NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THỦY VĂN VÀ HẢI VĂN
NĂM 2020
Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn được hình thành trên nền tảng phát triển của 2 đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ văn và Tài Nguyên nước và Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Thuỷ văn Biển. Do vậy, Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn là một trung tâm nghiên cứu đầu ngành về thủy văn và hải văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trải qua chặng đường phát triển với bề dày nghiên cứu về các lĩnh vực thủy văn và hải văn, công tác nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn đã và đang có bước phát triển mới, tập trung mũi nhọn vào các nghiên cứu mang tính ứng dụng cao như dự báo thiên tai, rủi ro thiên tai về lũ ngập lụt, lũ quét, nước dâng do bão,… hay xây dựng các kịch biến đổi khí hậu và bản nước biển dâng cho Việt nam. Trong năm 2020, các kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn đã được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước, cụ thể như sau:
1. Đẩy mạnh nghiên cứu và dự báo thủy văn, hải văn trong nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
1.1. Đánh giá hàng năm về diễn biến và xu thế biến đổi của các yếu tố thủy văn cho hệ thống sông Hồng – Thái Bình
Cập nhật và xử lý số liệu KTTV được cung cấp bởi Trung tâm Dự báo KTTVQG, từ đó đánh giá diễn biến dòng chảy năm, dòng chảy lũ và dòng chảy cạn trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình và phân tích xu thế diễn biến tài nguyên nước qua các năm.
1.2. Đánh giá hàng năm về diễn biến và xu thế biến đổi của các yếu tố hải văn khu vực biển Đông, Việt Nam
Cập nhật và xử lý số liệu hải văn từ các trạm quan trắc và viễn thám, từ đó đánh giá được xu thế biến đổi các yếu tố độ cao sóng biển, nhiệt độ mặt nước biển, độ mặn và mực nước trên khu vực Biển Đông và vùng ven bờ biển Việt Nam.
|
|
|||
Hình 4: Xu thế thay đổi nhiệt độ mặt biển từ số liệu vệ tinh trên toàn Biển Đông
|
Hình 5: Biến trình nhiệt độ nước biển theo tháng tại trạm Cửa Ông
|
|||
Hình 6: Xu thế thay đổi độ mặn từ số liệu vệ tinh trên toàn Biển Đông
|
Hình 7: Biến trình độ muối tại trạm Cửa Ông
|
|||
|
Hình 9: Biến trình mực nước tháng trạm Hòn Dấu
|
|||
1.3. Trực dự báo và cung cấp các bản tin hàng ngày về hải văn (sóng biển, mực nước tổng cộng, nước dâng do bão) trong năm 2020
Tính toán và xây dưng bản tin dự báo nước dâng và sóng trong bão khi Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia phát tin dự báo, cảnh báo về bão, ATNĐ. Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn cung cấp hơn 150 bản tin dự báo với tần suất 4 obs/ngày (01h, 07h, 13h, 19h) trong 13 cơn bão và 01 ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông năm 2020.
Hình 10: Dự báo trường sóng lúc 13h ngày 22/10/2020 (Cơn bão số 8 bão Saudel)
|
Hình 11: Phân bố độ cao sóng ven bờ và ngoài khơi biển Việt Nam lúc 13h ngày 15/01/2020
|
Các vùng dự báo được xác định theo phân vùng do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia công bố. Năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn đã cung cấp 330 bản tin dự báo thủy văn hàng ngày (bản tin hàng ngày dự báo mực nước tổng cộng và độ cao sóng biển cho các khu vực ven biển và ngoài khơi Việt Nam). Bản tin được phát vào 13 giờ 00 hàng ngày. Bản tin được gửi đến Tổng cục Khí tượng Thủy văn và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (http://www.imh.ac.vn/).
1.4. Trực dự báo và cung cấp các bản tin hàng ngày về lũ trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình trong năm 2020
Trong mùa mưa bão từ 15/6-15/9/2020, Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn đã tính toán và xây dựng 93 bản tin dự báo thủy văn tư vấn vận hành liên hồ chứa trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình với hạn dự báo là 24h và 48h. Kết quả bản tin dự báo thủy văn hàng ngày được gửi đến Tổng cục Khí tượng Thủy văn và đăng trên Web của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Hình 12: Bản tin lũ gửi Tổng cục KTTV
|
|
1.5. Trực cảnh báo và cung cấp bản tin cảnh báo lũ quét trên trên phạm vi cả nước
Trong năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn thực hiện phát 434 bản tin cảnh báo lũ quét trên địa bản các tỉnh miền núi Việt Nam vào các mốc thời gian 1h, 7h, 13h và 19h. Trong đó, hiện trạng lũ quét trên vùng núi Việt Nam được theo dõi và thống kê gồm: có 6 trận/vị trí xảy ra lũ quét, trong đó có 5 trận lũ quét đã được ghi nhận và phản ánh trong các bản tin cảnh báo lũ quét. Kết quả bản tin cảnh báo lũ quét được gửi bên Tổng cục Khí tượng Thủy văn và đăng trên Web của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Hình 14: Mẫu bản tin cảnh báo lũ quét cung cấp lên Web Viện và Tổng cục KTTV
1.6. Xuất bản các bài báo trên tạp chí các báo cáo tại các Hội thảo trong nước, quốc tế
Cùng với việc nghiên cứu, dự báo, cảnh báo về thủy văn và hải văn, năm 2020, Trung tâm nghiên cứu Thủy văn và Hải văn đã xuất bản được 5 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.
