Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 33, tháng 3/2025

Tải bìa Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 33: TẠI ĐÂY

STT

TÊN BÀI

SỐ TRANG

1.      

NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÂN BỔ HẠN NGẠCH PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CẤP LĨNH VỰC CHO VIỆT NAM

Đào Minh Trang, Nguyễn Thị Liễu, Bế Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 5/02/2025; ngày chuyển phản biện: 06/02/2025; ngày chấp nhận đăng: 26/02/2025

Tóm tắt: Nghiên cứu này đề xuất quy trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính (KNK) cho 6 lĩnh vực cần kiểm kê phát thải KNK theo quy định tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp-lâm nghiệp-sử dụng đất, và chất thải. Quy trình được xây dựng dựa trên cách tiếp cận từ trên xuống (top-down), thông qua việc tổng hợp và phân tích các tài liệu, hướng dẫn quốc tế về phân bổ hạn ngạch phát thải KNK, đồng thời kế thừa kinh nghiệm từ các ETS đang vận hành trên thế giới cùng với việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Để triển khai hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam, nghiên cứu đề xuất các giải pháp như hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực, hoàn thiện khung pháp lý, triển khai thí điểm, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện nghiên cứu bổ sung và tăng cường tham vấn các bên liên quan. Việc áp dụng quy trình này sẽ giúp Việt Nam có cơ sở khoa học và thực tiễn để phân bổ hạn ngạch phát thải KNK một cách công bằng và hiệu quả cho các lĩnh vực, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS), thị trường các-bon, phân bổ hạn ngạch, lĩnh vực.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110634

 

2.      

A MINI-REVIEW OF INTERNATIONAL EXPERIENCES AND PROPOSAL FOR SECTORAL ALLOCATION OF GREENHOUSE GAS EMISSION ALLOWANCES IN VIET NAM

Dao Minh Trang, Nguyen Thi Lieu, Be Ngoc Diep, Nguyen Thi Quynh Nga
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 5/02/2025; Accepted: 26/02/2025

Abstract: The study proposes a greenhouse gas (GHG) emission allowance allocation process for 6 sectors required to conduct the GHG inventory under Decision No. 13/2024/QD-TTg dated August 13, 2024, of the Prime Minister, including: Energy, transportation, construction, industrial processes, agriculture-forestry-land use, and waste. The process is developed based on a top-down approach, through synthesizing and analyzing international documents and guidelines on GHG emission allowance allocation, while building upon experiences from operating emission trading systems worldwide along with consulting expert opinions. For effective implementation and adapt to Vietnam’s conditions, the study proposes solutions such as improving database systems, capacity building, completing legal frameworks, pilot implementation, strengthening international cooperation, conducting additional research, and enhancing stakeholder consultation. The application of this process will provide Viet Nam with scientific and practical basis for fair and effective allocation of GHG emission allowances across sectors, contributing to the fulfillment of international climate change commitments.

Keywords: Emission trading system (ETS), carbon market, allowance allocation, sectors.

 

3.      

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG GIÓ MỰC 100 M
TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Trần Quang Năng, Trần Thị Thanh Hải
Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Ngày nhận bài: 14/01/2025; ngày chuyển phản biện: 15/01/2025; ngày chấp nhận đăng: 28/02/2025

Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung đánh giá tiềm năng tài nguyên năng lượng gió (NLG) ở độ cao 100 m trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng kết hợp số liệu quan trắc gió giai đoạn 1961-2023 và số liệu tái phân tích ERA5. Tốc độ gió ở độ cao 100 m được nội suy từ số liệu gió ở độ cao 10 m theo phương pháp logarit. Để phân tích sự phân hóa không gian của NLG, bản đồ tiềm năng NLG trung bình năm được xây dựng bằng phương pháp chuyên gia, kết hợp giữa số liệu quan trắc và tái phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tiềm năng NLG giữa các khu vực. Cụ thể, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ gió trung bình cao nhất (3,1-3,4 m/s) với mật độ NLG dao động từ 5-143 Wh/m², được xếp vào nhóm có tiềm năng khai thác rất tốt. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có tốc độ gió trung bình từ 2,6-3,2 m/s, với mật độ NLG từ 10-100 Wh/m², phù hợp để phát triển điện gió ở quy mô vừa. Trong khi đó, Tây Bắc và Đông Bắc có tốc độ gió thấp hơn (2,1-2,3 m/s), mật độ NLG dao động từ 1,5-70 Wh/m², chỉ cho phép khai thác ở một số khu vực cụ thể. Tại các trạm ven biển và ngoài khơi, tiềm năng NLG vượt trội hơn hẳn so với đất liền. Các trạm đảo như Bạch Long Vĩ, Phú Quý và Trường Sa có tốc độ gió trung bình cao (7,1-8,8 m/s) và mật độ NLG rất lớn (300-823 Wh/m²), cho thấy tiềm năng phát triển điện gió quy mô lớn. Một số trạm khác như Lý Sơn, Cồn Cỏ, Hòn Dấu và Côn Đảo có mật độ NLG ở mức cao (80-200 Wh/m²), trong khi Phú Quốc có tiềm năng hạn chế hơn (7-77 Wh/m²).

