Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu Số 1 – Tháng 3 năm 2017

Danh mục các bài báo đăng trong Số 1 – Tháng 3/2017, Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu

/files/doc/TAP_CHI_BDKH_SO_1.pdf

Số 1 – Tháng 3/2017

SỐ ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG 40 NĂM THÀNH LẬP
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trong số này

STT

Tên bài báo, tác giả

Trang

1

Thư chúc mừng của đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập (18/3/1977 – 18/3/2017)

1

Letter of congratulation from HE. Tran Hong Ha – Minister of the Ministry of Natural resources and Environment to the Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change on the 40th anniversary of the establishment (18th march 1977 – 18th march 2017)

2

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu: 40 năm – một chặng đường phát triển

Bốn mươi năm, một chặng đường chưa dài, nhưng bằng nỗ lực phấn đấu vượt bậc của các thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu dần khẳng định là cơ quan khoa học dẫn đầu trong nghiên cứu và đào tạo các lĩnh vực Khí tượng và Khí hậu học, Thủy văn học, Hải dương học; Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững. 

2

The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change: 40 years of the development

3

Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

Võ Tuấn Nhân

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH), Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ xây dựng nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến BĐKH. Tuy nhiên, hiện nay việc ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật này còn một số hạn chế và tồn tại. Bài báo này đưa ra các phân tích về hiện trạng các chính sách, pháp luật về BĐKH, đánh giá những tồn tại và phân tích các nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương án nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BĐKH ở Việt Nam.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, pháp luật về biến đổi khí hậu

8

Improvement of policy and legislation for effective response to climate change

Vo Tuan Nhan

Vice Minister of Ministry of Natural Resources and Environment

Abstract: Viet Nam National Assembly and Government have been formulating many climate change related policies and legislation. However, there are still gaps and limitations on promulgation and enforcement of the policies and legislation. This paper presents analysis of current status, assessing the existent gaps of climate change related laws and policies. The paper also proposes measures for improving the policy and legistration on climate change in Viet Nam.

Keywords: Climate change, legislation on climate change.

4

Thích ứng với biến đổi khí hậu trong mối liên hệ với giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Trần Thục(1), Huỳnh Thị Lan Hương(1), Trần Thanh Thủy(1), Chu Thị Thanh Hương(2), Nguyễn Xuân Hiển(1)

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

(2)Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được quan tâm trong nghiên cứu, đầu tư và thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc gắn kết thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vẫn còn nhiều hạn chế. Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Việc nhầm lẫn về sự tương đồng và khác biệt, sự khác nhau về cách tiếp cận và không rõ ràng trong hành động là nguyên nhân gây khó khăn cho việc gắn kết thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Bài báo này phân tích những điểm tương đồng và khác biệt, những thách thức trong việc gắn kết và giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai hiệu quả và bền vững.

Từ khóa: Thích ứng với biến đổi khí hậu, Giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

16

Climate change adaptation in relation to disaster risk reduction

Tran Thuc(1), Huynh Thi Lan Huong(1), Tran Thanh Thuy(1)Chu Thi Thanh Huong(2), Nguyen Xuan Hien(1)

(1) Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

(2) Department of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: Climate change adaptation and disaster risk reduction have been interested in research, investment and implementation in Viet Nam. However, linking climate change adaptation and disaster risk reduction is still limited. Climate change adaptation and disaster risk reduction have many similarities and differences. The confusion about the similarities and differences, the differences in approach and unclear in actions are the causes of difficulties for linking climate change adaptation and disaster risk reduction. This paper analyses the similarities and differences, the challenge of coherence, and measures for climate change adaptation and disaster risk reduction be more sustainable efficiency.

Keywords: Climate change adaptation, Disaster risk reduction.

5

Quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Phạm Ngọc Anh(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2)

(1)Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường

(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động đến tài nguyên nước (TNN); làm thay đổi các phương pháp quản lý, các dịch vụ về nước, các đối tượng/lĩnh vực sử dụng nước,… Thích ứng với BĐKH là một quá trình đòi hỏi sự thay đổi tư duy trong đầu tư phát triển dài hạn hướng tới phát triển bền vững. Việc sử dụng kiến thức bản địa, chủ động ứng phó sẽ đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn cách thức phát triển của các địa phương, sử dụng và quản lý có hiệu quả và bền vững TNN tại địa phương. Do vậy, dựa vào nguồn lực của cộng đồng sẽ là cách tiếp cận hiệu quả để giảm chi phí; chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa đối với quản lý TNN trong bối cảnh thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu này trình bày cách tiếp cận trong gắn kết giữa quản lý tài nguyên (trong đó có TNN) dựa vào cộng đồng và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong các nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn đối với quản lý TNN trong điều kiện BĐKH.