Bảng 1. Danh mục các bài báo khoa học đăng trên tạp chí/ hội thảo trong nước và quốc tế
TT |
Tên bài báo |
Tạp chí |
Ngày đăng/chấp nhận đăng |
Tác giả |
1 | CRITERIA FOR FLOOD WARNING LEVELS IN VIETNAM | International Journal of Disaster Resilience in the Built Environment | 30/3/2020 | Huynh Thi Lan Huong |
2 | Đánh giá rủi ro thiên tai do lũ lụt khu vực Trung Trung Bộ | Tạp chí Khí tượng Thủy văn | 25/7/2020 | Huỳnh Thị Lan Hương , Nguyễn Xuân Hiển , Ngô Thị Thủy , Văn Thị Hằng , Nguyễn Thành Công |
3 | Pre-disaster assessment of flood risk for Mid Central Vietnam | International Journal of Disaster Resilience in the Built Environment | 21/9/2020 | Huynh Thi Lan Hương, Nguyễn Xuân Hiển, Ngô Thị Thủy, Văn Thị Hằng |
4 | Nghiên cứu cảnh báo rủi ro do bão Sinlaku năm 2020 cho khu vực Bắc Trung Bộ theo bản tin dự báo | Tạp chí Khí tượng Thủy văn | 25/11/2020 | Nguyễn Xuân Hiển , Nguyễn Thị Thanh, Dư Đức Tiến, Ngô Thị Thủy, Nguyễn Văn Hưởng , Trần Thanh Thủy , Mai Khánh Hưng, Doãn Huy Phương |
5 | Cập nhật xu thế thay đổi của sóng bề mặt biển khu vực biển Việt Nam | Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội | Có xác nhận đăng bài | Trần Văn Mỹ*, Nguyễn Xuân Hiển, Lê Quốc Huy |
2. Nghiên cứu rủi ro thiên tai, đa thiên tai
Sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của đề tài cấp Quốc gia KC.08.36/16-20 “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai bão và áp thấp nhiệt đới theo các bản tin dự báo khí tượng thủy văn và áp dụng thử nghiệm cho khu vực Bắc Trung Bộ”: (1) Đánh giá và phân vùng rủi ro thiên tai bão và áp thấp nhiệt đới cho khu vực Bắc Trung Bộ; (2) Xây dựng được phương pháp và bộ tiêu chí trong xác định cấp độ rủi ro thiên tai bão và áp thấp nhiệt đới theo các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, trong đó, rủi ro được cấu thành từ các yếu tố hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Yếu tố hiểm họa được xác định từ các bản tin dự báo bão và áp thấp nhiệt đới với các tiêu chí về cường độ và khả năng xảy ra. Yếu tố mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương được xác định từ các số liệu về kinh tế, xã hội và môi trường. (3) Xây dựng được hệ thống phần mềm tính toán, cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai bão và áp thấp nhiệt đới cho khu vực Bắc Trung Bộ theo các bản tin dự báo khí tượng thủy văn.
Sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của đề tài cấp Quốc gia KC.08.24/16-20 “Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ quản lý đa thiên tai, xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với đa thiên tai, áp dụng thí điểm cho khu vực ven biển Trung Trung Bộ”: (1) Đánh giá được hiện trạng và xu thế biến đổi của một số loại hình thiên tai điển hình ở khu vực ven biển Trung Trung Bộ, bao gồm các thiên tai bão, hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, nước dâng do bão; (2) Xây dựng được phương pháp và bộ tiêu chí đánh giá rủi ro đa thiên tai dựa trên cách tiếp cận của IPCC. Việc đánh giá rủi ro đa thiên tai được đánh giá dựa trên đánh giá đa hiểm họa và đa tổn thương khi các thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp; (3) Xây dựng được công cụ hỗ trợ ra quyết định ứng phó với đa thiên tai dựa trên nền tảng WebGIS, bao gồm các bản đồ và phần mềm hỗ trợ đánh giá rủi ro đa thiên tai khi các thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp.
Hình 16: Cảnh báo rủi ro đa thiên tai trong bão
(nguồn: http://map.ttb.wrd.com.vn/)
Sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật của đề tài cấp Bộ TNMT.2017.05.04 “Nghiên cứu cơ sở khoa học phân cấp cấp độ rủi ro cho các loại hình thiên tai ở Việt Nam”: (1) Đề xuất được cơ sở khoa học và phương pháp xác định, đánh giá và phân cấp cấp độ rủi ro cho 17 loại hình thiên tai ở Việt Nam. Từ đó, đề tài đã xây dựng được quy trình phân cấp RRTT đối với các loại hình thiên tai ở Việt Nam. (2) Xây dựng được các bộ tiêu chí/chỉ thị phục vụ phân vùng và dự báo/cảnh báo cấp độ RRTT cho từng loại hình thiên tai cụ thể, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc tính toán, phân cấp và cảnh báo cấp độ rủi ro cho các loại hình thiên tai ở Việt Nam. (3) Đề tài định hướng đề xuất một số thay đổi cho Quyết định 44/2014/QĐ-TTg về Cấp độ RRTT. Các nội dung đề xuất chỉnh sửa đã bổ sung yếu tố “phơi bày” và “dễ bị tổn thương” của từng vùng đặc thù đối với từng loại hình thiên tai, từ đó định hướng điều chỉnh các quy định về cấp độ cảnh báo rủi ro của từng loại thiên tai tại Quyết định 44/2014/QĐ-TTg.
Hình 17: Sơ đồ khối thực hiện phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai
3. Nghiên cứu cập nhật kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam
Một trong những sản phẩm chính của dự án “Cập nhật Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam” là cập nhật kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam với việc xem xét sự thay đổi mực nước biển trung bình do biến đổi khí hậu (chưa xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác gây nên sự dâng cao của mực nước biển như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác). Sự đóng góp lớn nhất vào mực nước biển dâng ở khu vực biển Việt Nam là thành phần giãn nở nhiệt và động lực, sau đó là thành phần băng tan tại Nam Cực, băng tan từ sông băng và núi băng trên lục địa. Kịch bản nước biển dâng đã được xây dựng cho giai đoạn 2030 -2100 với 3 kịch bản nồng độ khí nhà kính đại diện RCP2.6, RCP4.5, RCP8.5. Trong lần cập nhật này, kịch bản sóng biển cũng đã được đưa vào tính toán.
Hình 18: Kịch bản nước biển dâng cho các tỉnh ven biển và quần đảo
a)
|
b)
|
Hình 19: Mức độ biến đổi độ cao sóng khu vực Biển Đông so với thời kỳ cơ sở vào cuối thế kỷ theo kịch bản RCP4.5 (a) và RCP8.5 (b) |
4. Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO đến các yếu tố khí tượng thủy văn và môi trường
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO tới các yếu tố khí tượng thủy văn và môi trường biển trên khu vực Biển Đông phục vụ công tác dự báo và quản lý môi trường biển”: (1) Đề tài đã ứng dụng phương pháp phân tách các thành phần dao động trong tập số liệu 1 chiều theo thời gian EEMD (Huang, 2004), nhiều chiều theo không gian và thời gian Fast EEMD (Zhaohua Wu, 2016) để đánh giá tác động của ENSO (gồm 2 pha El nino và La nina) đến biến động theo thời gian và phân bố theo không gian của các yếu tố khí tượng thủy văn biển như gió, nhiệt độ bề mặt biển (SST) và độ muối bề mặt biển (SSS). (2) Đề tài đã xác định được hệ số tương quan chéo giữa các yếu tố và các chỉ số ENSO.