Từ khóa: Tài nguyên NLG, tốc độ gió, mực 100 m, Việt Nam.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110635

12

4.      

ASSESSMENT OF 100 M WIND ENERGY POTENTIAL IN VIET NAM

Tran Quang Nang, Tran Thi Thanh Hai
The Viet Nam Meteorological and Hydrological Administrations

Received: 14/01/2025; Accepted: 28/02/2025

Abstract: This study focuses on assessing the potential of wind energy resources (WER) at a height of 100 m across Viet Nam, utilizing a combination of observed wind data from 1961 to 2023 and ERA5 reanalysis data. Wind speeds at 100 m were interpolated from 10m height data using the logarithmic method. To analyze the spatial distribution of WER, an annual average wind energy potential map was constructed using an expert-based approach, integrating both observed and reanalysis data. The results reveal significant regional variations in wind energy potential. Specifically, the South Central Coast and Central Highlands regions exhibit the highest average wind speeds (3.1-3.4 m/s), with wind energy density ranging from 5 to 143 Wh/m², classifying them as areas with excellent exploitation potential. The Red River Delta and North Central Coast regions have average wind speeds of 2.6-3.2 m/s, with wind energy density ranging from 10 to 100 Wh/m², making them suitable for medium-scale wind energy development. In contrast, the Northwest and Northeast regions have lower wind speeds (2.1-2.3 m/s) and wind energy density of only 1.5-70 Wh/m², limiting exploitation to specific localized areas. In offshore areas, wind energy potential significantly surpasses that of onshore regions. Island stations such as Bach Long Vi, Phu Quy, and Truong Sa demonstrate high average wind speeds (7.1-8.8 m/s) and substantial wind energy density (300-823 Wh/m²), indicating strong potential for large-scale wind energy development. Other stations, including Ly Son, Con Co, Hon Dau, and Con Dao, exhibit high wind energy density (80-200 Wh/m²), while Phu Quoc shows more limited potential (7-77 Wh/m²).

Keywords: Wind energy resources (WER), wind speed, 100 m height, Viet Nam.

 

5.      

            ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA NGÀY CỰC ĐẠI TẠI TỈNH GIA LAI

Vũ Thị Hiền(1), Phạm Thị Kiều Oanh(2), Nguyễn Thị Phương Chi(1),
Trần Thị Hồng Tường(1), Trịnh Minh Ngọc(3), Hà Anh Đông(1)          
(1)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh
(2)Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên
(3)Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 8/12/2024; ngày chuyển phản biện: 9/12/2024; ngày chấp nhận đăng: 17/01/2025

