Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 18 – 2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SỐ 18 – THÁNG 6/2021
Tải file toàn văn Tạp chí số 18 theo file đính kèm: /files/doc/TBDB_Khihau/tap chi so 18/cac bai tap chi so 18/tap chi so 18 ban truc tuyen.pdf

 

1

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI Ở TÂY BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG, BIỂN ĐÔNG VÀ ĐỔ BỘ VÀO VIỆT NAM NĂM 2020

Vũ Văn Thăng, Trương Bá Kiên, Lã Thị Tuyết, Lê Văn Tuân, Trần Trung Nghĩa
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Ngày nhận bài: 23/3/2021; ngày chuyển phản biện: 24/3/2021; ngày chấp nhận đăng: 26/4/2021

Tóm tắt: Bão và áp thấp nhiệt đới gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 12 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và từ tháng 6 đến tháng 11 trên khu vực Biển Đông. Để cung cấp thông tin về mùa bão năm 2020 cho người đọc, bài báo này tổng kết lại hoạt động của XTNĐ trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam trong năm 2020, đồng thời phân tích các đặc điểm về quỹ đạo, cường độ và hệ quả gió mạnh, mưa lớn do các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam năm 2020 gây ra.

Từ khóa: XTNĐ, bão đổ bộ.

1

ACTIVITIES OF TROPICAL CYCLONES IN NORTHWESTERN PACIFIC OCEAN AND VIETNAM’S EAST SEA IN 2020

Vu Van Thang, Truong Ba Kien, La Thi Tuyet, Le Van Tuan, Tran Trung Nghia 

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 23/3/2021; Accepted: 26/4/2021

Abstract: Typhoons storms and tropical depressions, commonly referred to as tropical cyclones, are usually active from May to December in the Northwestern Pacific Ocean and from June to November in Vietnam’s East Sea. Aiming to provide information about tropical cyclone season in 2020, this article summarizes the activities of tropical cyclones in the Northwestern Pacific Ocean, Vietnam’s East Sea and landed in Vietnam. In additon, the statistical analysis of the characteristics of tropical cyclones is also introduced to evaluate their frequency and intensity in 2020.

Keywords: Tropical cyclones, landfall typhoon.

2

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Văn Hồng, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn Thị Cầm Mi

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 10/5/2021; ngày chuyển phản biện: 11/5/2021; ngày chấp nhận đăng: 04/6/2021

Tóm tắt: Trong những thập kỷ gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khu vực Nam Bộ, trong đó có tỉnh Bình Dương, chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn gây lũ, ngập lụt… Phương pháp chi tiết hóa động lực là phương pháp chính được sử dụng để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu độ phân giải cao cho tỉnh Bình Dương. Bài báo này trình bày các kết quả tính toán chi tiết các kịch bản biến đổi khí hậu dựa trên kịch bản phát thải trung bình RCP4.5 và kịch bản phát thải cao RCP8.5. Theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 nhiệt độ trung bình, lượng mưa năm của tỉnh Bình Dương sẽ tăng trong giai đoạn đến năm 2025, 2030 và 2050 so với thời kỳ cơ sở. Các kết quả giúp đánh giá các tác động Biến đổi khí hậu tiềm tàng và triển khai xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Dương.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Bình Dương, kịch bản RCP4.5, RCP8.5.

 11

STUDY ON BUILDING CLIMATE CHANGE SCENARIOS FOR BINH DUONG PROVINCE

Nguyen Van Hong, Pham Ngoc Vinh, Nguyen Thi Cam Mi

Viet Nam Institute of Meteogology, Hydrology and Climate Change

Received: 10/5/2021; Accepted: 04/6/2021

Abstract: In recent decades, due to the climate change impacts, in the Vietnam Southern region, including Binh Duong province, has been greatly affected by extreme weather such as drought, heavy rains causing floods, floods … The method of climate model simulations is the main method to be used for building the climate change scenarios with high-resolution for Binh Duong province. The paper presents detailed calculations of climate change scenarios based on the RCP4.5 with average emission scenarios and RCP8.5 with the highest emission scenarios. According to RCP4.5 and RCP8.5, the average annual temperatures, the average annual rainfall will increase in periods to 2025, 2030 and 2050 compared to the base period in Binh Duong province. These results help assess the potential climate change impacts and develop climate change action plans in Binh Duong province.

