lượng mưa và diện mưa. Với trường hợp mưa lớn điển hình liên quan đến cơn bão Utor mô hình mô phỏng khá tốt về diện mưa trên khu vực nghiên cứu. Mưa dự báo trên lưới của mô hình có thể nắm bắt được tương đối tốt một số cực trị địa phương.

Từ khóa: WRF, dự báo mưa.

43

VERIFICATION OF WRF SUMMER RAINFALL FORECASTS OVER THE SOUTH AND CENTRAL HIGHLAND OF VIET NAM IN ASSOCIATED WITH TYPHOONS IN THE VIET NAM EAST SEA

Vu Van Thang(1), Vu The Anh(2), Tran Duy Thuc(1), Nguyen Van Hiep(2)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change
(2)Institute of Geophysics, Viet Nam Academy of Science and Technology

Abstract: This study examines rainfall forecasting skills of WRF model over the South and the Southern part of Central Highlands in associated with tropical storm activity in the East Sea in the period 2010-2014. The initial and boundary conditions for the WRF model are from the NCEP-GFS model with a horizontal resolution of 0.5×0.5 degrees. The observed rainfall data at 17-surface stations were used to validate the model skills. The results show that the WRF model tends to oversimulate rainfall. In case of heavy rainfall caused by Utor typhoon, the model (WRF model) simulates quite well rainfall distribution for the specific research site. It is also able to capture as well some local extreme rainfall events.

Key words: WRF, rainfall forecast.

7

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI TẠI 3 XÃ THUỘC HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Hoàng Thị Ngọc Hà và Trương Quang Học
Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE)

Tóm tắt: Nguồn lực hay tài sản hay hẹp hơn là nguồn vốn phát triển được hiểu một cách khái quát là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách… có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc hoạch định các đường lối, chính sách phát triển của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực là yếu tố quan trọng để xây dựng các giải pháp trong các kế hoạch, chương trình và dự án phát triển nói chung, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu nói riêng. Trong thực tế hiện nay có nhiều cách đánh giá nguồn lực và thường chú trọng hơn tới nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất/cơ sở hạ tầng. Bài báo này trình bày kết quả bước đầu của Nhóm nghiên cứu liên ngành ECODE khi kế thừa, phát triển và ứng dụng phương pháp đánh giá Chỉ số chống chịu thiên tai, khí hậu (Climate Disaster Resilience Index – CDRI, ma trận 5*5) để đánh giá nguồn lực phát triển và khả năng chống chịu thiên tai – khí hậu (Climate – Diaster Resilience) của hệ sinh thái – xã hội (Social- Ecological System), phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH cấp địa phương (cấp huyện) ở 3 xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nhiều chỉ tiêu, chỉ số đánh giá phù hợp với các chỉ tiêu của Chương trình Nông thôn mới, cộng đồng có thể áp dụng được, và do đó phương pháp này nên được nhân rộng ra ở các địa phương khác.

Từ khóa: Nguồn lực, chỉ số chống chịu thiên tai – khí hậu, biến đổi khí hậu, hệ sinh thái – xã hội, phát triển bền vững.

52

STUDY ON ASESSMENT OF RESOURCES FOR RESPONSE TO CLIMATE CHANGE OF SOCIAL – ECOLOGICAL SYSTEM IN THREE COMMUNES OF TIEN HAI DISTRICT, THAI BINH PROVINCE

Hoang Thi Ngoc Ha and Truong Quang Hoc
Center for Eco-community Development (ECODE)

Abstract: Resources or Assets or Capitals, are generally understood to be the aggregate of geographic location, natural resources, human resources, institutions, policies… can be exploited to serve for making developmental policies of a given territory. Resources are critical to build solutions in developmental plans, programs and projects in general, and action plans for disaster prevention as well as climate change response in particular. In reality, there are many ways of assessing resources, and often more attention to financial resources and physical/infrastructure resources. This paper presents the initial results of the Center for Eco-community Development, ECODE when applying and developing the Climate Disaster Resilience Index (CDRI, Matric 5×5) to assess the development resources and climate – diaster resilience of social – ecological systems, which serves to develop local (district-level) action plans for adaptation to climate change in 3 communes of Tien Hai district, Thai Binh province. Many indicators are in line with new rural development indicators that are easily applied by the community, and hopefully this method will be replicated in other localities.

