Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 13 – 2020


TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU SỐ 13 – THÁNG 3/2020

Stt

Tên bài, tên tác giả

Trang

1

NGUYÊN NHÂN GÂY MƯA ĐÁ DIỆN RỘNG NGÀY 24-25 THÁNG 1 NĂM 2020 Ở BẮC BỘ

Nguyễn Văn Thắng, Trương Bá Kiên, Trần Duy Thức, Vũ Văn Thăng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 10/2/2020; ngày chuyển phản biện 11/2/2020; ngày chấp nhận đăng 3/3/2020

Tóm tắt: Trong bài báo này sử dụng các bản đồ synốp, số liệu thám không kết hợp với mô hình số độ phân giải cao WRF để lý giải nguyên nhân gây mưa đá vào chiều ngày 24 và ngày 25 tháng 1 năm 2020 ở khu vực Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hình thế thời tiết và cơ chế động lực gây ra đợt mưa đá diện rộng này là do hoạt động của không khí lạnh (KKL) có cường độ mạnh kết hợp với rãnh gió Tây (RGT) và rãnh thấp tồn tại trước đó ở phía Bắc Việt Nam tạo điều kiện cho đối lưu phát triển mạnh hình thành các cơn dông, cùng với mực băng kết xuống thấp khoảng 3.500-3.800m đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mưa rào, dông và kèm theo mưa đá trên diện rộng gây thiệt lại lớn cho khu vực Bắc Bộ từ chiều ngày 24/1/2020 đến ngày 25/1/2020.
Từ khóa: Mưa đá, WRF, Bắc Bộ.

1

AN INVESTIGATION INTO THE CAUSES OF THE HAILSTORM OVER 
THE NOTHERN VIET NAM FROM 24th TO 25th JANUARY 2020
Nguyen Van Thang, Truong Ba Kien, Tran Duy Thuc, Vu Van Thang
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change
Received: 10/2/2020; Accepted: 3/3/2020

Abstract: In this paper, based on the synoptic charts, sounding, data analysis and high-resolution simulation (3km) by WRF model with FNL data driven to investigate the causes of the hailstorm from 24th to 25th January 2020 over the Northern Viet Nam. The results show that the penetration of strong and rapid cold surge into the Nothern Viet Nam associated with westerly trough, pre-existed low trough and upper convergence as well as lower freezing level that are favored for thunderstorms development. These intense thunderstorms caused heavy rainfall over the Northern region. In particular, the serveve hailstorms occurced in 24th afternoon and 25th morning that caused huge damage for this area.
Keywords: Hailstorms, WRF, Nothern Viet Nam.

2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỰ BÁO MƯA CỦA MÔ HÌNH RAMS CHO KHU VỰC NAM BỘ

Công Thanh(1), Lê Duy Mạnh(1), Vũ Văn Thăng(2)
(1)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Ngày nhận bài 2/12/2019; ngày chuyển phản biện 3/12/2019; ngày chấp nhận đăng 2/2/2020
Tóm tắt: Trong bài báo này, nhóm tác giả thực hiện đánh giá khả năng dự báo mưa của mô hình RAMS cho khu vực Nam Bộ trong 6 tháng mùa mưa (tháng 5-11) của 3 năm 2014, 2015 và năm 2016. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu chỉnh BIAS đối với kết quả dự báo mưa của mô hình cho mùa mưa năm 2016. Kết quả đánh giá cho thấy, mô hình RAMS có khả năng dự báo tốt về lượng mưa ở cả ba hạn dự báo 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ; dự báo khá tốt diện mưa ở ngưỡng mưa nhỏ và mưa to, không tốt đối với ngưỡng mưa vừa. Kết quả hiệu chỉnh BIAS đối với lượng mưa trong mùa mưa năm 2016 được cải thiện đáng kể, chỉ số ME tốt nhất là 0,15; chỉ số RMSE tốt nhất là 15,63mm. Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp các dự báo viên có thêm thông tin khi sử dụng kết quả dự báo mưa cho khu vực Nam Bộ trong tương lai bằng mô hình RAMS.