Keywords: Climate changes, Binh Duong, RCP4.5, RCP8.5.

3

XU THẾ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Nguyễn Văn Hồng, Võ Thị Nguyên, Lê Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Cầm Mi
Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 22/3/2021; ngày chuyển phản biện: 23/3/2021; ngày chấp nhận đăng: 04/5/2021

Tóm tắt: Bài báo trình bày xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi, gió, nắng) tại tỉnh Kiên Giang giai đoạn giai đoạn 2005 – 2019. Phương pháp thống kê và hàm hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích chuỗi số liệu quan trắc tại trạm Rạch Giá và Phú Quốc giai đoạn 1986 – 2019. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,6oC; lượng mưa trung bình năm khoảng 2.100 mm ở đất liền và 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tối thấp đạt 24,9oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất năm là tháng 1. Nhiệt độ tối cao đạt 31oC, tháng 5 có nhiệt độ cao nhất năm. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81%, số giờ nắng đạt 2.370 giờ/năm tại trạm Phú Quốc và 2.533 giờ/năm tại trạm Rạch Giá. Vận tốc gió trung bình vào khoảng 3 m/s. Nhiệt độ có xu thế tăng đồng nhất, nhưng lượng mưa và các yếu tố khác có sự tăng/giảm khác nhau giữa các trạm.

Từ khóa: Đặc điểm khí hậu, xu thế, tỉnh Kiên Giang.

 19

TRENDS OF CLIMATE FACTORS IN KIEN GIANG PROVINCE

Nguyen Van Hong, Vo Thi Nguyen, Le Anh Ngoc, Nguyen Thi Cam Mi
Sub-Institute of Hydrometeorology and Climate Change

Received: 22/3/2021; Accepted: 04/5/2021

Abstract: The paper presents trends of climate factors including temperature, rainfall, humidity,
evaporation, wind, and sunny hours in Kien Giang province for the period 2005 – 2019. The statistical method and linear regression function were applied to analyze observed data at Rach Gia and Phu Quoc stations in the period 1986 – 2019. The results showed that the average monthly temperature reached about 27.6oC while the average annual rainfall was at 2,100 mm at Rach Gia station and 2,800 mm at Phu Quoc station. The rainy season began from May to November and the dry season started from December to April next year. The average minimum temperature was 24.9oC and January had the lowest temperature. The average maximum temperature was 31oC, and the highest monthly temperature of the year was May. The average relative humidity attained about 81% while the number of annual sunny hours was at 2,370 hours for Phu Quoc station and at 2,533 for Rach Gia station. The average wind speed is about 3 m/s. In conclusion, temperature tended to increase while rainfall and other climate factors had different increases or decreases between the two stations.

 

Keywords: Climate characteristics, climate trend, Kien Giang province.

4

THỬ NGHIỆM DỰ BÁO TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT BIỂN TRÊN BIỂN ĐÔNG BẰNG CHỈ SỐ ENSO
Lê Quốc Huy, Vũ Văn Thăng, Tạ Hữu Chỉnh, Hoàng Thị Mai
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 13/5/2021; ngày chuyển phản biện: 14/5/2021; ngày chấp nhận đăng: 7/6/2021

Tóm tắt: Bài báo thử nghiệm dự báo trường nhiệt độ bề mặt biển trên Biển Đông bằng sử dụng thông tin ENSO. Yếu tố nhiệt độ bề mặt biển được phân tích cùng với yếu tố ENSO nhằm dự báo thử nghiệm trong 5 năm từ 2015 – 2019. Kết quả cho thấy, trong tháng chính đông (tháng 1), mô hình thường mô phỏng trường SST có nhiệt độ 20 – 220C, thấp hơn so với thực tế, xuất hiện theo phương kinh hướng dọc Biển Đông Việt Nam kéo dài xuống phía Nam tới vùng biển giữa Malaysia và Indonesia. Trong khi đó, vào tháng chính hè, mô hình mô phỏng trường SST thường cao hơn thực tế, với tâm cao xuất hiện trên khu vực rộng lớn ở vùng biển phía Nam, từ vịnh Bengal di chuyển theo hướng Đông và kéo dài lên đến tận vĩ độ 20oN.