Bãi Cháy
|
Sơn Trà
|
Côn Đảo
|
Hình 20: Hệ số tương quan chéo giữa SSH và chỉ số ONI
TGT=-25 tháng
|
TGT=0 tháng
|
TGT=25 tháng
|
Hình 21: Phân bố trường ứng suất gió vĩ hướng quy mô ENSO khi hồi quy lên chuỗi chỉ số ONI
TGT=-30 tháng
|
TGT=-5 tháng
|
TGT=30 tháng
|
Hình 22: Phân bố trường SST quy mô ENSO khi hồi quy lên chuỗi chỉ số Nino1+2
5. Tính toán mô phỏng lan truyền dầu
Nhiệm vụ “Chạy mô hình mô phỏng lan truyền dầu khi xảy ra sự cố tàu chở dầu 50.000 DWT chứa Condensate bị chìm khu dự án tổng kho dầu khí Soài Rạp, Hiệp Phước, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang”: sử dụng mô hình MIKE 21 PMS/ 21 HD/ SA mô phỏng quá trình lan truyền dầu khi có sự cố tàu 50.000 DWT chứa Condensate bị chìm khu vực dự án Tổng kho dầu khí Soài Rạp với 2 kịch bản (mùa mưa và mùa khô). Việc mô phỏng và dự báo quá trình lan truyền dầu có thể ước tính nhanh vị trí, mức độ ô nhiễm dầu cho các khu vực trọng điểm từ đó tìm các giải pháp ứng phó sự cố tràn dầu, tìm các biện pháp khắc phục, phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại.
6. Tính toán chế độ thủy hải văn phục vụ thiết kế công trình cảnh và khu neo đậu tàu thuyền
6.1. Tính toán phục vụ thiết kế điểm neo đậu tàu
Nhiệm vụ “Khảo sát thủy văn và lập mô hình toán, phục vụ tính toán thiết kế điểm neo đậu tàu phục vụ chuyển tải khí hóa lỏng LPG tại vùng nước cảng biển Thái Bình, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”: Sử dụng phương pháp khảo sát đo đạc hiện trường và kết hợp với phương pháp mô hình số trị để tính toán trường sóng, dòng chảy trung bình nhiều năm tại vùng nước cảnh biển Thái Bình.
Trường sóng hướng Đông Bắc theo tần suất 1%
|
Trường mực nước hướng Đông Bắc theo tần suất 1%
|
Trường dòng chảy hướng Đông Bắc theo tần suất 1% tầng mặt
|
Trường dòng chảy hướng Đông Bắc theo tần suất 1% tầng giữa
|
Trường dòng chảy hướng Đông Bắc theo tần suất 1% tầng đáy
|
Trường sóng trung bình nhiều năm
|
Hình 25: Kết quả mô phỏng các trường hải văn trung bình nhiều năm khu vực cảng biển Thái Bình
6.2. Tính toán phục vụ thiết kế cảng biển
Nhiệm vụ “Tính toán trường sóng, mực nước, dòng chảy cực trị và biến đổi đáy biển phục vụ thiết kế cảng Đông Hồi”: sử dụng mô hình số trị để tính toán trường sóng, mực nước, dòng chảy cực trị và kịch bản biến đổi đáy biển tại cảng Đông Hồi.
a) Trường sóng khu vực nghiên cứu theo gió mùa cho kịch bản hiện trạng
|
b) Trường sóng khu vực nghiên cứu theo gió mùa cho kịch bản công trình
|
c) Trường sóng chi tiết khu vực nghiên cứu theo gió mùa cho kịch bản hiện trạng
|
d) Trường sóng chi tiết khu vực nghiên cứu theo gió mùa cho kịch bản công trình
|
Hình 26: Kết quả mô phỏng trường sóng theo các kịch bản tại cảng Đông Hồi
6.3. Tính toán phục vụ thẩm tra báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nhiệm vụ “Khảo sát, lập báo mô hình, thẩm tra báo cáo mô hình để phục vụ cho việc lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường điều chỉnh dự án Khu đô thị du lịch Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”: Sử dụng ảnh viễn thám, và mô hình số trị để tính toán quá trình thủy động lực khu vực dự án khu đô thị du lịch Long Tân.
Bản đồ biến động đường bờ giai đoạn 2010-2015
|
Tốc độ biến động bờ sông khu vực nghiên cứu từ 1995 -2019
|
Quá trình bồi xói mùa lũ kịch bản hiện trạng (ứng với năm lũ P =1%)
|
Quá trình bồi xói mùa lũ kịch bản công trình (ứng với năm lũ P =1%)
|
Hình 27: Kết quả mô phỏng quá trình biến động đường bờ và bồi xói theo các kịch bản tại khu đô thị du lịch Long Tân
Các thành tựu nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Hải văn đã thực hiện trong 10 năm gần đây
1. Lĩnh vực nghiên cứu về Hải văn
2. Lĩnh vực nghiên cứu về Thủy văn
STT |
Tên dự án |
Vùng Dự án |
Hạng mục công việc mà Đơn vị thực hiện |
1 |
Xây dựng kịch bản đầu vào cho bài toán vỡ đập trên hệ thống thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), Sơn La, Hòa Bình. |
Lưu vực sông Đà |
– Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Xây dựng chương trình truyền lũ nhằm xây dựng biên đầu vào cho hệ thống – Xây dựng chương trình tính tổ hợp lũ nhằm xây dựng biên đầu vào cho hệ thống |
2 |
Tính toán, ngập lụt đồng bằng Bắc Bộ ứng với các phương án vỡ đập của hệ thống thủy điện Nậm Nhùn (Lai Châu), Sơn La, Hòa Bình. |
Lưu vực sông Đà |
– Xậy dựng các phương án tính
– Ứng dụng mô hình tính vỡ đập cho hệ thống hồ chứa – Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các phương án vỡ đập |
3 |
Tính toán ngập lụt ứng với các phương án vỡ đập thủy điện Tuyên Quang |
Lưu vực sông Lô Gâm |
– Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Xây dựng chương trình truyền lũ nhằm xây dựng biên đầu vào cho hệ thống – Xây dựng chương trình tính tổ hợp lũ nhằm xây dựng biên đầu vào cho hệ thống – Xây dựng biên đầu vào cho hệ thống – Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các phương án vỡ đập |
4 |
“Tính toán và lập phương án dự báo xâm nhập mặn cho vùng cửa sông thuộc TP, Hải Phòng”, Đề tài NCKH, Sở NN&PTNT TP. Hải Phòng, 2001-2002 | TP. Hải Phòng | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Sử dụng mô hình MIKE 11 tính toán thủy triều và xâm nhập mặn các cửa sông Văn Úc. Lạch Tray và Thái Bình, – Lập phương án dự báo xâm nhập cho khu vực cửa sông thuộc TP. Hải Phòng – Đề xuất phương án dự báo mặn tác nghiệp trong mùa cạn |
5 |
“Điều tra, nghiên cứu và cánh báo lũ lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông Thừa Thiên-Huế, thuộc Chương trình KC 08 (2000 – 2005), Bộ KH&CN | Tỉnh Thừa Thiên – Huế | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Sử dụng mô hình MIKE 11tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng 1:100.000 và theo các tần suất – Đề xuất chương trình cảnh báo lũ, lụt cho các tỉnh Thừa Thiên – Huế |