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu lượng mưa ngày thu thập tại ba trạm khí tượng tỉnh Gia Lai (trạm Pleiku, An Khê và Ayunpa) trong 40 năm (1981-2020) để phân tích đặc điểm phân bố và đánh giá xu thế biến đổi lượng mưa ngày cực đại của tỉnh Gia Lai. Phân bố lượng mưa ngày cực đại của các tháng trong năm cho thấy lượng mưa ngày cực đại lớn nhất tại các trạm xảy ra vào các tháng khác nhau. Trong đó, trạm An Khê lượng mưa ngày cực đại lớn nhất xảy ra vào tháng 11 với giá trị là gần 260,1 mm/ngày, là lượng mưa ngày cực đại lớn nhất so với hai trạm Ayunpa và Pleiku. Trạm Ayunpa có lượng mưa ngày cực đại lớn nhất xảy ra trong tháng 10, với lượng mưa đạt 211,6 mm/ngày. Tại trạm Pleiku có lượng mưa ngày cực đại lớn nhất xảy ra trong tháng 8, với lượng mưa đạt 204,2 mm/ngày. Đối với xu thế biến đổi lượng mưa ngày cực đại tháng trong các tháng đại diện cho mùa mưa (tháng 7), tháng đại diện cho mùa khô (tháng 1) và hai tháng chuyển mùa (tháng 4 và tháng 10) tại các trạm thuộc tỉnh Gia Lai đều không đảm bảo mức ý nghĩa thống kê trong kiểm định Mann-Kendall. Ngoại trừ trạm AyunPa, xu thế biến đổi lượng mưa ngày cực đại tháng có xu thế giảm và đảm bảo độ tin cậy thống kê trong kiểm định Mann-Kendall trong tháng 4 và tháng 10 với tốc độ giảm lần lượt là 6 mm/thập kỷ và 13 mm/thập kỷ. Về phương pháp hồi quy tuyến tính, tùy từng tháng mà xu thế biến đổi lượng mưa ngày cực đại tại các trạm có xu thế tăng hoặc giảm, thậm chí không có xu thế. Đối với lượng mưa ngày cực đại năm có xu thế biến đổi không đảm bảo mức tin cậy thống kê ở tất cả các trạm thuộc tỉnh Gia Lai trong kiểm định Mann-Kendall. Khi sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đánh giá xu thế, lượng mưa ngày cực đại năm có xu thế tăng tại trạm An Khê với tốc độ tăng khoảng 10 mm/thập kỷ, xu thế giảm tại hai trạm AyunPa và PleiKu với tốc độ giảm lần lượt là 9 mm/thập kỷ và 4 mm/thập kỷ. Kết quả này là một tham khảo hữu ích trong chiến lược hoạch định phát triển kinh tế vùng.

Từ khóa: Xu thế biến đổi, Mann-Kendall, lượng mưa ngày lớn nhất, độ dốc Sen.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110636

24

6.      

APPLICATION OF MANN-KENDALL METHOD TO ASSESS THE TREND OF CHANGE IN MAXIMUM DAILY RAINFALL IN GIA LAI PROVINCE

Vu Thi Hien(1), Pham Thi Kieu Oanh(2), Nguyen Thi Phuong Chi(1),
Tran Thi Hong Tuong(1), Trinh Minh Ngoc(4), Ha Anh Dong(1)
(1)Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment
(2)The Central Highlands Regional Hydro – Meteorological Station
(3)VNU Hanoi university of science

Received: 8/12/2024; Accepted: 17/01/2025

Abstract: In this study, the author analyzed 40 years (1981-2020) of daily rainfall data from three meteorological stations in Gia Lai province (Pleiku, An Khe, and Ayunpa stations) to examine the distribution characteristics and evaluate trends in maximum daily rainfall changes. The distribution of maximum daily rainfall across the months shows that the peak values at the stations occur in different months. At An Khe station, the highest maximum daily rainfall was recorded in November, reaching nearly 260.1 mm/day, which is the largest among the three stations. Ayunpa station recorded its highest maximum daily rainfall in October, with 211.6 mm/day, while Pleiku station’s peak occurred in August, with 204.2 mm/day. For the trends in monthly maximum daily rainfall changes during representative months-July (rainy season), January (dry season), and the transition months of April and October-at stations in Gia Lai province, the Mann-Kendall test results were not statistically significant. However, at Ayunpa station, a statistically reliable decreasing trend was observed in April and October, with rates of 6 mm/day and 13 mm/day, respectively. Using the linear regression method, trends in maximum daily rainfall varied depending on the month and station, showing increases, decreases, or no trends. For annual maximum daily rainfall, the Mann-Kendall test did not indicate statistically significant trends at any station in Gia Lai province. However, the linear regression method showed an increasing trend at An Khe station, with a rate of approximately 10 mm/decade, and decreasing trends at Ayunpa and Pleiku stations, with rates of 9 mm/decade and 4 mm/decade, respectively. These findings provide valuable insights for regional development planning strategies.

Keywords: Trend change, Mann-Kendall, maximum daily rainfall, Sen’s slope.