Từ khóa: ENSO, Biển Đông, nhiệt độ bề mặt biển.

 26
AN EXPERIMENT TO FORECAST THE SEA SURFACE TEMPERATURE FIELD ON THE EAST SEA OF VIETNAM USING THE ENSO INDEX

Le Quoc Huy, Vu Van Thang, Ta Huu Chinh, Hoang Thi Mai

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 13/5/2021; Accepted: 07/6/2021

Abstract: This study experimentally forecasts the sea surface temperature (SST) on the East Sea of Viet Nam using ENSO index. The SST field is analyzed with the ENSO index to predict 5 years from 2015 – 2019. The result in boreal winter monsoon (in January), the forecasting SST field is simulated with a temperature of 20 – 220C, is lower than observation data, and appears in the longitude direction along the East Sea of Vietnam extending to the South belongs to Malaysia – Indonesia. In contrast, in boreal summer monsoon, the forecasting SST field is higher than observation data, the positive SST anomaly regional is over a large area in the Southern sea, moves from the Bay of Bengal to Eastward and outspreads up to 200N latitude.

Keywords: ENSO, East sea of Viet Nam, SST.

5

NGHIÊN CỨU ĐỒNG HÓA DỮ LIỆU QUAN TRẮC TỪ RADAR BIỂN VÀ ẢNH VIỄN THÁM TRONG MÔ HÌNH THỦY ĐỘNG LỰC BIỂN QUY MÔ KHU VỰC ROMS
Nguyễn Thanh Trang(1), Phạm Văn Huấn(2), Trần Mạnh Cường(1),
Vũ Tiến Thành(1), Lưu Quang Hải(1)
(1)Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
(2)Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 05/5/2021; ngày chuyển phản biện: 06/5/2021; ngày chấp nhận đăng: 28/5/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu này thử nghiệm đồng hóa dữ liệu quan trắc dòng chảy tầng mặt từ hệ thống Radar biển và trường nhiệt độ nước biển tầng mặt, độ cao bề mặt biển từ ảnh vệ tinh dựa trên sơ đồ đồng hóa biến phân 4 chiều kết hợp (4D-VAR) trong mô hình thủy động lực biển quy mô khu vực ROMS. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc đồng hóa dữ liệu góp phần làm tăng độ chính xác trong mô phỏng mực nước và dòng chảy bề mặt biển tại khu vực Vịnh Bắc Bộ. Khi đồng hóa dữ liệu, vận tốc dòng chảy mô phỏng tại khu vực ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình phổ biến dao động từ 0,7 – 0,9 m/s, tương đương với dữ liệu quan trắc từ hệ thống Radar biển. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các chỉ số BIAS và RMSE giữa kết quả tính toán và thực đo giảm đi rõ rệt trong khi hệ số tương quan giữa chúng lại tăng lên đáng kể.

Từ khóa: Đồng hóa dữ liệu, mô hình số trị, vệ tinh, Radar biển.

 35
RESEACH ON THE DATA ASSIMILATION FROM HF RADARAND SATELLITE DATA BASED ON THE REGIONAL OCEANMODELING SYSTEM (ROMS)

Nguyen Thanh Trang(1), Pham Van Huan(2), Tran Manh Cuong(1),

Vu Tien Thanh(1), Luu Quang Hai(1)

(1)Vietnam Adminisration of Seas and Islands

(2)VNU University of Science, Vietnam National University, Ha Noi

Received: 05/5/2021; Accepted: 28/5/2021

Abstract: This study has conducted assimilation for a whole set of monitoring sea surface current from HF Radar, sea surface temperature and sea surface elevation from multiple satellites based on the Regional Ocean Modeling System (ROMS) 4-dimensional variational data assimilation (4D-VAR). Results reveal that the output of assimilation contributes to increasing the accuracy of simulation for surface elevation and sea surface currents in the Tonkin Gulf. During assimilating, the simulated velocity from Ha Tinh to Quang Binh coastal zones ranges 0.7 – 0.9 m/s commonly, equivalent to the marine flow radar data. The study also indicates that the difference of BIAS index and RMSE index between model and observation decreases significantly while its correlation coefficient increases considerably.

Keywords: Assimilation, Numerical Modeling, satellite data, HF Radar.