Keywords: Resources, climate-disaster resilience index, climate change, social – ecological systems, sustainable development.

8

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN XÂM NHẬP MẶN Ở TỈNH VĨNH LONG

Lê Thị Phụng(1), Nguyễn Kỳ Phùng(2), Bùi Chí Nam(3), Trần Xuân Hoàng(4), Lê Ngọc Tuấn(4)
(1)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
(2)Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(3)Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
(4)Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến xâm nhập mặn (XNM) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các kịch bản tính toán bao gồm: XNM ở điều kiện hiện tại, theo kịch bản thải khí nhà kính trung bình (B2), cao (A1FI) cho năm 2020 và năm 2030. Phương pháp mô hình toán kết hợp phương pháp GIS được sử dụng trong tính toán. Kết quả tính toán cho thấy, ở điều kiện hiện tại năm 2014, độ mặn cao nhất trên sông Cổ Chiên là khoảng 5‰, mặn trên sông Tiền có giá trị cao hơn so với sông Hậu. Trong tương lai, do ảnh hưởng của BĐKH, XNM ở Vĩnh Long gia tăng. Độ mặn cao nhất vào năm 2030 trên sông Cổ Chiên có thể đến 8‰, ảnh hưởng đến các xã trên địa bàn huyện Vũng Liêm và huyện Mang Thít.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng.

61

SALTWATER INTRUSION RISK IN MAIN RIVERS OF VINH LONG PROVINCE IN THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE AND SEA LEVEL RISE

Le Thi Phung(1), Nguyen Ky Phung(2), Bui Chi Nam(3), Tran Xuan Hoang(4), Le Ngoc Tuan(4)
(1)University of Resources and Environment Ho Chi Minh city
(2)Department of Science and Technology Ho Chi Minh city
(3)Sub-Institute of HydroMeteorology and Climate change
(4)Institute of Hydrology Meteorology Oceanology and Environment

Abstract: The study aimed to assess the risk of salt water intrusion in VinhLong province in the context of climate change via following scenarios: 2014, 2020, 2030 with average (B2) and high (A1FI) level of greenhouse gas emission. By modeling (NAM, MIKE 11), combined with GIS, results showed that the highest salinity in 2014 was about 5‰ (in Co Chien River) and salinity in Tien River was higher than that in Hau River. Saltwater intrusion in Vinh Long province tends to increase with time and climate change scenarios. The highest salinity in 2030 would be up to 8‰ (in Co Chien River), affecting some communes of Vung Liem and Mang Thit district. This work provides an important basis for planning suitable solutions for saltwater intrusion adaptation, contributing to sustainable develoment goals of the local.

Keywords: Climate change, saltwater intrusion, sea level rise.

9

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỒ BỀ MẶT NƯỚC BIỂN VÀ CƯỜNG ĐỘ BÃO TIỀM NĂNG CỰC ĐẠI TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG

Nguyễn Thị Thanh(1), Hoàng Đức Cường(2), Nguyễn Xuân Hiển(1), Phạm Tiến Đạt(1)
(1)Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Tóm tắt: Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) là một trong những nhân tố nhiệt lực quan trọng ảnh hưởng đến cường độ bão. Bài báo này sử dụng phương pháp hàm phân bố thực nghiệm để nghiên cứu mối quan hệ giữa SST và cường độ bão hoạt động trên khu vực Biển Đông dựa trên tập số liệu 35 năm (1982-2016) của bão và SST. Kết quả cho thấy, tại khu vực Biển Đông, cường độ bão cực đại tăng nhanh tại các nhóm nhiệt độ dưới 26°C, sau đó tăng chậm hơn ở các nhóm từ 27-30°C và giảm ở nhóm nhiệt độ 31°C. Do đó, hàm thực nghiệm logarit tự nhiên (ln) được xây dựng để biểu diễn mối quan hệ thống kê giữa cường độ bão tiềm năng cực đại và nhiệt độ bề mặt nước biển với giới hạn nhiệt độ nhỏ hơn 30,5°C. Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra những nhận định nhanh về giới hạn trên của cường độ bão có khả năng đạt được khi có những thông tin về SST trên khu vực Biển Đông.