Từ khóa: Quản lý TNN dựa vào cộng đồng; thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng, quản lý TNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.

22

Community-based water resources management to adapt to climate change

Pham Ngoc Anh(1), Huynh Thi Lan Huong(2)

(1)Ministry of Natural Resources and Environment Portal,

(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: Climate change may impact on water resources; caused changes in water resources management measures, water services and actors/fields using water,… Climate change adaptation is a process that requires a change of thinking in the long-term investment and development towards sustainable development. Using of local knowledge, actively respond will play a key role in choosing development methods of localities, efficient and sustainable use and management of water resource in localities. Therefore, it will be an efficient approach based community resources to reduce cost and active in water resource managing in the context of climate change. The article deals with an theoretical approach to combined community-based natural resources management and community-based climate change adaptation in some studies and practical application in water resources management in the context of climate change.

Keywords: community-base water resource management, climate change adaptation and community-base climate change adaptation.

6

El Niño 2015/2016 và tác động đối với Việt Nam

Nguyễn Đức Ngữ

Trung tâm Khoa học, Công nghệ Khí tượng, Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt: Bài báo phân tích quá trình hình thành El Niño 2015-2016 trên khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương, sự biến động của hoàn lưu khí quyển và dị thường thời tiết, chủ yếu trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và ở Việt Nam qua các đặc trưng khí quyển và biển. Kết quả cho thấy, El Niño 2015-2016 có cường độ rất mạnh, khi chỉ số ONI lớn nhất đạt +2,3oC, chỉ kém sự kiện El Niño 1997-1998 là 0,2oC, nhưng có thời gian kéo dài kỷ lục. Nhiệt độ trung bình năm 2015 ở tất cả các vùng của Việt Nam đều cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN), phổ biến từ 1,0-1,5oC. Tuy nhiên, vào thời gian cực đại của El Niño, tháng 01/2016, áp cao lục địa Châu Á phát triển mạnh nhất với trị số khí áp mặt đất ở vùng trung tâm đạt 1079 mb, cao hơn trung bình nhiều năm 44 mb, không khí lạnh bạo phát từ áp cao làm nhiệt độ hạ thấp kỷ lục ở khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam, những trị số nhiệt độ thấp nhất trong chu trình El Niño cũng xảy ra vào tháng này do ảnh hưởng của không khí lạnh, phổ biến dưới 5oC ở Bắc Bộ, trong đó một số nơi dưới 0oC như Mẫu Sơn (-5oC), Sa Pa (-4,2oC),… Năm 2015, nước ta chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp của 2 cơn bão, ít hơn TBNN 5 cơn. Lượng mưa năm ở hầu hết các vùng đều thấp hơn TBNN, gây ra hạn hán nghiêm trọng ở nhiều vùng, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, làm tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống ở nhiều vùng của nước ta.

Từ khóa: El Niño, La Niña, tác động của El Niño.

29

2015/2016 El Niño event and Its impact on Vietnam

Nguyen Duc Ngu

 

Centre for Hydro-Meteorological, Environmental Sciences and Technologies

Abstract: This article analyzes the development of 2015/2016 El Niño event, the variability of atmospheric circulation and anomaly of weather event across the Asia – Pacific and Viet Nam through oceanic and atmospheric indicators. The very strong 2015/2016 El Niño event with highest ONI index was +2.3oC which was 0.2oC below 1997/1998 El Niño, but longest remain recorded. The 2015 annual temperature was mostly warmer than normal by 1.0oC to 1.5oC. However, during the peak El Niño event in Jan 2016, the activity of the Asian high-pressure (AHP) was strongest development with the highest pressure of the central recorded as 1079 mb which was 44 mb higher than normal. The cold air mass from AHP brought lowest temperature recored over Northeast Asia such as Japan and Korea, etc. In Viet Nam, the lowest temperature values in the El Niño event cycle also occurred in Jan. with most of lowest temperature was below 5oC over the North. Especially, tempareture was lower than 0oC at Mau Son (-5oC) and Sa Pa (-4.2oC) etc. During 2015, there were only 2 tropical cyslones which directly affected Viet Nam which is lower than normal by 5 events. The total annual rainfall was below normal over most areas, caused severe drought in many regions. Especially serious drought occurred over the Mekong Delta and Central Highlands which supported saltwater intrusion in coastal areas. Drought and saltwater intrusion caused major damages and losses in many regions of Viet Nam.