6

NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN (CH4) VÀ KHÍ NITƠ OXIT (N2O) TRÊN BỐN LOẠI ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Bùi Thị Thu Trang(2), Mai Văn Trịnh(1), Bùi Thị Phương Loan(1), Vũ Thị Hằng(1),

 

Đinh Quang Hiếu(1), Lục Thị Thanh Thêm(1), Đặng Anh Minh(1)

 

(1)Viện Môi trường Nông nghiệp

(2)Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Ngày nhận bài: 16/3/2021; ngày chuyển phản biện: 17/3/2021; ngày chấp nhận đăng: 08/4/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá phát thải của khí nhà kính (CH4 và khí N2O) trên ruộng lúa tại 10 điểm thí nghiệm với 4 loại đất (phù sa, mặn, phèn, xám) và 2 loại sử dụng đất (2 lúa, 2 lúa – 1 màu). Mẫu khí được lấy 4 lần lặp cho 1 điểm, ở 8 giai đoạn sinh trưởng (bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh, vươn lóng, phân hóa đòng, phát triển đòng, trỗ bông, chín sữa và chín sáp) trong 2 vụ lúa (vụ xuân và vụ mùa) với tổng số 2.560 mẫu bằng phương pháp buồng kín và được phân tích bằng máy sắc ký khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy diễn biến phát thải khí CH4 và N2O trên các loại đất rất khác nhau theo các giai đoạn sinh trưởng và bón phân. Diễn biến phát thải CH4 và N2O có sự khác nhau giữa các loại đất. Phát thải mê tan ở các điểm có xu hướng phát thải vụ mùa lớn hơn vụ xuân, giao động từ 74,4 đến 698,51 kg/ha/vụ. Hầu hết phát thải N2O trong vụ xuân cao hơn vụ mùa, dao động trong khoảng từ 0,3 kg/ha/vụ đến 1,19 kg/ha/vụ. Phát thải khí CH4 trong vụ xuân/đông xuân thường bắt đầu chậm và thấp ở thời kì đầu, sau đó tăng dần vào các giai đoạn sinh trưởng về sau và cao nhất ở giai đoạn đẻ nhánh, phát triển lóng thân và giảm dần ở các giai đoạn sau tới khi thu hoạch, dao động trong khoảng 3,12 – 14,67 mg/m2/giờ. Phát thải CH4 trong vụ mùa có xu hướng tăng phát thải ngay sau khi cấy/gieo và đạt tốc độ phát thải tối đa trong giai đoạn từ đẻ nhánh, sau đó giảm dần tới cuối vụ, tốc độ phát thải trung bình đạt từ 2,74 – 20,36 mg/m2/giờ. Phát thải khí N2O trong vụ xuân/đông xuân khá khác nhau theo các giai đoạn sinh trưởng và thể hiện sự phụ thuộc nhiều vào chế độ bón phân đạm, tốc độ phát thải dao động trong khoảng 0,11 – 0,3 µg/m2/giờ. Tốc độ phát thải N2O trong vụ mùa thấp hơn vụ xuân/đông xuân, dao động trong khoảng 0,13 – 0,19 µg/m2/giờ.

Từ khóa: Phát thải khí nhà kính, loại đất trồng lúa, đồng bằng sông Hồng.

 45
RESEARCH ON METHANE (CH4) AND NITROUS OXIDE (N2O) EMISSIONS FROM FOUR PADDY SOIL TYPES IN THE RED RIVER DELTA
Bui Thi Thu Trang(2), Mai Van Trinh(1), Bui Thi Phuong Loan(1), Vu Thi Hang(1),

 

Dinh Quang Hieu(1), Luc Thi Thanh Them(1), Dang Anh Minh(1)

 