Từ khóa: Nhiệt độ bề mặt nước biển, SST, bão, cường độ bão, Biển Đông.

70

RELATIONSHIP BETWEEN SEA SURFACE TEMPERATURE AND MAXIMUM POTENTIAL INTENSITY OF TROPICAL CYCLONES OVER THE VIET NAM EAST SEA

Nguyen Thi Thanh(1), Hoang Duc Cuong(2), Nguyen Xuan Hien(1), Pham Tien Đat(1)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change
(2)The National Centre for Hydro-Meteorological Forecastings

Abstract: Sea surface temperature (SST) is one of the most important thermal factors affecting tropical cyclones intensity. This paper develops an empirical distribution function to study relationship between SST and intensity of tropical cyclones over the Viet Nam East Sea based on a 35-year dataset (1982-2016). The results show that the maximum intensity of tropical cyclones rapidly increase below the 250C-group, then slowly increases to the highest value in the 300C-group and finally, significantly reduces in the 310C-groups. The natural logarithm function (ln) is constructed to represent the statistical relationship between the maximum potential intensity tropical cyclone and the surface water temperature with a temperature limit of less than 30.5°C. This results could provide a quick identification of the upper limit of tropical cyclone potential intensity when having information about SST in the Viet Nam East Sea.

Keywords: Sea surface temperature, SST, tropical cyclone, the intensity of a tropical cyclone, the Viet Nam East Sea.

10

PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ BẰNG CHÔN LẮP: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH KHU XỬ LÝ RÁC THẢI KIÊU KỴ VÀ NAM SƠN, HÀ NỘI

Trần Phương(1), Nguyễn Viết Thành(2), Đỗ Tiến Anh(3),
Huỳnh Thị Lan Hương(3), Nguyễn Văn Thắng(3)
(1)Tổng cục Địa chất Khoáng sản
(2)Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
(3)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, xử lý chất thải rắn (CTR) đã và đang trở thành một vấn đề nóng cần được quan tâm, nhất là tại các đô thị lớn. Thông qua phân tich chi phí lợi ích hai dự án Kiêu Kỵ và Nam Sơn, nghiên cứu này cho thấy rằng trong tương lai gần chôn lấp vẫn sẽ là phương pháp xử lý CTR tương đối hữu hiệu nhằm giải quyết nhu cầu quản lý CTR của Thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung nhờ các ưu điểm như chi phí xây dựng và vận hành rẻ hay công nghệ sử dụng đơn giản, không yêu cầu lao động tay nghề cao. Kết quả tinh toán cho thấy dự án với quy mô nhỏ(1) như Kiêu Kỵ có tinh khả thi và hiệu quả kinh tế và môi trường (giảm phát thải khí nhà kính) cao hơn các dự án với quy mô lớn(2) như Nam Sơn. Như vậy, khi áp dụng phương pháp chôn lấp CTR, nên ưu tiên các dự án với quy mô nhỏ nhằm kiểm soát hiệu quả các tác động tới môi trường. Ngoài ra, cũng cần yêu cầu các dự án chôn lấp CTR có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân các khu vực lân cận nhằm giảm nhẹ thiệt hại đối với sức khỏe và sản xuất của họ.

Từ khóa: Phân tich chi phí – lợi ích, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp, Kiêu Kỵ, Nam Sơn, Hà Nội.

