Hội thảo dự thảo luận án của NCS. Nguyễn Thanh Trang

Chiều ngày 14/9/2021 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi
khí hậu tổ chức Hội thảo dự thảo luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh (NCS)
Nguyễn Thanh Trang với đề tài: “Nghiên cứu trường dòng chảy vịnh Bắc Bộ
sử dụng dữ liệu quan trắc từ hệ thống Radar biển và đồng hóa trong mô hình số
trị”
, ngành: Hải dương học; Mã số: 9440228.

PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng (Viện trưởng) phát biểu trực tuyến

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch nhưng vẫn đảm bảo cho NCS. tốt nghiệp đúng tiến độ, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội thảo dự thảo luận án cho NCS. Nguyễn Thanh Trang theo hình thức trực tuyến. Hội thảo diễn ra tại phòng 131 dành cho NCS. trình bày và các điểm cầu ngoài viện dành cho các thầy cô.

 

PGS. TS. Dương Văn Khảm chủ trì Hội thảo

Buổi Hội thảo khoa học diễn ra dưới sự chủ trì của PGS. TS. Dương Văn Khảm, với sự tham dự của đại diện cơ sở đào tạo là PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng (Viện trưởng Viện Khoa học hoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu), PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương và PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà (Viện phó) cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Hải dương học đến từ các cơ quan trong Bộ.

 

NCS. Nguyễn Thanh Trang trình bày các nội dung của luận án

Hội thảo đã nghe NCS. Nguyễn Thanh Trang trình bày các nội dung của luận án.

Với việc áp dụng kỹ thuật đồng hóa số liệu bằng sơ đồ biến phân bốn chiều trong việc tái phân tích trƣờng dòng chảy khu vực vịnh Bắc Bộ, Luận án đã đánh giá được hiệu quả của việc đồng hóa dữ liệu quan trắc từ hệ thống Radar biển so với dữ liệu mô phỏng bằng mô hình đồng thời đã dựa trên số liệu tái phân tích này để nhận định, đánh giá về quy luật của trƣờng dòng chảy trung bình cho từng tháng trên vịnh Bắc Bộ. Luận án rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nghiên cứu thiết lập bài toán đồng hóa sử dụng sơ đồ biến phân bốn chiều kết hợp với mô hình ROMS để tái phân tích số liệu dòng chảy 3 chiều khu vực vịnh Bắc Bộ trong đó sử dụng dữ liệu chính là số liệu quan trắc dòng chảy tầng mặt bằng hệ thống Radar biển. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu nhiệt độ nƣớc biển được phân tích từ ảnh MODIS khu vực Vịnh Bắc Bộ và dữ liệu mực nƣớc biển khu vực vịnh Bắc Bộ quan trắc từ vệ tinh Topex và Jason. Các số liệu về các trƣờng khí tượng bề mặt từ ECMWF và HyCom cũng được thu thập và sử dụng để làm các điều kiện biên tính toán cho mô hình. Ngoài ra, các dữ liệu quan trắc về mực nước ven biển khu vực vịnh Bắc Bộ, số liệu khảo sát bằng thiết bị ADCP cũng đƣợc thu thập phục cho việc phân tích, đánh giá kết quả tính toán của mô hình ROMS.

Thứ hai, với việc áp dụng sơ đồ đồng hóa biến phân bốn chiều các số liệu dòng chảy tầng mặt bằng Radar biển, số liệu nhiệt độ nước biển tầng mặt và số liệu mực nước biển vào mô hình ROMS đã cho các kết quả khả quan khi so sánh, đánh giá sai số giữa số liệu dòng chảy sau khi đồng hóa với các sai số BIAS, RMSE giảm đáng kể so với phương án chưa đồng hóa. Cùng với việc đánh giá dựa trên hai sai số trên, hệ số tương quan giữa số liệu sau khi đồng hóa với số liệu quan trắc từ hệ thống Radar biển cho kết quả khả quan. Với các đánh giá trên cho thấy, sau khi đồng hóa số liệu, các kết quả tính toán trường dòng chảy sát với số liệu thực tế hơn. Đây cũng là cơ sở để luận án áp dụng để tính toán và nghiên cứu trường dòng chảy vịnh Bắc Bộ có tính khách quan hơn.

Thứ ba, thông qua kết quả tính toán trường dòng chảy 3 chiều với độ phân giải ngang (2,3 x 2,3 km) với 40 lớp theo phương thẳng đứng đã cho thấy ngoài kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm trƣờng dòng chảy cho các mùa đặc trưng trên cơ sở dữ liệu trung bình từng tháng mang tính khách quan và phù hợp với đặc điểm chính trong các nghiên cứu trước đây, luận án còn có một phát hiện mới đó là khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng luôn tồn tại dòng chảy ven bờ, tuy nhiên cường độ và quy mô của dòng chảy phụ thuộc theo mùa. Trong các tháng mùa đông và chuyển từ mùa hè sang mùa đông, dòng chảy này đạt vận tốc lớn nhất, trung bình có thể lên tới 0.6 m/s và phạm vi mở rộng lên phía bắc có thể tới khu vực ven biển Hải Phòng.

 

Các chuyên gia tham dự Hội thảo bằng hình thức trực tuyến.

Các thầy cô đã đưa ra nhiều nhận xét, góp ý quý báu cho NCS. để tiếp tục hoàn thiện Luận án.

Trả lời