 

7.      

DỰ BÁO HẠN VỪA ĐỢT NẮNG NÓNG NGÀY 16/5-20/5/2019
TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ BẰNG MÔ HÌNH S2S

Trương Ngọc Vy(1), Phạm Thị Minh(1), Trịnh Minh Ngọc(2), Phan Vũ Hoàng Phương(1),
Nguyễn Thị Phương Chi(1), Trần Thị Hồng Tường(1)
(1)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh
(2)Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 12/12/2024; ngày chuyển phản biện: 13/12/2024; ngày chấp nhận đăng: 15/01/2025

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng nhiệt độ Tx dự báo hạn 5 ngày và 10 ngày từ mô hình S2S để dự báo Tx cho 33 trạm điển hình ở khu vực Bắc Bộ trong đợt nắng nóng từ 16/5 đến 20/5/2019. Kết quả khảo sát diễn biến nhiệt độ tối cao (Tx) tại 33 trạm khí tượng Bắc Bộ trong đợt nắng nóng trên cho thấy, ngày 16/5 vùng nhiệt độ cao tập trung ở Tây Bắc và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, sau đó lan rộng ra Đông Bắc vào ngày 17/5. Đỉnh điểm nắng nóng diễn ra vào ngày 18-19/5, trước khi thu hẹp vào ngày 20/5, chỉ còn ảnh hưởng đến rìa Tây Bắc giáp Lào như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Kết quả đánh giá sai số dự báo Tx của mô hình S2S là khoảng từ 9oC đến 17oC, sai số tương đối cũng lên tới 48%. Kết quả sai số này có thể giải thích do mô hình S2S dự báo cường độ các hoàn lưu quy mô lớn gây ra đợt nắng nóng này yếu hơn so với quan trắc. Như vậy, chúng ta không thể sử dụng trực tiếp số liệu dự báo hạn 5 ngày và 10 ngày của mô hình S2S để dự báo cho các trạm thuộc khu vực Bắc Bộ. Để tận dụng được số liệu S2S dự báo cho từng điểm trạm thì cần các phương pháp hiệu chỉnh phù hợp mới có thể sử dụng trong dự báo nghiệp vụ tại các địa phương.

Từ khóa: Nắng nóng, dự báo của mô hình S2S, Tx, Bắc Bộ.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110639

35

8.      

USING THE S2S MODEL FOR FORECASTING OF MODERATE-TERM
HEATWAVE FROM MAY 16 TO MAY 20, 2019, IN NORTHERN VIET NAM

Truong Ngoc Vy(1), Pham Thi Minh(1), Trinh Minh Ngoc(2), Nguyen Thi Phuong Chi(1),
Phan Vu Hoang Phuong(1), Tran Thi Hong Tuong(1)
(1)Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment
(2)VNU Hanoi university of science

Received: 12/12/2024; Accepted: 15/01/2025

Abstract: The study used the 5-day and 10-day forecast Tx temperature from the S2S model to forecast Tx for 33 typical stations in the Northern region during the heat wave from May 16 to May 20, 2019. The survey results of the maximum temperature (Tx) developments at 33 Northern meteorological stations during the above heat wave showed that on May 16, the high temperature area was concentrated in the Northwest and some provinces of the Red River Delta, then spread to the Northeast on May 17. The peak of the heat wave occurred on May 18-19, before narrowing on May 20, only affecting the Northwest edge bordering Laos such as Son La, Dien Bien, Lai Chau. The results of the Tx forecast error assessment of the S2S model were about 9oC to 17oC, the relative error was also up to 48%. This error result can be explained by the fact that the S2S model predicts the intensity of the large-scale circulations causing this heat wave to be weaker than the observations. Therefore, we cannot directly use the 5-day and 10-day forecast data of the S2S model to forecast for stations in the Northern region. To take advantage of the S2S forecast data for each station, appropriate calibration methods are needed to be used in operational forecasting at the localities.

Keywords: Heatwave, S2S Model Forecast, maximum temperature, Northern Viet Nam.

 

9.      