6 |
Đề xuất quy định lại cấp báo động lũ trên các sông chính Việt Nam. Dự án Bộ TN&MT, 2007-2009. | Các sông chính cả nước | – Xây dưng cơ sở khoa học và thực tiễn của việc điều chỉnh cấp báo động lũ;
– Các tiêu chí điều chỉnh cấp báo động lũ; – Áp dụng công nghệ, mô hình toán thủy văn, thủy lực hỗ trợ xác định mối quan hệ cấp lũ và thiệt hại do lũ lụt vùng có đê bao vệ và vùng không có đê bảo vệ; – Đề xuất cấp báo động hợp lý phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt. |
7 |
“Điều tra, nghiên cứu và cánh báo lũ lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông Thu Bồn- Vu Gia“, thuộc Chương trình KC 08 (2000 – 2005), Bộ KH&CN | Tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Sử dụng mô hình MIKE 11 tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng 1:100.000 và theo các tần suất – Đề xuất chương trình cảnh báo lũ, lụt cho các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng |
8 |
“Điều tra, nghiên cứu và cánh báo lũ lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông Vệ -Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, thuộc Chương trình KC 08 (2000 – 2005), Bộ KH&CN | Tỉnh Quảng Ngãi | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Sử dụng mô hình MIKE 11 tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng 1:100.000 và theo các tần suất – Đề xuất chương trình cảnh báo lũ, lụt cho các tỉnh Quảng Ngãi |
9 |
“Điều tra, nghiên cứu và cánh báo lũ lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông Kôn – Hà Thanh, tỉnh Bình Định“, thuộc Chương trình KC 08 (2000 – 2005), Bộ KH&CN | Tỉnh Bình Định | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Sử dụng mô hình MIKE 11 tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng 1:100.000 và theo các tần suất , – Đề xuất chương trình cảnh báo lũ, lụt cho các tỉnh Bình Định |
10 |
“Đánh giá khả năng phân lũ sông Đáy và sử dụng lại các khu chậm lũ và đề xuất các phương án khi gặp lũ lớn khẩn cấp” Chương trình Phòng chống chống lũ sông Hồng – Thái Bình, Bộ NN&PTNT, 2000-2002. | Các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ | – Kiểm tra kết quả khảo sát địa hình, thủy văn,
– Sử dụng mô hình VRSAP, SWMM để tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Đánh giá khả năng phân lũ sông Đáy hiện trạng và sử dụng lại các khu chậm lũ và đề xuất các phương án khi gặp lũ lớn khẩn cấp – Đề xuất phương án sử dụng lại hệ thống phân lũ sông Đáy và các khu chậm lũ trong các tính huống phân lũ |
11 |
Sử dụng bộ Chương trình MIKE để tính toán thủy văn, thủy lực phục vụ công tác dự báo lũ hệ thống sông Hồng- Thái Bình, Dự án Bộ TN&MT | Các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông Hồng- Thái Bình hiện trạng dùng hiệu chỉnh mô hình, – Kiểm định mô hình trong các trận lũ 1969, 1971, 1986, 2003, – Lập phương án dự báo hệ thống. – Dự báo thử cho mùa lũ các năm 2005, 2007. – Đề xuất sử dụng mô hình cho bài toán dự báo lũ |
12 |
Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn cho khu vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, Đề tài NCKH, Bộ TN&MT, 2009-2010 | Các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ | – Khảo sát độ mặn, thủy văn,
– Sử dụng mô hình MIKE 11 để tính toán thủy văn, thủy lực, xâm nhập mặn hệ thống mạng sông Hồng- Thái Bình – Kiểm định mô hình trong các mùa cạn 1986, 1993, 1997, 2005, – Lập phương án dự báo mặn hệ thống. – Dự báo thử xâm nhập mặn cho mùa cạn các năm 2004, 2008. – Đề xuất sử dụng mô hình cho bài toán dự báo xâm nhập mặn |
13 |
Tính toán thủy văn, thủy lực kết hợp sử dụng thông tin viễn thám, bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 để lập bản đồ ngập lụt cho đồng bằng sông Cửu Long, áp dụng thử nghiệm cho khu vực giữa sông Tiền, sông Hậu, Đề tài Hợp tác Việt nam- Thái Lan theo Nghị Định thư, Đề tài NCKH, Bộ TN&MT | Khu vực giữa sông Tiền- sông Hậu | – Lập sơ đồ tính toán thủy văn, thủy lực (biên trên đến Crache, Campuchia)
– Xác định các điểu kiện biên (mưa, thủy triều), – Phân tích các thông tin viễnn thám làm đầu vào, – Sử dụng mô hình MIKE 11 để tính toán thủy văn, thủy lực, xâm nhập mặn hệ thống mạng sông Cửu long- Căm pu chia – Kiểm định mô hình trong các mùa lũ 1978, 1999, 2000, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng và thiết kế cho khu vực thử nghiêm. – Đề xuất sử dụng mô hình cho bài toán sử dụng thông tin viến thám |
14 |
Đánh gía tác động của hệ thống thủy điện Căm pu chia đến diễn biến xâm nhập triều, mặn vào lãnh thổ Việt Nam
Đề tài NCKH, UB sông Mê Công Việt Nam |
Các tỉnh hạ lưu sông Mê Công (Căm pu chia và Việt Nam | – Lập sơ đồ tính toán thủy văn, thủy lực và công trình quy hoạch thủy điên Căm pu chia trên sông Mê Công
– Xác định các điều kiện biên (mặn, thủy triều), – Sử dụng mô hình MIKE 11, ISIS để tính toán thủy văn, thủy lực, xâm nhập mặn hệ thống mạng sông Cửu Long- Căm pu chia – Đánh gía diễn biến tài nguyên nước các tháng trong năm vào sông Tiền và sông Hậu có và chưa có hệ thống thủy điện Căm pu chia. – Kiến nghị về tác động ảnh hưởng của hệ thống thủy điện Căm pu chia đến xâm nhập triều mặnvaof đồng bằng sông Cửu Lòng. |
15 |
Nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn hoang mạc hoá vùng Trung Trung Bộ” thuộc chương trình KC 07 (1996 – 2000), Chương trình KC 07 (1996 – 2000), Bộ Khoa học và Công nghệ | Các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận | – Tính toán thủy văn, thủy lực trong các mùa cạn
– Đánh giá mức độ hạn và lập bản đồ phân vùng hạn thủy văn – Đề xuất giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn hoang mạc hoá vùng Trung Trung Bộ |
16 |
Đánh giá tác động của hệ thống liên hồ chứa Hòa Bình – Thác Bà – Tuyên Quang đến dòng chảy và xâm nhập mặn hạ lưu sông Hồng – Thái Bình, Đề tài NCKH, Bộ TN&MT, 2007-2009.