 

Từ khóa: Dự báo mưa, mô hình RAMS, đánh giá, hiệu chỉnh BIAS.

12

EVALUATION OF RAINFALL FORECAST IN THE SOUTH OF VIET NAM 

 

IMPLIMENTED BY USING RAMS MODEL

 

Cong Thanh(1), Le Duy Manh(1), Vu Van Thang(2)

 

(1)VNU University of Science, Viet Nam National University, Ha Noi

 

(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

 

Received: 2/12/2019; Accepted: 2/2/2020

Abstract: In this study, we assess the quality of rainfall forecast using the RAMS model for the south of Viet Nam in the six months of the rainy season in three years from 2014 to 2016. Besides, the BIAS correction method is used for model’s forecast results in 2016. Our results show that the RAMS model is good at forecasting rainfall quantity and pretty good at forecasting light and heavy rainfall areas. However, the model does not forecast well for moderate rainfall areas. The results of forecasting rainfall quantity after BIAS correction are significantly improved. The best ME index after correction is 0.15 and the best RMSE index is 15.63mm. The results of this study can help the forecaster get more information to predict rainfall using numerical model for the south of Viet Nam in the future.
Keywords: Rainfall forecast, RAMS model, verification, BIAS correction.

3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21/3 FM COUPLE MÔ PHỎNG CHẾ ĐỘ
THỦY ĐỘNG LỰC VÙNG CỬA SÔNG ĐÀ NÔNG
 Phùng Đức Chính(1), Đặng Đình Khá(2), Nguyễn Thọ Sáo(2),
Nguyễn Tiền Giang(2), Đặng Thị Lan Phương(1)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài 2/11/2019; ngày chuyển phản biện 3/11/2019; ngày chấp nhận đăng 2/1/2020

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình MIKE 21/3 FM Couple để mô phỏng chế độ thủy động lực vùng cửa sông Đà Nông. Nghiên cứu đã sử dụng chuỗi số liệu của 2 đợt khảo sát từ ngày 13-23/11/2015 và từ ngày 18/5-01/6/2016 để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Sau khi lựa chọn được bộ thông số mô hình, tiến hành mô phỏng chế độ thủy động lực với 3 nhóm kịch bản khác nhau để phân tích nguyên nhân bồi lấp, sạt lở. Kết quả mô phỏng cho thấy: Chế độ thủy động lực vùng cửa sông Đà Nông biến động mạnh trong mùa gió Đông Bắc, ít biến động trong mùa gió Tây Nam, tốc độ dòng chảy trong mùa gió Đông Bắc lớn hơn trong mùa gió Tây Nam; do ảnh hưởng của hướng sóng, dòng chảy ven bờ và dòng chảy trong sông, địa hình khu vực cửa sông luôn bị biến đổi. Ở khu vực phía Bắc cửa sông và xung quanh bờ kè, hiện tượng bồi xảy ra ở trong phạm vi từ đường bờ ra biển khoảng 50m, hiện tượng xói xảy ra trong phạm vi cách đường bờ khoảng từ 50-200m. Ở khu vực họng sông luôn hình thành 1 cồn cát, cồn cát này có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào hướng sóng và dòng chảy ven bờ. Ở khu vực phía trong cửa sông hình thành những điểm bồi xói cục bộ do tương tác giữa dòng chảy ven bờ, sóng từ biển và dòng chảy từ sông ra.

 

Từ khóa: Cửa sông Đà Nông, mô phỏng, thủy động lực, MIKE 21/3 FM Couple.