KHẢ NĂNG DỰ BÁO SỐ NGÀY GIÁN ĐOẠN MƯA TRÊN KHU VỰC
TÂY NGUYÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ

Trần Trung Thành(1), Lê Thị Diệu Thu(1), Nguyễn Thị Thanh(2),
Tạ Hữu Chỉnh(2), Trương Thị Thanh Thủy(2), Lại Thế Long(3)
(1)Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(3)Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày nhận bài: 25/11/2024; ngày chuyển phản biện: 26/11/2024; ngày chấp nhận đăng: 9/01/2025

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả dự báo thử nghiệm số ngày gián đoạn mưa (NGĐ) trên khu vực Tây Nguyên so sánh giữa phương pháp hồi quy tuyến tính (PTT) và hồi quy phi tuyến (PPT). Nhân tố dự báo sử dụng là nhiệt độ bề mặt biển quan trắc được phân tích trực giao. Kết quả đánh giá chỉ ra, kỹ năng dự báo thời kỳ phụ thuộc tương đối cao, độ chính xác 3 pha từ 60-90% cho PPT vượt trội giá trị 40-60% cho PTT. Kỹ năng dự báo giảm đáng kể trên thời kỳ độc lập ở cả 2 phương pháp PTT và PPT, độc chính xác 3 pha giảm xuống chỉ còn dưới 60%. Điều đáng chú ý, trong giai đoạn dự báo độc lập, mặc dù kỹ năng của PPT có phần cao hơn so với PTT, nhưng không hoàn toàn vượt trội. Kết quả bên chỉ ra, trong nhiều trường hợp, kỹ năng dự báo tại một số trạm thấp hơn với PTT (PPT) nhưng lại cao hơn với PPT (PTT). Điều có thể nâng cấp chất lượng dự báo là sử dụng đồng thời 2 phương pháp này để hỗ trợ nhau.

Từ khóa: Tây Nguyên, gián đoạn mưa, mô hình thống kê.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110641

 

10.  

EXPERIMENTAL FORECASTING OF THE NUMBER OF RAINFALL-BREAKING DAYS IN THE CENTRAL HIGHLANDS REGION  USING STATISTICAL METHODS

Tran Trung Thanh(1), Le Thi Dieu Thu(1), Nguyen Thi Thanh(2),
Ta Huu Chinh(2), Truong Thi Thanh Thuy(2), Lai The Long(3)
(1)Highland region Hydro-Meteorological Center
(2)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(3)Vinh Phuc Provincial Hydrometeorological Station

Received: 25/11/2024; Accepted: 9/01/2025

Abstract: The paper presents the experimental forecasting results of the number of rainfall-breaking days (NGD) in the Central Highlands region, Viet Nam, comparing the linear regression method (PTT) and the nonlinear regression method (PPT). The forecasting factor used is the observed sea surface temperature analyzed orthogonally. The results show that forecasting skill in the training period is relatively high, the 3-phase accuracy is from 60-90% for PPT, surpassing the value of 40-60% for PTT. Even though, the forecasting skill in the independent period is significantly reduced in both PTT and PPT, the 3-phase accuracy drops to just below 60%. The skill of PPT is somewhat higher than that of PTT, it is not completely superior. The results show that, in many cases, the forecasting skills at some stations are lower than with PTT (PPT) but higher than with PPT (PTT). Thus, it is essential to use both these two methods simultaneously to support each other.

Keywords: Highland, rain breaks, statistical model.

 

11.  

NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

Doãn Hà Phong, Tạ Thu Hằng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

     Ngày nhận bài: 9/01/2025; ngày chuyển phản biện: 10/01/2025; ngày chấp nhận đăng: 20/01/2025

Tóm tắt: Bài viết tập trung vào phân tích các vấn đề chính trong công tác giám định tư pháp, đặc biệt là các khó khăn trong việc tổ chức, triển khai và quản lý hoạt động giám định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Một trong những thách thức lớn là việc tăng số lượng vụ việc trưng cầu giám định, với 74 vụ vào năm 2022 và 97 vụ trong 10 tháng đầu năm 2023. Các vụ việc chủ yếu liên quan đến đất đai, khoáng sản và môi trường, đòi hỏi sự chính xác và minh bạch trong kết luận giám định.