76

COST BENEFIT ANALYSIS OF MUNICIPAL SOLID WASTE DISPOSAL:
CASE STUDY IN KIEU KY AND NAM SON LANDFILLS IN HA NOI

Tran Phuong(1), Nguyen Viet Thanh(2), Do Tien Anh(3),
Huynh Thi Lan Huong(3), Nguyen Van Thang(3)
(1)Department of Geology and Minerals of Viet Nam
(2)University of Economics and Business, Viet Nam National University
(3)Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change

Abstract: In recent years, along with the rapid development of the economy and the rapid urbanization process, municipal solid waste (MSW) treatment has become anurgent issue that needs to be addressed, especially in the big cities. By analyzing costs-benefit of Kieu Ky and Nam Son landfills, this study shows that in the near future MSW disposal will remain to be one of themost effective treatment measures due tolow cost of construction and operation and simple technology without reaquiring highly skilled labor. Results show that small scale landfills like Kieu Ky (handling lessthan 100,000 tons of MSW per year) is more cost – effec-tive and environmentally friendly (in term of greenhouse emission reduction) than large scale landfills like Nam Son (handling lessthan 200,000 tons of MSW per year). Thus, small-scale MSW disposal projects should be prioritized rather than large scale MSW disposal projects in order to limit the impacts on the environment. In addition, it is also required that MSW disposal projects provide adequate compensation to nearby residents to mitigate the damage to their health and production.

Keywords: Costbenefit analysis, solid waste disposal, Kieu Ky, Nam Son, Ha Noi.

11

NĂNG LƯỢNG GIÓ BIỂN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU,
PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ BIỂN VIỆT NAM HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU GIẢM THIỂU
TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Dư Văn Toán, Nguyễn Khắc Đoàn, Nghiêm Thanh Hải, Nguyễn Thế Thịnh
Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu sơ bộ hiện trạng khai thác tài nguyên năng lượng gió trên thế giới nói chung và gió trên biển (offshore wind) nói riêng. Trong bài cũng giới thiệu cách tính toán mật độ năng lượng gió trên các tầng cao khí quyển, phương thức phân vùng tài nguyên năng lượng gió biển Việt Nam và đề xuất giải pháp nghiên cứu và phát triển năng lượng gió trên biển, ứng phó với biến đổi khí hậu. Vùng biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên năng lượng gió biển rất lớn, với vùng biển 0-30 m nước có 111.000 km2 với công suất là 64.000 GW, 30-60 m nước có diện tích là 142.000 km2 với công suất tiềm năng đạt 106.000 GW. Vùng có tiềm năng nhất là vùng ven bờ Bình Thuận – Cà Mau với mật độ đạt gần 1000 w/m2 đạt cao nhất Việt Nam và ngang tầm thế giới, và hiện đã được triển khai trang trại gió tại Bạc Liêu, Cà Mau công suất tổng là 1 GW, và cả khu vực đến năm 2030 sẽ là 8 GW. Bài báo đề xuất nghiên cứu và phát triển điện gió biển sẽ góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính, hướng tới giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Năng lượng gió, Biển Đông, biến đổi khí hậu, giảm thiếu các-bon, trang trại gió.

85

IN THE VIET NAM SEA TOWARDS THE GOAL OF MITIGATING THE IMPACTS
OF CLIMATE CHANGE OFFSHORE WIND ENERGY IN THE WORLD
AND PROPOSALS FOR RESEARCH AND DEVELOPMENT

Du Van Toan, Nguyen Khac Doan, Nghiem Thanh Hai, Nguyen The Thinh
Viet Nam Institute of Seas and Islands

Abstract: This paper presents the status of wind resources exploitation in the world in general and offshore wind in particular. This paper introduces the calculation of wind energy density in the high 100 m of air, the method for zoning of ofshore wind resources in Viet Nam and proposing solutions to research and development of offshore wind energy, responding to climate change. The sea area of Viet Nam has the potential of huge sea wind energy resources, with 0-30 m of sea area of 111,000 km2 with a capacity of 64,000 GW, 30-60 m water with an area of 142,000 km2. Summary potential yield is 106 thousand GW. The most promising area is the coastal area of Binh Thuan-Ca Mau with a density of nearly 1000 w/m2 reached the highest in Viet Nam and world-class, and has been deployed wind farms in Bac Lieu, Ca Mau The total capacity is 1GW, and the area up to 2030 will be 8 GW. The paper proposes to research and develop wind energy to contribute to reducing greenhouse gas emissions, aiming to reduce the impacts of climate change.