(1)Institute for Agricultural Environment

(2)Hanoi University of Natural Resources and Environment

Receives: 16/3/2021; Accepted: 08/4/2021

Abstract: This study assessed the emissions of greenhouse gases (CH4 and N2O) in rice fields with 4 soil types (fluvisols, solonchaks, thionic fluvisols and acrisols). The results of the study show that CH4 and N2O emission dynamics on soils are very different according to the stages of growth and fertilization. The changes in CH4 and N2O emissions are different between soil types. Methane emissions in the season crop were higher than in the spring crop, ranging from 74.4 to 698.51 kg/ha/crop. Most of the N2O emissions in spring crop are higher than in the season crop, ranging from 0.3 kg/ha/crop to 1.19 kg/ha/crop. CH4 emissions in the spring crop usually start slowly and are low in the early period, then gradually increase into later growth stages, and are highest in the tillering, stalk development and decrease in the later stages to harvest, ranged from 3.12 to 14.67 mg CH4 /m2/hour. CH4 emissions tend to increase emissions immediately aftertransplanting and reach maximum rate in the period from tillering, then decrease to the end of the season, the average emission rate is from 2,74 – 20.36 mg CH4 /m2/hour. N2O emissions in the spring crop are quite differentaccording to the growth stages and show a high dependence on nitrogen fertilization, the emission rate fluctuates in the range of 0.11 – 0.3 µg N2O /m2/hour. The rate of N2O emission in the season crop is lower than in the spring crop, ranging from 0.13 to 0.19 µg N2O/m2/hour.

Keywords: Greenhouse gas emissions, paddy soil types, Red River Delta.

7

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CÔNG AN TRONG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Nguyễn Văn Khiêm(1), Huỳnh Thị Lan Hương(2),
Mai Văn Khiêm(3), Nguyễn Ngọc Chung(1)
(1)Văn phòng Bộ Công an
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(3)Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Ngày nhận bài: 06/5/2021; ngày chuyển phản biện: 07/5/2021; ngày chấp nhận đăng: 27/5/2021

Tóm tắt: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, khó dự báo và tác động đến người dân và phát triển kinh tế – xã hội. Công an nhân dân là một trong các lực lượng nòng cốt trong thực hiện các công tác về ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, hiện nay ngành Công an vẫn tồn tại một số khó khăn và hạn chế như lực lượng chính quy và chuyên nghiệp còn mỏng, công tác tổ chức thực hiện nhiều nơi còn chưa nhất quán và hiệu quả, thiếu phương tiện, thiết bị,… Bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng và đóng góp của ngành Công an trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quốc gia, vì thế là cần thiết, nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả đóng góp của ngành. Bài báo phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn về tồn tại, thách thức và yêu cầu hiện tại của Bộ Công an nhằm đề xuất các tiêu chí và yêu cầu trong đánh giá hiện trạng và đóng góp của ngành Công an vào nỗ lực chung của cả nước.

Từ khóa: Ngành Công an, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

58
CRITERIA FOR ASSESSING THE STATUS AND CONTRIBUTION OF POLICE FORCE IN EFFECTING TO NATURAL DISASTER PREVENTION, MITIGATION, SEARCH AND RESCUE
Nguyen Van Khiem(1), Huynh Thi Lan Huong(2),

 

Mai Van Khiem(3), Nguyen Ngoc Chung(1)

 

(1)Office of the Ministry of Public Security

(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

(3)Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration

Received: 06/5/2021; Accepted: 27/5/2021

Abstract: Natural disasters and extreme weather events are becoming more difficult to predict; they are increased both in magnitude and intensity. In the national efforts to climate change response, disasterrisk prevention and mitigation, the police force is considered to be the core part. However, it still has faced some challenges and limitations, for example, insufficiency of facilities and equipment, less professionaland regular forces. The implementation systems are, to some extent, inconsistent and ineffective. To improve the capacity and effectiveness of the police force’s actions to national disaster prevention and search and rescue, it is necessary to have a set of criteria for assessing the current police’s situation and contribution. For developing these criteria, the paper considers articles and requirements under the Law on natural disaster prevention and mitigation as scientific foundations. The 4-step developed by the Asian Development Bank (ADB) is also taken into account. While the practical foundation is based on current problems, challenges and needs of the Ministry of police affairs.

Keywords: Police force, natural disaster prevention and mitigation, disaster management cycle, climate change.