Tuy nhiên, quy trình giám định còn thiếu sự chuẩn hóa, các cơ quan chức năng chưa phối hợp hiệu quả, và thiếu giám định viên tại các địa phương. Ngoài ra, áp lực công việc cũng khiến thời gian xử lý vụ việc kéo dài, gây khó khăn cho các cơ quan giám định và tố tụng. Để khắc phục những vấn đề này, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp quan trọng, bao gồm việc cải thiện quy định pháp lý, phân cấp rõ ràng giữa trung ương và địa phương, cũng như nâng cao vai trò của các cơ quan giám định tại địa phương. Cũng cần chú trọng đào tạo đội ngũ giám định viên, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn trong giám định tư pháp, và đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định trong lĩnh vực đất đai và môi trường.

Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện các quy định, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, và bổ sung quy định về từ chối giám định hoặc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị giám định. Việc cải thiện những yếu tố này sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giám định, giảm thiểu sự chậm trễ và tăng tính chính xác trong quá trình xử lý các vụ việc phức tạp liên quan đến tài nguyên và môi trường.

Từ khóa: Pháp lý, giám định, tư pháp, tài nguyên và môi trường, trưng cầu.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110642

58

12.  

CHALLENGES AND SOLUTIONS IN ORGANIZATION, OPERATION,
AND MANAGEMENT OF JUDICIAL EXPERTISE IN THE FIELD
OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

Doan Ha Phong, Ta Thu Hang
            The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 9/01/2025; Accepted: 20/01/2025

Abstract: This article undertakes a comprehensive analysis of the predominant challenges associated with judicial expertise, particularly focusing on the complexities in the organization, operation, and management of judicial expertise activities within the field of natural resources and environment. A significant obstacle identified is the escalation in the volume of cases necessitating judicial expertise, which increased from 74 cases in 2022 to 97 cases within the first ten months of 2023. These cases are mainly related to land, mineral resources, and environmental issues, requiring a high degree of precision and transparency in the judicial expertise conclusions.

Nevertheless, the judicial expertise process is still characterized by a lack of standardization, ineffective coordination among competent authorities, and a notable shortage of qualified judicial expert at the local level. Furthermore, the existing work pressure exacerbates delays in case processing, thereby complicating the operations of both judicial expertise and litigation agencies. To address these challenges, the article proposes several key solutions, including the enhancement of legal frameworks, the clear decentralization of responsibilities between central and local authorities, and the strengthening of the role of local judicial expertise agencies. Additionally, it is imperative to prioritize the capacity building of judicial expertise personnel, ensuring adherence to professional standards in judicial expertise, and promoting the socialization of judicial in the field of land and environment.

The article underscores the necessity of improving legal regulations, enhancing inter-agency coordination, and introducing regulations pertaining to the refusal of judicial expertise or enhancing the accountability of the heads of judicial expertise units. The improvement of these elements is anticipated to improve the efficiency of the judicial expertise processes, mitigate delays, and increase the accuracy in handling complex cases in the field of natural resources and the environment.

Keywords: Legal, assessment, judicial, natural resources and environment, request.

 

13.  

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN

Doãn Hà Phong, Mai Trọng Hoàng, Nguyễn Thu Minh,
Tạ Thu Hằng, Đoàn Mạnh Hùng, Nguyễn Thanh Tường   
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 

Ngày nhận bài: 16/12/2024; ngày chuyển phản biện: 17/12/2024; ngày chấp nhận đăng: 9/01/2025

Tóm tắt: Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích những hạn chế, khó khăn và vướng mắc trong công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực địa chất khoáng sản. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất xây dựng quy trình và nội dung thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực địa chất khoáng sản gồm 05 bước: B1. Lựa chọn tổ chức/cá nhân thực hiện công tác giám định tư pháp; B2. Lựa chọn, tiếp nhận quyết định trưng cầu trực tiếp cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong đánh giá các vụ việc liên quan đến lĩnh vực địa chất khoáng sản; B3. Thực hiện giám định tư pháp; B4. Giám định bổ sung, giám định lại các vụ việc về địa chất khoáng sản; B5. Báo cáo kết quả công tác giám định tư pháp và chi phí giám định tư pháp các vụ việc trong lĩnh vực địa chất khoáng sản. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số yêu cầu có tính đặc thù đối với quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực địa chất khoáng sản để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, giúp các hoạt động giám định được thực hiện chính xác, khách quan và phù hợp với các yêu cầu pháp lý. 

Từ khóa: Giám định tư pháp, địa chất, khoáng sản.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110643

67

14.  