Keywords: Wind energy, Viet Nam sea, climate change, cacbon mitigation, windfarm.

12

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC SỐ LIỆU MƯA PHỤC VỤ DỰ BÁO LŨ, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM CHO LƯU VỰC SÔNG CHU

Đặng Đình Đức, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Kim Ngọc Anh, Trần Thị Bảo Ngọc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Phòng chống lũ là các biện pháp được lựa chọn nhằm hạn chế mức độ tác động hoặc những thiệt hại do lũ gây ra. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là vấn đề cảnh báo, dự báo sớm để xác định được các phương án phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất. Kéo dài được thời gian cảnh báo/dự báo lũ trên các lưu vực sông luôn là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao. Chất lượng dự báo lũ hiện nay phụ thuộc lớn vào chất lượng dự báo mưa và hiện trạng mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn trên lưu vực. Vấn đề nâng cao độ chính xác của dự báo mưa là một bài toán cơ bản của ngành Khí tượng thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong nghiên cứu này sẽ không đi sâu phân tích vấn đề này. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác các nguồn số liệu mưa phục vụ công tác dự báo lũ tại Việt Nam cũng như áp dụng thử nghiệm dự báo cho lưu vực sông Chu (Thanh Hóa).

Từ khóa: Dự báo lũ, mưa, dòng chảy.

98

ASESSMENT OF CURRENT STATUS & CAPACITY OF RAINFALL DATA EXPLOITATION FOR FLOOD FORECASTING; AN APPLIED PILOT STUDY IN CHU RIVER BASIN

Dang Dinh Duc, Tran Ngoc Anh, Nguyen Kim Ngoc Anh, Tran Thi Bao Ngoc
Ha Noi University of Sience – Viet Nam National University

Abstract: The most important matter of flood prevention is forecasting and early warning to identify optimal or best practical prevention solutions to minimize damages and losses. Therefore, the requirement of increasing the lead time of flood forecasting and early warning at river-basins is highly significant and practical. The present flood forecasting quality mostly depends on the quality of rainfall forecasts and hydro-met monitoring & observation networks in the basins. Improvement of the accuracy of rainfall forecasts is a fundamental problem of the hydro-met sector included in many international and national studies, which is also not expected to be repeated in this report. The study will be focused in an assessment of current status and capacity of rainfall data exploitation for professional flood forecasting in Viet Nam, in which a pilot application study will be carried out to provide forecast bulletins for Chu river in Thanh Hoa province.

Keywords: Forecast, rain, flow.

13

NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Lê Đức Đạt, Dư Văn Toán, Ngyễn Cao Văn, Đỗ Tá Hòa
Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu sơ bộ hiện trạng tài nguyên năng lượng sóng biển trên thế giới và đề xuất về năng lượng sóng biển đối với các vùng biển Việt Nam. Tiềm năng năng lượng sóng có thể khai thác được trên thế giới là 29.500 TWh/năm. Các trạm điện bằng sóng biển có công suất phổ biến từ 50 kW, 100 kW, 300 kW đến 500 kW đã được xây dựng ở một số nước như Ấn Độ, Scotland, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh. Theo kết quả tính toán năng lượng sóng trung bình năm dựa trên các nguyên lý tạo ra năng lượng sóng biển, cách tính toán mật độ năng lượng sóng, phương thức phân vùng tài nguyên năng lượng sóng biển Việt Nam cho thấy khu vực có tiềm năng năng lượng sóng 10 kW/m trải rộng toàn bộ vùng giữa Biển Đông, áp sát vào khu vực ven bờ biển Nam Trung Bộ và đây là khu vực khai thác năng lượng sóng thuận lợi nhất.

Từ khóa: Biển Đông, điện sóng biển, tính toán, tài nguyên sóng.

