Đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở cho NCS. Đoàn Thị Thanh Bình

Sáng ngày 17/7, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTVBĐKH) đã tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh (NCS) Đoàn Thị Thanh Bình với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất thép ở Việt Nam” Ngành: Biến đổi khí hậu; Mã số: 9440221.

PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh chủ trì buổi đánh giá

Buổi đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh NCS. Đoàn Thị Thanh Bình có sự tham dự của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Ngà (Viện trưởng Viện KTTVBĐKH), TS. Nguyễn Quốc Khánh và TS. Lê Ngọc Cầu (Phó Viện trưởng), 2 chuyên gia cao cấp của Viện là GS.TS. Trần Thục và PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng cùng các chuyên gia thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường.

Tại buổi đánh giá, TS. Trần Thanh Thủy (Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế) đã tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và công bố quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Cơ sở của nghiên cứu sinh NCS. Đoàn Thị Thanh Bình.

TS. Trần Thanh Thủy công bố quyết định thành lập hội đồng

Dưới sự chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (Chủ tịch Hội đồng), các thành viên trong Hội đồng đã nghe NCS. Đoàn Thị Thanh Bình trình bày tóm tắt các nội dung của luận án. Trong đó, mục tiêu của luận án là đánh giá được tác động của những kịch bản giảm nhẹ phát thải KNK đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam; xây dựng được các kịch bản phát thải khí nhà kính cho hoạt động sản xuất thép ở Việt Nam và xác định được hệ số phát thải khí nhà kính cho hoạt động sản xuất thép ở Việt Nam.

NCS. Đoàn Thị Thanh Bình trình bày nội dung luận án

Sau quá trình nghiên cứu, luận án đã xác định hệ số phát thải khí nhà kính cho các công nghệ BOF (Basic Oxygen Furnace – lò thổi) và EAF (Lò hồ quang điện – Electric Arc Furnace) và trường hợp nhà máy sử dụng cả 02 công nghệ này. Hệ số phát thải khí nhà kính từ BOF cao hơn nhiều so với EAF (2,78 tấn CO2tđ/tấn sp so với 0,79 tấn CO2tđ/tấn sp). Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình luyện thép được khuyến khích áp dụng góp phần vừa tiết kiệm điện vừa giảm phát thải khí nhà kính. Mô hình GEM được sử dụng để đánh giá tác động của kịch bản giảm phát thải của lĩnh vực sản xuất thép đến phát triển kinh tế – xã hội đã chỉ ra những thay đổi tích cực về GDP, gia tăng việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm cường độ phát thải khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng.

Toàn cảnh nội dung buổi đánh giá

Kết thúc phần trình bày của NCS, các thầy cô trong Hội đồng đã đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá Luận án. Sau phiên họp kín, các thành viên trong Hội đồng đánh giá Luận án của NCS. Đoàn Thị Thanh Bình đạt yêu cầu nhưng cần tiếp tục chỉnh sửa để chuẩn bị cho buổi đánh giá cấp Viện.