RESEARCH ON PROPOSAL FOR THE DEVELOPMENT OF A PROCEDURE FOR FORENSIC EXAMINATION IN THE FIELD OF MINERAL GEOLOGY  

Doan Ha Phong, Mai Trong Hoang, Nguyen Thu Minh,
Ta Thu Hang, Doan Manh Hung, Nguyen Thanh Tuong
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 16/12/2024; Accepted: 9/01/2025

Abstract: This study has analyzed the limitations, difficulties and obstacles in forensic examination in the field of mineral geology. Based on these findings, the study proposes the development of a forensic examination process for geological mineral resources, consisting of five steps: Step 1: Selection of organizations/individuals to perform forensic examination tasks; Step 2: Selection and acceptance of decisions to directly appoint individuals or organizations for forensic examination in the assessment of cases related to geological mineral resources; Step 3: Execution of the forensic examination; Step 4: Supplementary forensic examination or re-examination of geological mineral resource cases and Step 5: Reporting the results of forensic examination work and associated forensic examination costs for geological mineral resource cases. The study has also proposed several specific requirements for the forensic examination process in geology and mineral resources to ensure scientific rigor, practical relevance, and facilitate the accurate, objective, and legally compliant execution of forensic activities.

Keywords: Forensic examination, geology, minerals.

 

15.  

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ SỬ DỤNG CỦA NƯỚC TƯỚI CỦA NĂM THIẾU NƯỚC VÀ NĂM ĐỦ NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG SREPOK

Đỗ Thị Ngọc Bích, Nguyễn Tú Anh, Lê Văn Linh,
Nguyễn Thành Long, Hoàng Bích Ngọc, Nguyễn Hoàng Bách
Viện Khoa học tài nguyên nước

Ngày nhận bài: 21/11/2024; ngày chuyển phản biện: 22/11/2024; ngày chấp nhận đăng: 29/12/2024

Tóm tắt: Lưu vực sông Srepok là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, trong những năm gần đây đang phải đối mặt với nguy cơ hạn hán thiếu nước, đỉnh điểm như các năm 2015, 2016 đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho ngành nông nghiệp. Nhằm hướng tới mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao giá trị kinh tế sử dụng (GTKTSD) của nước tưới cho những khu vực thường xuyên hoặc có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá và so sánh GTKTSD của nước tưới cho lúa đông xuân, lúa mùa và cà phê của một năm xảy ra hạn hán, thiếu nước (2016) và một năm đủ nước (2017). Kết quả cho thấy, vào năm xảy ra hạn hán sản lượng của lúa đông xuân và cà phê bị sụt giảm đáng kể do thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước mặt. Tuy nhiên, lượng nước tưới được cấp từ hồ chứa của năm 2016 lại nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2017 đặc biệt với cây cà phê là một loại cây đem lại lợi nhuận cao so với lúa. Điều này đã dẫn đến những chênh lệch về GTKTSD nước tưới của hai năm 2016 và 2017 đối với hai loại cây là cà phê và lúa đông xuân.

Từ khóa: Giá trị kinh tế sử dụng nước tưới, phương pháp số dư, RIM, Srepok, hạn hán.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110644

76

16.  

ASSESSMENT OF THE ECONOMIC VALUE OF IRRIGATION WATER IN WET AND DRY YEARS IN THE SREPOK RIVER BASIN

Do Thi Ngoc Bich, Nguyen Tu Anh, Le Van Linh, Nguyen Thanh Long,
Hoang Bich Ngoc, Nguyen Hoang Bach
Water Resources Institute

Received: 21/11/2024; Accepted: 29/12/2024

Abstract: The Srepok River Basin, one of the major river basins in Viet Nam, has faced increasing risks of drought and water scarcity in recent years, with severe events occurring in 2015 and 2016, resulting in significant economic losses for the agricultural sector. To provide a foundation for management agencies to develop measures aimed at improving the economic value of irrigation water in areas prone to or at risk of drought and water shortages, this study evaluates and compares the economic value of irrigation water for winter-spring rice, summer-autumn rice, and coffee during a drought year (2016) and a year with adequate water supply (2017). The results indicate that the yields of winter-spring rice and coffee during drought were significantly reduced due to decreased rainfall and surface water availability. However, the volume of irrigation water supplied from reservoirs in 2016 was nearly double that of 2017, especially for coffee, a high-value crop compared to rice. This disparity contributed to differences in the economic value of irrigation water between 2016 and 2017 for the two crops, coffee and winter-spring rice.