|
Tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, TP. Hải Phòng. | – Lập sơ đồ thủy lực với hệ thống 3 hồ chứa
– Sử dụng bộ chương trình MIKE 11, MIKE BASIN tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông Hồng – Thái Bình – Lập và tính toán các phương án có từng hồ và cả 3 hồ tham gia điều tiết – Đánh giá tác động ảnh hưởng củ hệ thống hồ chứa đến dòng chảy và xâm nhập mặn hạ lưu sông Hồng – Thái Bình |
17 |
Tính toán thủy văn, thủy lực cải tạo kè sông Đuống đoạn từ cửa sông Hồng đến Cầu Đuống dự án, Sở NN&PTNT TP. Hà Nội | TP. Hà Nội | – Khảo sát địa hình, thủy văn,
– Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông – Lập và tính toán các phương án chỉnh trị sông với các tần suất, – Đề xuất phương án chọn khả thi cho hệ thống kè mái đê |
18 |
“Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai lưu vực sông Lô, sông Chảy Chương trình KC 08 (2000 – 2005), Bộ Khoa học và Cụng nghệ | Tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn… | – Khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất, môi trường,
– Tính toán thủy văn, thủy lực nước mặt , dưới đất, môi trường để đánh gái hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước, môi trường, – Đề xuất giái pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai lưu vực sông Lô, sông Chảy |
19 |
Tính toán thủy văn, thủy lực của Dự án quy hoạch hệ thống tiêu cho khu Công nghiệp Gia Lâm – Long Biên
Sở NN&PTNT Hà Nội |
TP. Hà Nội | – Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng,
– Xác định thông số kỹ thuật hệ thống tiêu khu Gia Lâm – Long Biên |
20 |
Nghiên cứu nguyên nhân hình thành lũ quét và các biện pháp phòng chống. Dự án Bộ Khoa học và Công nghệ | 28 tỉnh miền núi có nguy cơ lũ quét cáo ở Việt Nam. | – Phân tích nguyên hình thành lũ quét
– Xác định dạng lũ quét – Lập bản đồ hiện trạng và nguy cơ lũ quét cho các tỉnh có nguy cơ lũ quét cáo ở Việt Nam. – Đề xuất giải pháp phòng tránh lũ quét. |
21 |
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, thuỷ văn, chất lượng nước với phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Viện QH NN, Bộ N&PTNR | Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai. | – Phân tích chế độ khí tượng, thủy văn, môi trường các tỉnh miền núi phia Bắc
– Báo cáo tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, thuỷ văn, chất lượng nước với phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc |
22 |
Tính toán thuỷ lực thiết kế và cải tạo đê Đông tỉnh Bình Định, Dự án Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, Bộ NN&PTNT | Tỉnh Bình Định | – Tính toán thủy văn, thủy lực sông Kôn – Hà Thanh với các tần suất thiết kế,
– Lập và tính toán các phương án kè bờ, tiêu qua đê vào đầm Thị Nại, – Đề xuất phương án chọn khả thi – Báo cáo xác định các thông số thiết kế và cải tạo đê Đông tỉnh Bình Định |
23 |
Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Bắc Bộ Việt Nam- Giai đoạn 1,.Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Can, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu | -Phân tích nguyên hình thành lũ quét
– Xác định dạng lũ quét – Lập bản đồ hiện trạng và nguy cơ lũ quét cho các tỉnh có nguy cơ lũ quét cáo ở Việt Nam. – Đề xuất giải pháp phòng tránh lũ quét. |
24 |
Lập bản đồ phân vùng ngập lụt cho các lưu vực sông chính thuộc các tỉnh Miền Trung Việt Nam
Đơn vị Quản lý Thiên tai (DMU), Dự án VIE/97/002 , Nguồn vốn ODA, World Bank |
Các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên | -Phân tích điều kiện hình thành lũ các tỉnh miền Trung
– Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng 1:200.000 và theo các tần suất , – Đề xuất chương trình cảnh báo lũ, lụt cho các tỉnh Bình Định |
25 | Thẩm định tính toán thủy văn, thủy lực dự án: Thoát nước và Vệ sinh môi trường cho thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) và Quy Nhơn (Binh Định)
Khoản Viện trợ không hoàn lại từ PHRD TF 053536, World Bank |
2 thành phố Quy Nhơn và Đồng Hới | -Phân tích điều kiện hình thành lũ các tỉnh miền Trung
– Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông hiện trạng, – Lập bản đồ ngập lụt hiện trạng 1:200.000 và theo các tần suất , – Đề xuất chương trình cảnh báo lũ, lụt cho các tỉnh Bình Định |
26 | Tính toán thuỷ lực xác định cao độ san nền và hệ thống thoát nước Hà Nội thuộc Dự án Cải tạo Môi trường sông Tô Lịch – Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội. JICA, Nguồn vốn ODA |
TP. Hà Nội | -Phân tích điều kiện hình thành mưa lớn gây ngập cho lưu vực sông Tô Lịch, TP. Hà Nội.