 8

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG BÀN THẠCH, TỈNH PHÚ YÊN

Phùng Đức Chính(1), Đặng Thị Lan Phương(1), Nguyễn Thị Vân(1),
Nguyễn Thị Thanh Hà(1), Bùi Văn Chanh(2), Trần Quốc Việt(3)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
(3)Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội

Ngày nhận bài: 19/4/2021; ngày chuyển phản biện: 20/4/2021; ngày chấp nhận đăng: 27/5/2021

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình kiểm soát ngập lụt trên lưu vực sông Bàn Thạch. Sử dụng mô hình MIKE FLOOD để mô phỏng ngập lụt, kết hợp với khảo sát thực địa và lấy ý kiến của người dân địa phương làm căn cứ để đề xuất giải pháp công trình kiểm soát ngập lụt. Tiến hành mô phỏng ngập lụt trong trường hợp có công trình, sau đó so sánh với kết quả ngập trong trường hợp không có công trình, để thấy được hiệu quả và phù hợp của công trình. Kết quả cho thấy, các công trình kiểm soát lũ ở khu vực hạ lưu sông Ba – Bàn Thạch không có khả năng kiểm soát đối với các trận lũ có tần suất lũ 5% (H Củng Sơn = 38,20 m), nhưng phát huy tác dụng ngăn lũ từ sông Ba tràn sang với các trận lũ có tần suất nhỏ hơn 10% (H Củng Sơn = 37,08 m).

Từ khóa: Sông Bàn Thạch, ngập lụt, mô hình MIKE FLOOD, kiểm soát ngập lụt.

68
RESEARCH TO PROPOSE CONTRUCTION SOLUTIONS TO CONTROL FLOODING IN BAN THACH RIVER BASIN OF PHU YEN PROVINCE

Phung Duc Chinh(1), Dang Thi Lan Phuong(1), Nguyen Thi Van(1),

Bui Van Chanh(2), Tran Quoc Viet(3)

(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

(2)Southern Central Regional Hydrometeorological Center

(3)Ha Noi University of Natural Resources and Environment

Received: 19/4/2021; Accepted: 27/5/2021

Abstract: This paper presents the results of research and proposes solutions for flood control works in the Ban Thach river basin. Using MIKE FLOOD model to simulate inundation, combine with field survey and collect opinions of local people as a basis to propose solutions for flood control works. Simulate flooding in the case of a structure, and then compare it with the flood result in the absence of a structure, to see the effectiveness and suitability of the structure. The results show that flood control works in the downstream area of Ba River – Ban Thach are not capable of controlling floods with a flood 5% frequency (H Cung Son = 38.20 m), but they are effective in preventing floods from overflowing Ba River to with floods of less than 10% frequency (H Cung Son = 37.08 m).

Keywords: Ban Thach river, flood, MIKE FLOOD model, flood control.

 9

NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG VỤN NHỰA THẢI CỦA CÁC HỘ XAY NHỰA PHẾ LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

Đinh Quang Hưng(1), Đỗ Tiến Anh(2), Nguyễn Đức Quảng(1),
Vũ Kiêm Thủy(1), Đinh Bách Khoa(1), Bế Ngọc Diệp(3)
(1) Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
(2)Tổng cục Khí tượng Thủy văn
(3)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 01/4/2021; ngày chuyển phản biện: 02/4/2021; ngày chấp nhận đăng: 19/4/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá khả năng sử dụng vụn nhựa thải từ các hộ xay nhựa phế liệu của làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc để sản xuất gạch không nung. Nghiên cứu cũng tiến hành thử nghiệm bổ sung xỉ nhôm biến tính trong thành phần gạch nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn đem đi chôn lấp. Các mẫu gạch cấp phối có thành phần là đá mạt, xi măng, vụn nhựa thải và hoặc bã xỉ nhôm biến tính. Kết quả kiểm tra các mẫu gạch không nung cho thấy tỷ lệ vụn nhựa thải, xỉ nhôm biến tính có thể đạt 25 – 35% thể tích phối liệu. Cường độ chịu nén với các mẫu thử nghiệm có thể đạt mác gạch M35, thậm chí là gần đạt mác gạch M100. Việc bổ sung thêm xỉ nhôm biến tính cần phải nghiên cứu thêm cũng như xem xét bổ sung thêm phụ gia kết dính để gia tăng cường độ chịu nén của gạch sản phẩm.

Từ khóa: Chất thải nhựa, gạch không nung, 3R, làng nghề, tái chế nhựa.