 

20

APPLICATION OF MIKE 21/3 FM COUPLE TO SIMULATE
THE HYDRAULIC OF DA NONG ESTUARY OF PHU YEN PROVINCE

Phung Duc Chinh(1), Dang Dinh Kha(2), Nguyen Tho Sao(2),

 

Nguyen Tien Giang(2), Dang Thi Lan Phuong(1)

 

(1)Viet Nam Intitute of Meteorology, Hydrology and Climate change
(2)VNU University of Science

Received: 2/11/2019; Accepted: 2/1/2020

 

Abstract: The paper presents the results of applying the model MIKE 21/3 FM Couple to simulate the hydrodynamic regime of Da Nong estuary. The data series of 2 surveys from 13 to 23 November 2015 and from May 18 to June 1, 2016 were used to calibrate and verify the model. After selecting the model parameters, hydrodynamic mode simulation with 3 different scenario groups to find the causes of sedimentation and erosion. The simulation results show that: During the northeast monsoon season, the hydrodynamic regime in the Da Nong estuary area is more changed than during the southwest monsoon. The flow velocity in the northeast monsoon season is greater than in the southwest monsoon. Velocity and hight of waves during the southwest monsoon in the estuary are very small; Due to the influence of wave directions, coastal currents and currents in the river, the topography of the estuary area is always changing. In the northern part of the river mouth and around the embankment, sediments occur within a distance of about 50m from the shoreline to the sea, erosion occurs within a distance of 50 to 200m from the shoreline. In the river mouth area is always formed a sand dune, this sand dunes have different sizes depending on the wave direction and coastal currents. In the area inside the estuary, there are erosion accretion points due to the interaction between the coastal currents, the waves from the sea and the flows from the rivers.
Key words: Da Nong estuary, simulations, hydrodynamics, MIKE 21/3 FM Couple.

4

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HIỆN TRẠNG
VÀ THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NAM

 Nguyễn Kim Ngọc Anh, Trần Ngọc Anh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài 8/11/2019; ngày chuyển phản biện 9/11/2019; ngày chấp nhận đăng 10/1/2020

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả tính toán cân bằng nước cho tỉnh Quảng Nam. Trường hợp hiện trạng (năm 2015 và giai đoạn 1986-2005), số liệu dòng chảy đầu vào khôi phục bằng mô hình MIKE NAM đã được hiệu chỉnh, kiểm nghiệm bộ thông số khá tốt (tại trạm Thành Mỹ giá trị hiệu chỉnh, kiểm định độ phù hợp R2 lần lượt là 80,3% và 83,5%, tại trạm Nông Sơn là 86,2% và 86,7%), số liệu sử dụng nước của các hộ sử dụng nước tính dựa trên Niên giám thống kê 2015 của các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam. Qua tính toán tổng nhu cầu sử dụng nước các hộ năm 2015 là 1.100,545 triệu m3. Từ đó tính toán cân bằng nước cho năm 2015, giai đoạn 1986-2005 và kịch bản phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2025, tầm nhìn 2030 dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhận thấy tình trạng thiếu nước tập trung vào các tháng mùa kiệt và ngày càng gia tăng. Theo kết quả tính toán, trung bình giai đoạn 1986-2005 lượng nước thiếu là 141,237 triệu m3, dưới tác động của biến đổi khí hậu , lượng nước thiếu theo các kịch bản gia tăng 6% đến 34%.
Từ khóa: Quảng Nam, MIKE BASIN, cân bằng nước.

32

WATER BALANCE CALCULATION IN CURRENT STATUS
AND THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE IN QUANG NAM PROVINCE

 Nguyen Kim Ngoc Anh, Tran Ngoc Anh
Ha Noi University of Science, VNU

Received: 8/11/2019; Accepted: 10/1/2020

Abstract: This paper deals for water balance calculation in Quang Nam province. Present (2015 and 1986-2005) in case, discharge input data that restored by MIKE NAM model was calibrated and tested model parameters quite well, water use of households data were based on Statistical Yearbook Quang Nam province in 2015. From which, applied the model parameters to the water balance calculations in 2015, 1986-2005 and Socio-economic development scenario until 2025, vision 2030 affected by climate change, the result show that water shortage focus on dry seasion month and increasing day by day. According to the calculation results, the average period of 1986-2005 the amount of water shortage was 141,237 million m3; the impact of climate change, the amount of water shortage increased by 6% to 34%.
Keywords: Quang Nam, MIKE BASIN, water balance.