– Tính toán điều kiện mưa thiết kế 10% và 20%, – Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông và xác định mực nước, lưu lượng thiết kế cho các đoạn sông, hồ để xác định cao độ san nền ứng với các tần suất. – Đề xuất thông số thiết kế thủy văn, thủy lực cho hệ thống tiêu |
27 | Tính toán thuỷ lực thiết kế hệ thống tiêu cho khu đô thị và Công nghiệp Bắc Thăng Long – Vân Trì, huyện Đông Anh
UBND Thành phố Hà Nội. JICA, Nhật Bản, Nguồn vốn ODA |
TP. Hà Nội | – Phân tích điều kiện hình thành mưa lớn gây ngập cho lưu vực sông Ngũ Huyện Khê, Việt Thắng, Tô Lịch, huyện Đông Anh
TP. Hà Nội. – Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông và xác định mực nước, lưu lượng thiết kế cho các đoạn sông, hồ. – Đề xuất thông số thiết kế thủy văn, thủy lực cho hệ thống tiêu |
28 | Áp dụng công nghệ viễn thám để lập bản đồ ngập lụt cho lưu vực sông Kôn – Hà Thanh tỉnh Bình Định
JICA, Nhật Bản, Nguồn vốn ODA |
Tỉnh Bình Định | – Phân tích điều kiện hình thành mưa lớn gây ngập cho lưu vực Kôn – Hà Thanh tỉnh Bình Định
– Tính toán điều kiện mưa thiết kế 1%, 10% và 20%, – Sử dụng mô hình HEC-RAS tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông và xác định mực nước, lưu lượng thiết kế cho các đoạn sông, hồ. – Đề xuất thông số thiết kế thủy văn, thủy lực cho hệ thống tiêu |
29 | Tính toán thuỷ lực thiết kế hệ thống tiêu cho khu đô thị và Công nghiệp Gia Lâm, huyện Gia Lâm
UBND Thành phố Hà Nội. JICA, Nhật Bản, Nguồn vốn ODA |
TP. Hà Nội | – Phân tích điều kiện hình thành mưa lớn gây ngập cho lưu vực sông Ngũ Huyện Khê, Việt Thắng, Tô Lịch, huyện Gia Lâm
TP. Hà Nội. – Tính toán thủy văn, thủy lực hệ thống mạng sông và xác định mực nước, lưu lượng thiết kế cho các đoạn sông, hồ. |
30 | Tính toán thuỷ lực thiết kế hệ thống tiêu cho khu Công nghiệp Nomura Hải Phòng
UBND Thành phố Hải Phòng. JICA, Nhật Bản, Nguồn vốn ODA |
TP. Hải Phòng | – Phân tích điều kiện hình thành mưa lớn gây ngập cho khu vực nghiên cứu Nomurra.
– Tính toán điều kiện mưa thiết kế 1%, 10% và 20%, – Tính toán thủy văn, thủy lực thiết kế hệ thống tiêu trong khu công nghiệp. – Đề xuất thông số thiết kế thủy văn, thủy lực cho hệ thống tiêu |
31 | Tính toán thuỷ lực quy hoạch mở rộng TP. Quy Nhơn về phía Tây Bắc (Nhơn Hội, Nhơn Phú),
Sở Xây dựng Bình Định, UBND tỉnh Bình Định |
Tỉnh Bình Định | – Phân tích điều kiện hình thành mưa lớn gây ngập khu vực nghiên cứu do mạng sông Kôn – Hà Thanh
– Tính toán thủy văn, thủy lực xác định mực nước thiết kế 1%, 5%, 10% để làm cơ sở xá định cao độ san nền cho khu đô thị mở rộng. – Đề xuất thông số thiết kế thủy văn, thủy lực cho khu đô thị và hệ thống tiêu nội bộ. |
32 | Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở 7 lưu vực sông Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng, Dự án Hợp tác Quốc tế với Đan Mạch | 7 lưu vực sông lớn ở Việt Nam | Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên nước theo các nội dung:
– Tác động đến dòng chảy lũ – Tác động đến dòng chảy kiệt – Tác động đến xâm nhập mặn Đề xuất các giải pháp ứng phó. |
33 | Tính toán thủy văn, thủy lực thiết kế công Nam Đàn mới, tỉnh Nghệ An, Dự án trọng điểm cấp tỉnh Nghệ An | Nghệ An | – Tính toán thủy văn, thủy lực lũ, kiệt thiết kế công Nam Đàn mới, tỉnh Nghệ An
– Đánh giá tác động của xâm nhập mặn sau khi cống đưa vào vận hành |
34 | Xây dựng công nghệ dự báo lũ lưu vực sông Hương. Thuộc dự án tăng cường năng lực cảnh báo và dự báo lũ sông Hương, Đơn vị Quản lý Thiên tai (DMU), Bộ NN&PTNT chủ trì. | Thừa thiên-Huế | – Xây dựng phương án dự báo lũ từ lượng mưa đo tự động được lắp đặt trên lưu vực áp dụng mô hình mưa-dòng chảy;
– Xây dựng phương án dự báo lũ từ lượng mưa thực đo trên lưu vực sử dụng các quan hệ nhiều biến số; – Xây dựng phần mềm quản lý số liệu và dự báo lũ sông Hương; – Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho VP BCH PCLB Tỉnh và Trung tâm dự báo KTTV tỉnh Thừa Thiên- Huế. |
35 | Đánh giá đặc điểm tài nguyên nước mặt của hệ thống các sông chính trên địa bàn tỉnh Nam Định; Đề tài NCKH 2006 -2008. Sở TN&MT tỉnh Nam Định | Tỉnh Nam Định | – Thu thập , đo đạc bổ sụng số liệu KTTV, Địa hình, bản đồ
– Đánh giá hiện trạng số lượng , chất lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Hồng qua tỉnh Nam Định, – Dự báo xu thể diễn biến tài nguyên nước mặt, nước ngầm đến năm 2020 – Xây dựng phương án dự báo xâm nhập mặn cho các vùng cửa sông thuộc tỉnh Nam Định. |
36 | Phân tích và nghiên cứu thí điểm hệ thống cảnh báo lũ quét; (Gói thầu 5G-NTF), thuộc Dự án Quản lý rủi ro thiên tai NDRMP Cr.4114, Bộ NN&PTNT (2007-2008) | 7 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa | – Phân tích nguyên nhân diễn biến lũ quét
– Lập bản đồ hiện trạng lũ quét cho vùng nghiên cứu – Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho vùng dự án, tỷ lệ 1:100.000 – Đề xuất giải pháp phòng tránh lũ quét cho 7 tỉnh. |
37 | Lập quy trình điều tiết hệ thống hồ chứa trong mùa lũ cho hê thống sông Ba – sông Hinh; Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các tỉnh Tây Nguyên, Phú Yên. | – Thu thập, đo đạc bổ sụng số liệu KTTV, Địa hình, bản đồ lưu vực sông Ba- sông Dính.