Keywords: El Niño, La Niña, Impact of El Niño.

7

Nghiên cứu phân vùng bão, xác định nguy cơ bão và nước dâng do bão khi có bão mạnh đổ bộ

Nguyễn Xuân Hiển(1), Nguyễn Văn Thắng(1), Trần Thục(1), Nguyễn Văn Hiệp(2), Huỳnh Thị Lan Hương(1), Mai Văn Khiêm(1)

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(2)Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân vùng bão, nước dâng do bão, trong đó có phân vùng gió mạnh, mưa lớn cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ. Số liệu về bão, nước dâng do bão, mưa và gió trong bão cập nhật đến năm 2014 và các kết quả nghiên cứu mới nhất được sử dụng trong phân tích. Kết quả cho thấy: lãnh thổ nước ta có thể được phân thành 8 vùng ảnh hưởng của bão; mùa bão xuất hiện chậm dần từ Bắc vào Nam, thường từ tháng 7 – 9 ở khu vực phía Bắc và tháng 10 – 12 ở khu vực phía Nam; tần số bão trung bình năm cao nhất là 2,0 – 2,5 cơn ở vùng Quảng Ninh đến Thanh Hóa, các vùng khác thấp hơn; gió mạnh nhất quan trắc được là cấp 15 – 16; lượng mưa trung bình của một đợt bão phổ biến từ 100 – 150 mm, cao nhất là 200 – 300 mm; nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra là 4,5 m. Trong tương lai, biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ về bão, gió mạnh, mưa lớn và nước biển dâng. Nếu có siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão có thể lên đến 5,0 m ở khu vực ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh.

Từ khóa: Phân vùng bão, nguy cơ bão, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn.

37

Study of typhoon zoning and determination of typhoon and storm surge risks during super typhoon landing

Nguyen Xuan Hien(1), Nguyen Van Thang(1), Tran Thuc(1)Nguyen Van Hiep(2), Huynh Thi Lan Huong(1), Mai Van Khiem(1)

(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

(2)Vietnam Academy of Science and Technology

Abstract: This paper presents the results of study on typhoon and storm surge zoning and determination of strong wind and heavy rainfall risks for Vietnam inland during landing of strong or super typhoons. Typhoon number and intensity, storm surge, rainfall and wind data were updated to 2014 in this study. The results showed that the territory of Vietnam can be divided into 8 typhoon zones. Typhoon season (the three months with the most typhoon frequency) occurs earliest in the northern zones (from July to September) and be latter in the southern zones (from October to December). The typhoon density shows the highest values from 2.0 to 2.5 typhoons/year in the region from Quang Ninh to Thanh Hoa and less in other regions. The strongest storm wind observed was as high as 15 – 16 categories in Beaufort scale. Averaging of all typhoons in each zone, accumulated rainfall associated with a typhoon landing is about from 100 – 150 mm. The zone with the highest value of the average rainfall reaches 200 – 300 mm. The highest storm surge is 4.5 m. In the future, climate change may result in an increase in the risk of typhoon in general, the risks are related to strong wind, heavy rainfall and storm surge in particular. In extreme cases, storm surge can reach up to 5.0 m in coastal areas of Nghe An, Ha Tinh in case of super typhoon landing.

Key word: typhoon zoning, typhoon risk, storm surge, strong wind and heavy rainfall.

8

Hiện trạng thích ứng với biến đổi khí hậu – nghiên cứu điển hình cho tỉnh Quảng Ngãi

Huỳnh Thị Lan Hương, Đỗ Tiến Anh, Nguyễn Văn Đại, Đinh Nhật Quang

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Đã có nhiều hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở nước ta. Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp thích ứng thường không được đánh giá đầy đủ để có thể điều chỉnh hoặc nhân rộng một cách hệ thống. Cần thiết phải đánh giá được hiện trạng của từng địa phương, trên cơ sở đó có thể đánh giá hiệu quả của các giải pháp thích ứng được triển khai. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiện trạng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên 3 bộ chỉ số thành phần gồm: bộ chỉ số về khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên, bộ chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương và bộ chỉ số về giảm nhẹ rủi ro do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu điển hình được thực hiện cho tỉnh Quảng Ngãi để hỗ trợ việc đánh giá tổng quát tình hình thực hiện các hoạt động thích ứng, hiệu quả của việc phân bố nguồn lực và hiện trạng tổn thương, từ đó xác định các chính sách phù hợp cho hiện tại và tương lai. Kết quả cho thấy, nguồn lực đầu tư cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Quảng Ngãi nên được ưu tiên cho các địa phương như thành phố Quảng Ngãi, các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, hiện trạng thích ứng với biến đổi khí hậu.