105

OCEAN WAVE ENERGY IN THE WORLD AND PROPOSALS FOR RESEARCH AND DEVELOPMET IN THE VIET NAM SEA

Le Duc Dat, Du Van Toan, Nguyen Cao Van, Do Ta Hoa
Viet Nam Institute of Seas and Islands

Abstract: This paper presents the current situation of marine wave energy resources in the world and suggestions on wave energy in Viet Nam’s sea areas. The wave energy potential that can be exploited in the world is 29,500 TWh per year. Wave power stations with a common capacity of 50 Kw, 100 Kw, 300 Kw and 500 Kw have been built in some countries such as India, Scotland, Norway, Portugal and England. According to calculations of annual average wave energy based on the principles of generating wave energy, the calculation of wave energy density, the method of partitioning wave energy resources in Viet Nam shows that the area has potential 10 kW/m wave energy extends across the entire East Sea to the South Central Coast and is the most advantageous area for wave energy.

Keywords: East sea, wave energy, calculation, wave resources.

14

XÁC ĐỊNH LƯỢNG BỔ CẬP NƯỚC NGẦM TỪ MƯA TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

Hoàng Minh Tuyển(1), Lê Tuấn Nghĩa(1), Lương Hữu Dũng(1), Châu Trần Vĩnh(2),
Trần Đức Thiện(1), Lê Hữu Hoàng(1), Võ Đình Sức(1)
(1)Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Cục Quản lý tài nguyên nước

Tóm tắt: Việc phân tích, đánh giá lượng bổ cập nước ngầm có một vai trò cần thiết phục vụ quản lý bền vững tài nguyên nước dưới đất. Nghiên cứu này trình bày các kết quả đánh giá lượng bổ cập nước ngầm trên lưu vực sông Đồng Nai bằng mô hình SWAT. Kết quả đánh giá cho thấy lượng bổ cập trung bình năm trên các phụ lưu chính lưu vực sông Đồng Nai biến động từ 100-500 mm/năm. Các sông nhánh La Ngà, sông Bé có thể lên đến trên 500 – 600 mm/năm. Tỷ lệ lượng bổ cập nước ngầm so với mưa không đồng nhất do ảnh hưởng của điều kiện mặt đệm, biến đổi từ 2-30%. Nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng mô hình toán đánh giá lượng bổ cập nước ngầm hiện trạng cũng như xu thế biến động của lượng bổ cập. Bản đồ phân vùng lượng bổ cập có thể được sử dụng làm tài liệu hỗ trợ phân vùng và lập quy hoạch khai thác tài nguyên nước ngầm hợp lý. Các kết quả phân tích trong bài báo này là một phần của đề tài “Nghiên cứu vai trò của điều kiện khí tượng thủy văn, mặt đệm và sử dụng nước trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong sự hình thành tài nguyên nước dưới đất vùng hạ lưu và đề xuất định hướng giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện.

Từ khóa: Bổ cập nước ngầm, mô hình toán, nước ngầm.

112

ESTIMATE GROUND WATER RECHARGE FROM RAINFALL IN DONG NAI RIVER BASIN

Hoang Minh Tuyen(1), Le Tuan Nghia(1), Luong Huu Dung(1), Chau Tran Vinh(2),
Tran Duc Thien(1), Le Huu Hoang(1), Vo Dinh Suc(1)
(1)Institue of Meteorology, Hydrology and Climate change
(2)Department of Water resources management

Abstract: Ground water recharge estimation is very important for sustainable ground water management. This research shows the results of ground water recharge estimation for Dong Nai River using SWAT model. The results shows ground water recharge in main tributaries of Dong Nai basin varies from 100-500 mm/year. It can be over 700 mm/year at upstream sub basins. Ground water recharge rate compare with total annual rainfall is not uniform due to terrain characteristics, varies from 2-30%. The research indicates the potential of mathematic model application to estimate current stage as well as the changing trend of ground water recharge. Classification map of ground water recharge can be used as basis for identifying and developing ground water exploitation plan. The analysis result in this article is part of the project “Research on the Role of hydrology, land surface and Water Use in the Sai Gon – Dong Nai River Basin in the formation of underground water resources in downstream and proposed solutions to exploit underground water resources stability” implemeted by the Institute of Hydrometeorology and Climate Change.

Keywords: Groundwater recharge, mathematic model, ground water.

Để lại một bình luận