– Đánh giá hiện trạng vận hành hệ thống hồ chứa thủy điện hiện có. – Đánh giá mức độ ngập lụt hạ lưu do xả nước từ hệ thống hồ chứa hiện có – Xây dựng quy trình điều tiết hệ thống hồ chứa trong mùa lũ – Kiến nghị các giải pháp điều hành. |
38 | Nghiên cứu lũ quét và thiết kế hệ thống cảnh báo lũ quét cho 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Giang; thuộc Dự án Quản lý rủi ro , Bộ NN&PTNT (2008-2009) | Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh. | – Phân tích nguyên nhân diễn biến lũ quét
– Lập bản đồ hiện trạng lũ quét cho vùng nghiên cứu – Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét cho vùng dự án, tỷ lệ 1:100.000 – Đề xuất 30 hệ thống cảnh báo lũ quét cho 3 tỉnh – Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro do lũ quét cho 3 tỉnh. |
39 | Tiến hành Khảo sát thực địa và lập mô hình thuỷ lực lưu vực sông Mã và sông Chu, tỉnh Thanh Hóa, thuộc Hợp phần IV, Dự án quản lý rủi ro thiên tai (Cr.4114-VN), Bộ NN&PTNT (2009-2010) | Lưu vực sông Mã – Chu, tỉnh Thanh Hóa | – Mô phỏng và tính toán lũ thiết kế 1%, 2%, 5%, 10% cho hệ thống sông Mã – Chu,
– Lập bản đồ ngập hiện trạng và nguy cơ với các tần suất thiết kế cho vùng trong đê cảu hệ thống sông Mã – Chu, – Lập bản đồ ngập hạ lưu trong trường hợp vỡ đê ứng với các tần suất thiết kế. |
40 | Áp dụng mô hình MIKE 11 tính toán và lập bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Nam Định ứng với các kịch bản nước biển dâng, thuộc dự án: “Tạo giống lúa chịu ngập chìm và mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển Việt Nam”, Mã số 09-P01-VIE, Viện | Tỉnh Nam Định | – Khảo sát đo địa hình và mặn ở các sông Ninh Cơ, sông Hồng, sông Đáy trong các tháng mùa cạn năm 2009, 2010.
– Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình xâm nhập mặn cho vùng cửa sông Nam Định, – Lập bản đồ xâm nhập mặn theo các kịch bản nước biển dâng (B2) – Kiến nghị các giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn cho mỗi kịch bản. |
41 | Tính toán diễn biến thay đổi xâm nhập mặn biến đổi theo hai mùa trên hai vùng cửa sông: sông Hồng và sông Bạch Đằng gồm 9 cửa từ Phà Rừng đến cửa Đáy trước và sau đắp đập Hòa Bình thuộc Đề tài NCKH cấp Nhà nước: “Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên – môi trường vùng cửa sông ven biển Đồng bằng Bắc Bộ; mã số ĐTĐL.2009T/05”, 2009 -2011. | TP. Hải Phòng | – Đánh giá hiện trạng diễn biến thay đổi môi trường tự nhiên về độ đục, độ mặn và biến đổi theo hai mùa trên 2 vùng cửa sông (gồm chín cửa từ lục địa đưa ra biển) trước và sau đắp đập Hòa Bình.
– Tính toán diễn biến thay đổi xâm nhập mặn biến đổi theo hai mùa trên hai vùng cửa sông : Sông Hồng và sông Bạch Đằng gồm 9 cửa từ Phà Rừng đến cửa Đáy trước và sau đắp đập Hòa Bình. – Xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 xâm nhập mặn theo 02 mùa: mùa khô và mùa mưa trên 02 vùng cửa sông Hồng và sông Bạch Đằng bao gồm 09 cửa từ Phà Rừng đến Cửa Đáy, gồm 02 giai đoạn trước và sau đắp đập Hòa Bình. Các mức hàm lượng xâm nhập mặn 1%o, 5%o, 10%o, 15%o…. |
42 | Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến TNN lưu vực sông Hồng, Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010-2012) | Lưu vực sông Hồng | – |
43 | Phân tích đánh giá tác động của hiện tượng El Nino đến thiếu hụt lượng mưa gây cạn kiệt mực nước, lưu lượng và đề xuất cơ chế tích nước sớm của các hồ chứa nhằm bổ sung nguồn nước trong trường hợp thiếu nước cho khu vực hạ lưu sông Hồng, Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010-2013) | Hạ lưu sông Hồng | – Đánh giá được tác động của hiện tượng El Nino đến thiếu hụt lượng mưa (theo năm và từng thời kỳ) gây cạn kiệt mực nước, lưu lượng ở hạ lưu sông Hồng.
– Đề xuất được cơ chế tích nước sớm của các hồ chứa trong các năm có El Nino nhằm bổ sung nguồn nước trong trường hợp thiếu nước cho khu vực hạ lưu sông Hồng. |
44 | Nghiên cứu diễn biến, xác định các nguyên nhân thay đổi tỷ lệ phân phối dòng chảy sông Hồng sang sông Đuống và đề xuất định hướng các giải pháp nhằm đảm bảo tỷ lệ phân phối dòng chảy hợp lý, Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011-2013) | Lưu vực sông Hồng | – |
45 | Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và xây dựng hệ thống thí điểm phục vụ cảnh báo cho các địa phương có nguy cơ cao xảy ra lũ quét phục vụ công tác quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu; Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013-2016) | Miền Trung, Tây Nguyên | – Xây dựng được bản đồ phân vùng hiện trạng và nguy cơ lũ quét tỷ lệ 1:50.000 cho 23 lưu vực sông chính bao gồm 19 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên;
– Thiết lập được các bản đồ ngưỡng mưa có khả năng gây lũ quét cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên nhằm hỗ trợ công tác cảnh báo lũ quét. |
46 | Lập quy trình vận hành liên hồ chứa mùa cạn cho sông Hồng, Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012-2014) | Lưu vực sông Hồng | – Thu thập, đo đạc bổ sụng số liệu KTTV, địa hình, bản đồ lưu vực sông Hồng.
– Đánh giá hiện trạng vận hành hệ thống hồ chứa thủy điện hiện có. – Đánh giá mưc độ ngập lụt hạ lưu do xả nước từ hệ thống hồ chứa hiện có, – Xây dựng quy trình điều tiết hệ thống hồ chứa trong mùa lũ, – Kiến nghị các giải pháp điều hành. |
47 | Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài cấp Nhà nước (2011-2014) | đồng bằng sông Cửu Long | – |
48 | Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất điều chỉnh cơ cấu sử dụng nước theo quan điểm nước ảo đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012-2015) | Cả nước | – Xác định được cơ sở khoa học điều chỉnh cơ cấu sử dụng nước theo quan điểm nước ảo đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu;
– Bước đầu đề xuất điều chỉnh cơ cấu sử dụng nước của một số vùng nghiên cứu theo quan điểm nước ảo hướng tới sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. |
49 | Nghiên cứu vai trò của lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong sự hình thành tài nguyên nước dưới đất vùng hạ lưu và đề xuất định hướng giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014-2016) | lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai | – Đánh giá được vai trò của điều kiện khí tượng thủy văn, mặt đệm và sử dụng nước trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong sự hình thành nước dưới đất vùng hạ lưu;
– Đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất. |
50 | Điều chỉnh, bổ sung mực nước tương ứng các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước, Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014-2016) | Cả nước | – Đề xuất bổ sung quy định mực nước tương ứng với cấp báo động lũ đối với 56 trạm thủy văn trên các triền sông, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ phục vụ nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành phòng chống giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra.