46

Status of climate change adaptationa case study of Quang Ngai province

Huynh Thi Lan Huong, Do Tien Anh, Nguyen Van Dai, Dinh Nhat Quang

Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Asbtract: There has been many Climate Change Adaptation (CCA) activities in Vietnam. However, the effectiveness of these activities has not been evaluated adequately so that they can be adjusted or replicated systematically. In order to evaluate the effectiveness of implemented CCA activities, it is necessary to assess current status of CCA for each location. This paper presents results of a research on developing a set of CCA status assessment indicators. This set includes three indicators which are natural environment resilience, climate change vulnerablity and climate change risk mitigation. A case study was carried out for Quang Ngai province to support a comprehensive assessment of CCA activities, the effectiveness of investment resources allocation and vulnerability to identify appropriate policies. The results show that investment resources for adaptation activities in Quang Ngai should be prioritized for Quang Ngai city and other districts such as Son Tinh, Tu Nghia, Mo Duc, Duc Pho and Ly Son island.

Keywords: Climate change, status of climate change adaptation.

9

Dự tính biến đổi khí hậu và đánh giá sự thay đổi của mưa cực đoan cho tỉnh Hà Tĩnh

Vũ Văn Thăng, Trần Thục, Mai Văn Khiêm, Lưu Nhật Linh, Hà Trường Minh, Hoàng Thị Thúy Vân

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Phương pháp chi tiết hóa động lực được áp dụng để dự tính biến đổi khí hậu chi tiết cho khu vực Hà Tĩnh. Bốn mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao bao gồm CCAM, clWRF, PRECIS, RegCM được áp dụng để tính toán chi tiết hóa kết quả của mô hình khí hậu toàn cầu cho khu vực tỉnh Hà Tĩnh. Phương pháp thống kê được áp dụng để hiệu chỉnh kết quả từ các mô hình theo số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng thủy văn. Mức độ tin cậy của kết quả dự tính nhiệt độ và mưa được phân tích và khuyến nghị trong sử dụng. Đường quan hệ Cường độ – Thời đoạn – Tần suất mưa trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu được xây dựng để phục vụ việc tính toán thiết kế các công trình tiêu thoát nước đô thị.

Từ khóa: Dự tính khí hậu độ phân giải cao, thay đổi của IDF do biến đổi khí hậu.

55

Climate projections and asessment of changes in extreme rainfall for Ha Tinh province

Vu Van Thang, Tran Thuc, Mai Van Khiem, Luu Nhat Linh, Ha Truong Minh, Hoang Thi Thuy Van

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: Dynamic downscaling method was applied for climate change projection. Four high-resolution regional climate models include CCAM, clWRF, PRECIS, RegCM were used to downscale results of global climate models for the region of Ha Tinh province. Statistical bias-correction methods were applied to calibrate the results from the model basing on the observed data at the meteorological stations. Confidence level of the projected temperature and rainfall were analyzed and recommendation for use are provided. The Intensitive – Duration – Frequency curve (IDF) of rainfall in the future as a result of climate change was constructed to serve the purpose of computation and design of urban drainage.

Keyword: Climate change projections, Changes in rainfall IDF due to climate change.

10

Nghiên cứu xác định xu thế lắng đọng axit tại các trạm thuộc mạng lưới giám sát lắng đọng axit vùng Đông Á (EANET)

Ngô Thị Vân Anh, Dương Hồng Sơn, Nguyễn Thị Hằng Nga, Lê Văn Linh, Lê Ngọc Cầu, Trần Thị Diệu Hằng

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Với chuỗi số liệu quan trắc lắng đọng ướt trong 15 năm (2000-2014) của 54 trạm giám sát lắng đọng axit thuộc Mạng lưới EANET, xu thế biến đổi của lắng đọng axit được xác định bằng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Seasonal Mann-Kendall. Kết quả chỉ ra rằng, lắng đọng của ion H+ và nss-SO42- nhìn chung có cùng xu thế giảm trên toàn vùng Đông Á, ngoại trừ một số ít trạm ở khu vực Đông Nam Á là có xu thế tăng. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, hiện tượng mưa axit nói chung đã có xu thế giảm trên hầu khắp vùng Đông Á. Tuy nhiên, đối với lắng đọng ion NO3 lại có hai xu thế rõ rệt: xu thế giảm ở khu vực Đông Bắc Á và xu thế tăng ở khu vực Đông Nam Á.