Keywords: Economic value of irrigation water, residual income method, RIM, Srepok, drought.

 

17.  

PHÁT HIỆN SẠT LỞ ĐẤT DỰA TRÊN DỮ LIỆU ẢNH UAV SỬ DỤNG AI TẠO SINH VÀ THUẬT TOÁN PHÂN ĐOẠN ĐIỂM ẢNH

Lê Đức Quyền(1), Phạm Minh Vương(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Đà nẵng

Ngày nhận bài: 2/2/2025; ngày chuyển phản biện: 3/2/2025; ngày chấp nhận đăng: 21/2/2025

Tóm tắt: Phát hiện các điểm sạt lở đất dựa trên hình ảnh từ phương tiện máy bay không người lái (UAV) được sử dụng rộng rãi cho việc lập bản đồ dự báo và đánh giá rủi ro cho các khu vực dễ xảy ra sạt lở đất. Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc sử dụng hình ảnh UAV có độ phân giải cao và các thuật toán học sâu để phát hiện các điểm sạt lở đất thay thế cho các phương pháp thủ công truyền thống. Tuy nhiên, trong thực tế, điều kiện ánh sáng thay đổi khiến chất lượng hình ảnh UAV giảm sút, làm giảm hiệu quả phát hiện vị trí sạt lở đất của các thuật toán học sâu. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất một phương pháp tiếp cận mới kết hợp thuật toán phân đoạn hình ảnh với trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh để tăng cường độ chính xác phát hiện sạt lở đất dựa trên hình ảnh UAV trong điều kiện ánh sáng thay đổi. Trong nghiên cứu này, AI tạo sinh được áp dụng để nâng cao chất lượng hình ảnh đầu vào, giúp cải thiện khả năng nhận diện sạt lở đất. Thuật toán phân đoạn ảnh dựa trên mạng nơ-ron Unet được ứng dụng để xác định vị trí sạt lở đất trên hình ảnh tái tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy AI tạo sinh giúp cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh trong điều kiện ánh sáng kém. Phương pháp đề xuất giúp độ chính xác phát hiện sạt lở đất tăng đáng kể, với giá trị F1 đạt 0,878-0,891 trên ảnh tái tạo, so với chỉ 0,043-0,616 trên ảnh gốc. Kết quả này góp phần vào việc phát triển phương pháp tự động phát hiện và dự báo sạt lở đất dựa trên dữ liệu UAV cho các khu vực có nguy cơ lở đất cao.

Từ khóa: Phát hiện lở đất, AI tạo sinh, phân đoạn ảnh, UAV.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/33.110645

87

18.  

LANDSLIDE DETECTION FROM UAV IMAGERY USING GENERATIVE AI AND PIXEL SEGMENTATION ALGORITHMS 

Le Duc Quyen(1), Pham Minh Vuong(2)
(1)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology, and Climate Change
(2)School of Civil Engineering, Danang Architecture University

Received: 2/2/2025; Accepted: 21/2/2025

Abstract: Landslide detection based on images from unmanned aerial vehicles (UAVs) has been widely used for landslide mapping and risk assessment. Recent studies have focused on utilizing high-resolution UAV images and deep learning algorithms to detect landslides as an alternative to traditional manual methods. However, in practice, varying lighting conditions degrade UAV image quality, reducing the performance of deep learning-based landslide detection. Therefore, this study proposes a novel approach that integrates image segmentation algorithm with generative artificial intelligence (AI) to enhance landslide detection accuracy in UAV images under changing lighting conditions. In this research, generative AI was applied to improve the quality of input images, enhancing landslide recognition capabilities. A Unet-based image segmentation algorithms were employed to identify landslide locations on reconstructed images. The results indicate that generative AI significantly improves image quality under low-light conditions. The proposed method significantly enhances detection accuracy, achieving an F1-score between 0.878 and 0.891 on reconstructed images, compared to only 0.043 to 0.616 on original images. These findings contribute to the advancement of automated landslide detection and forecasting methods using UAV data for high-risk landslide areas.

Keywords: Landslide detection, Generative AI, Image segmentation, UAV.