79

RESEARCH ON REUSING WASTE PLASTIC FLAKES OF SCRAP PLASTIC GRINDING FACILITIES TO PRODUCE CONCRETE BRICKS

Dinh Quang Hung(1), Do Tien Anh(2), Nguyen Duc Quang(1),

Vu Kiem Thuy(1), Dinh Bach Khoa(1), Be Ngoc Diep(3)

(1)School of Enviromental Science and Technology,
Hanoi University of Science and Technology

(2)Viet Nam Meteorological and Hydrological Administration

(3)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 01/4/2021; Accepted: 19/4/2021

Abstrack: This study focuses on assessing the possibility of using plastic flakes from scrap plastic grinding facilities of Trieu Khuc plastic recycling village to produce concrete bricks. The study also tests the addition of denatured aluminum slag into brick to minimize the amount of solid waste that would be buried. These brick samples are composed of dust mites, cement, waste plastic flakes and/or denatured aluminum slag. The test results of concrete brick samples show that the percentage of waste plastic chips, denatured aluminum slag can reach 25-35% of the mixing volume. The compressive strength of the test samples can reach the grade of M35 bricks, even close to the grade of M100 bricks. The addition of denatured aluminum slag requires further research as well as additional consideration of adding a binding additive to increase the compressive strength of the product brick.

Keywords: Plastic waste, unburnt brick, 3R, craft village, plastic recycling.

10

THÔNG TIN KHOA HỌC 

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ LẦN THỨ 6 (AR6-WGI) CỦA BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẬP NHẬT KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(trích từ Báo cáo AR6-WGI của IPCC)

Tóm tắt: Bài báo này tóm tắt những kết quả nổi bật từ Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 6 (AR6) của nhóm công tác I (WGI) về khoa học biến đổi khí hậu (BĐKH). Báo cáo (AR6 WGI) dựa trên tổng hợp những nghiên cứu mới nhất liên quan đến khoa học về BĐKH, với trọng tâm bao gồm cả tác động của con người và tác động của các hiện tượng khí hậu dưới những hình thức khác nhau. Báo cáo đã chỉ ra những điểm đáng lo ngại về diễn biến BĐKH: Thời tiết cực đoan đang diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất, bầu khí quyển và biển đang nóng lên với tốc độ chưa từng có trong lịch sử và có những hậu quả không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất đó là những phát hiện này đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về tương lai phía trước. Con người cần có những hành động giảm phát thải khí nhà kính (KNK) “tức thời, nhanh chóng và trên diện rộng” để hạn chế những tác động tồi tệ nhất của BĐKH, điều có thể giúp đạt được mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất tăng hơn 1,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Báo cáo Đánh giá lần thứ 6 của IPCC có thể sẽ là cơ sở của các cuộc đàm phán, bao gồm, giảm phát thải KNK, thích ứng với BĐKH, huy động tài chính và hợp tác trong COP26 diễn ra ở Glasgow, Vương Quốc Anh cuối năm 2021.

Từ khóa: AR6, BĐKH, Kịch bản chia sẻ kinh tế – xã hội (SSP).

87
HIGHLIGHTS OF THE SIXTH ASSESSMENT REPORT (AR6-WGI) OF THE INTERGOVERNMENTAL PANEL ON CLIMATE CHANGE AND DEVELOPING OF PLAN FOR THE CLIMATE CHANGE, SEA LEVEL RISE SCENARIOS UPDATE

Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

(source: AR6-WGI of IPCC)

Abstract: This paper summarizes key results of the Sixth Assessment Report (AR6) of the Working Group I (WGI) on the physical science basis. The AR6-WGI is based on a synthesis of the latest advances in climate science with a focus on both human influence and climate impacts in their different forms. The report addressed the warning points about climate change: Extreme weather is happening everywhere on Earth, the atmosphere and oceans are warming at an unprecedented rate in history and have irreversible consequences. Most importantly, however, these findings provide a clearer picture of the future ahead. People need to take “immediate, rapid, and widespread” GHG emission reduction actions to limit the worst effects of climate change, which can help achieve the goal of keeping temperatures low. Earth’s temperature has increased by more than 1.5°C compared to pre-industrial times. The IPCC’s Sixth Assessment The report is likely to be the basis of negotiations, including, GHG emission reduction, climate change adaptation, financial mobilization, and cooperation in COP26 taking place in Glasgow, UK. England end of 2021.

Keywords: AR6, Climate Change, Shared Socio-economic Pathway (SSP).

Để lại một bình luận