Từ khóa: Lắng đọng axit, xu thế, Seasonal Mann-Kendall, EANET.

62

Research on acid deposition trend in sites under acid deposition monitoring network in East Asia (EANET)

Ngo Thi Van Anh, Duong Hong Son, Nguyen Thi Hang Nga, Le Van Linh, Le Ngoc Cau, Tran Thi Dieu Hang

Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Abstract: Regarding the 15-year data series (2000-2014) of 54 acid deposition monitoring sites within EANET network, the variable trend of acid deposition is identified by Seasonal Mann-Kendall method. The depositions of both H+ and nss-SO42- is decreasing all over East Asia region in general, except for a few sites in South East Asia which present the increasing trend. Though acid rain phenomenon has probably declined in almost region. However, the NO3- deposition shows decreasing figure in North East Asia but increasing in South East Asia.

Keyword: acid deposition, trend, Seasonal Mann-Kendall, EANET.

11

Phân tích sự biến động của nhiệt độ bề mặt biển và ảnh hưởng của enso ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ

Lê Quốc Huy, Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Phạm Tiến Đạt

Viện Khoa học Khí Tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Phương pháp EEMD (Ensemble Empirical Mode Decomposition) được áp dụng để phân tích biến động của nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) khu vực ven biển Nam Trung Bộ theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn. Kết quả cho thấy, SST khu vực ven biển Nam Trung Bộ thể hiện rõ chu kỳ dao động 3 tháng, 12 tháng đến nhiều năm nhưng không thể hiện dao động 6 tháng. Trong đó thành phần dao động 12 tháng chiếm ưu thế lớn nhất, kế đến là chu kỳ 3 tháng và chu kỳ tựa 2 năm. Bên cạnh đó, hiện tượng dao động Nam (ENSO) và El Nino Modoki đều có ảnh hưởng đến SST tại khu vực trong quy mô dao động tựa 2 năm (QBO). Trong những năm ENSO hoạt động mạnh, hệ số tương quan giữa ENSO và SST là -0,36 đến -0,54 (giai đoạn 1992-2001), và từ -0,45 đến -0,72 (giai đoạn 2006-2014). Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino Modoki cũng thể hiện rõ trong giai đoạn 2006-2014, tương quan giữa thành phần dao động tựa 2 năm của chỉ số El Nino Modoki và SST tại các trạm đạt từ 0,5 đến 0,75.

Từ khóa: Phương pháp EEMD, SST, ENSO, El Nino Modoki.

68

Analysis of the variation in sea surface temperatures and the influence of enso in the coastal region of the South Central of Viet Nam

Le Quoc Huy, Nguyen Xuan Hien, Tran Thuc, Pham Tien Dat

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Abstract: The EEMD methods (Empirical Mode Decomposition Ensemble) was applied to analize the variation in sea surface temperature (SST) in the coastal region of the South Central of Viet Nam based on observed data at sea water level gauging stations. It was found that SST in the study area have oscillation cycles of 3 months, 12 months to years, but not the oscillation cycle of 6 months. In which, the 12 months’ oscillation cycle is predominant, followed by cycles of 3 months and quasi 2-years cycles (QBO). Besides, the Southern Oscillation (ENSO) and El Niño Modoki also have effects on SST in the quasi 2-years oscillations. In the years of ENSO activity, the correlation coefficient between ENSO and SST is -0.36 to -0.54 (period 1992-2001), and from -0.45 to -0.72 (period 2006-2014). The infl7uence of El Niño Modoki is also apparent in the period 2006-2014, the correlation between the component of quasi 2-years flactuation of El Niño Modoki index and SST at the stations reach values of 0.5 to 0.75.

Keywords: EEMD method, SST, ENSO, El Nino Modoki.

 

Tải file Tạp chí BĐKH số 1:  /files/doc/Duc/TAP_CHI_BDKH_SO_1.pdf

Trả lời