– Đề xuất điều chỉnh hoặc giữ nguyên mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại 15 trạm thủy văn được quy định trong Quyết định 632/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tính khoa học, đặc thù, tương đồng đối với các sông nội tỉnh, liên tỉnh, đáp ứng yêu cầu Bộ, ngành, địa phương và phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành phòng chống lụt bão. |
51 | “Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo tài nguyên nước mặt phục vụ lập kế hoạch sử dụng nước cho lưu vực sông Ba và sông Kone ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Đề tài Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015-2017) | lưu vực sông Ba và sông Kone | – Xây dựng và thử nghiệm công nghệ dự báo tài nguyên nước mặt phục vụ kế hoạch sử dụng nước cho lưu vực sông Ba và sông Kôn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên |
52 | “Xác định hành lang thoát lũ hạ lưu hệ thống sông lớn các tỉnh Miền Trung, phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội và công tác chỉ đạo ứng phó, phòng chống thiên tai”, Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015-2017) | các tỉnh Miền Trung | – Đánh giá được hiện trạng tuyến thoát lũ các sông chính và tác động đến môi trường, kinh tế xã hội trên lưu vực sông;
– Xác định tuyến thoát lũ và chỉ giới thoát lũ trên các lưu vực sông ứng với hiện trạng vận hành liên hồ chứa, khai thác sử dụng nước trên lưu vực và phát triển kinh tế xã hội ở hạ du; – Đề xuất giải phát thoát lũ và cơ sở pháp lý để quản lý tuyến thoát lũ, phục vụ quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội ứng phó, phòng chống thiên tai các tỉnh ven biển Miền Trung. |
53 | “Tăng cường nhiệm vụ quản lý rủi ro thiên tai (lũ lụt, lũ quét) và bảo vệ môi trường các lưu vực sông biên giới thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng”, Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015-2017) | Lạng Sơn, Cao Bằng | – Làm rõ thực trạng, nguyên nhân, xu thế diễn biến thiên tai lũ, lụt, lũ quét và sự cố môi trường nước trong lưu vực sông Kỳ Cùng- Bằng Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
– Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường năng lực quản lý thiên tai (lũ lụt, lũ quét) và bảo vệ môi trường nước các lưu vực sông biên giới thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. |
54 | “Tư vấn lập bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương của CSHT nông thôn với BĐKH (lũ quét)”, Gói thầu thuộc Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc” do Bộ NNPTNT và UNDP làm chủ đầu tư (2016) | các tỉnh miền núi phía Bắc | – Cung cấp đánh giá chi tiết về rủi ro lũ quét hiện tại và tương lai đối với cơ sở hạ tầng nông thôn, cụ thể là giao thông nông thôn, kè bảo vệ bờ song và thủy lợi: hồ chứa, đập và kênh mương tưới tiêu bởi các xu hướng của lượng mưa và lũ quét (cả trong điều kiện hiện tại và tương lai) tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; Việc này bao gồm cung cấp dữ liệu hệ thống thông tin địa lý tương thích của tất cả dữ liệu, bản đồ và các phân tích liên quan;
– Các cơ sở dữ liệu và đánh giá tương tự như trên sẽ được thực hiện cho 2 tỉnh Sơn La và Bắc Kan và cũng sẽ sử dụng các dữ liệu của tỉnh, chi tiết hóa các dự báo khí hậu và dữ liệu được thu thập từ các khảo sát thực địa. |
55 | Thực hiện chính Hợp đồng dịch vụ với cơ quan Phát triển Bỉ “Quản lý tri thức – Chi tiết hóa kịch bản BĐKH và Mô hình thủy văn, thủy lực, ứng dụng Mô hình ngập lụt 2–D cấp địa phương” (2018-2019) | Tỉnh Hà Tĩnh, Bình Thuận, Ninh Thuận | – Góp phần nâng cao năng lực cho các bên trong việc sử dụng kết quả từ nghiên cứu BĐKH và thủy văn thủy lực để quản lý nguồn nước và phát triển đô thị, phục vụ quy hoạch và thực hiện phát triển kinh tế- xã hội;
– Đảm bảo đúc kết và truyền tải kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị, thực hiện nghiên cứu BĐKH, thủy văn và thủy lực tại các tỉnh đến nhà hoạch định chính sách – Phổ biến các bài học thu được lên cấp ra chính sách, soạn thảo các đề cương và phân tích so sánh. |
56 | Dự án “Điều chỉnh, bổ sung mực nước tương ứng các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước” (2016-2019) | – Thu thập số liệu KTTV, địa hình và các số liệu liên quan;
– Điều tra khảo sát, đo đạc thực địa; – Nghiên cứu xác định vị trí kiểm soát quy định mực nước báo động lũ; – Bổ sung và hoàn thiện các tiêu chí phân cấp mức báo động lũ; – Xây dựng cơ sở khoa học-kỹ thuật và cơ sở thực tiễn đề xuất quy định mực nước tương ứng các cấp báo động lũ tại các vị trí kiểm soát; – Đề xuất bổ sung quy định mực nước tương ứng cấp báo động lũ tại các vị tri kiểm soát; – Xây dựng phương án cảnh báo lũ theo cấp báo động và đề xuất biện pháp ứng phó với các cấp báo động lũ. |
|
57 | “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ đánh giá, chuyển giao kết quả của các Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, môi trường và đề xuất định hướng nghiên cứu cho giai đoạn 2021-2025” (2019-2020) | Trên phạm vi cả nước | – Tổng hợp được các kết quả chủ yếu của hai Chương trình: Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2011-2015” và Chương trình “Khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020”.
– Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu sản phẩm của các đề tài thuộc hai Chương trình: Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015” và Chương trình “Khoa học công nghệ ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020” phục vụ quản lý, nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao. – Đánh giá, lựa chọn và chuyển giao một số kết quả của hai Chương trình. – Đề xuất kiến nghị được những vấn đề khoa học và công nghệ cần nghiên cứu trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường cho giai đoạn 2021 – 2025 |
58 | Nhiệm vụ cấp tỉnh: “Đánh giá Khí hậu tỉnh Nam Định”
(2019 -2020) |
Tỉnh Nam Định | – Đánh giá về đặc điểm của khí hậu của tỉnh Nam Định
– Đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan – Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường – Đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực, ngắn hạn, dài hạn của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh Nam Định – Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu – Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính |
59 | “Nghiên cứu thử nghiệm dự báo chất lượng không khí hạn ngắn cho khu vực thành phố Hà Nội”
(2020 -2022) |
Tp Hà Nội | – Xác định và tính toán các nguồn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí tại thành phố Hà Nội;
– Nghiên cứu, lựa chọn và thiết lập mô hình chất lượng không khí cho thành phố Hà Nội; – Dự báo thử nghiệm chất lượng không khí cho khu vực Thành phố Hà Nội |