5

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG BAUXIT
TRÊN CÁC MỎ Ở VIỆT NAM

 Trương Thị Thanh Thủy(1), Vũ Văn Thăng(1),
Nguyễn Hữu Quyền(1),Nguyễn Trọng Hiệu(2), Trần Duy Hiền(3)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Trung tâm Khoa học công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường
(3)Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường

 Ngày nhận bài 6/2/2020; ngày chuyển phản biện 7/2/2020; ngày chấp nhận đăng 1/3/2020

Tóm tắt: Trong bài báo này, số liệu khí hậu tại 25 trạm quan trắc trong giai đoạn 1981-2018 và số liệu kịch bản biến đổi khí hậu được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Đặc biệt, tác động của nắng, nhiệt độ, lượng mưa là đáng kể ở các mỏ phía Nam. Trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, trên các khu vực mỏ bauxit, nhiệt độ và lượng mưa đều có xu thế tăng lên; số tháng lạnh có xu thế giảm; số tháng nóng; số tháng mưa rất nhiều ở các mỏ phía Bắc và số tháng mưa đặc biệt nhiều ở các mỏ phía Nam cũng có xu thế gia tăng gây ảnh hưởng đến khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit.

 

Từ khóa: Khí hậu, biến đổi khí hậu, bauxit.

 

42

THE IMPACT OF CLIMATIC CONDITIONS AND CLIMATE CHANGE

 

ON THE EXPLORATION, MINING, PROCESSING, AND USE OF BAUXITE ORE IN VIET NAM

 

 

Truong Thi Thanh Thuy(1), Vu Van Thang(1),
Nguyen Huu Quyen(1), Nguyen Trong Hieu(2), Tran Duy Hien(3)
(1)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change, MONRE
(2)Center for Center for Hydro-Meteorological, Environmental Science and Technology, VUSTA
(3)Department of Science and Technology, MONRE

Received: 6/2/2020; Accepted: 1/3/2020

Abstract: In this paper, the climatic data of 25 observation stations in the 1981-2018 period were used to access the impact of climatic conditions and climate change on the exploration, mining, processing, and use of bauxite ore in Viet Nam. These impacts have been affecting strongly on the bauxite mining in Viet Nam. Particularly, the impact of sunshine, temperature, and rainfall show significantly in the southern mines. By the early 21st century, the temperature and precipitation are likely to increase across all bauxite mines; the number of warm months is projected to increase meanwhile the number of cold months is projected in vice versa; the number of high rainfall months in the northern mines and the number of extremely high rainfall months in the southern mines also tend to increase that taking a toll on the bauxite industry in Viet Nam.
Keywords: Climate, climate change, bauxite.

6

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT
TRONG ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ CÀ MAU – KIÊN GIANG

Lê Đức Dũng(1), Nguyễn Hoàng Anh(1), Trần Đăng Hùng(2), Hà Thị Hiền(3)
(1)Viện Nghiên cứu biển và hải đảo
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(3)Viện Vật lý, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam

Ngày nhận bài 5/3/2020; ngày chuyển phản biện 6/3/2020; ngày chấp nhận đăng 20/3/2020

Tóm tắt: Ảnh vệ tinh Landsat đã và đang được sử dụng hiệu quả trong giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên và môi trường trong đó có đánh giá diễn biến tài nguyên vùng bờ. Việc giám sát và đánh giá nhằm quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ và đây cũng là nhiệm vụ rất quan trọng để thực hiện thành công Quyết định số 798/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/5/2016 về ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bài báo tập trung nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat để đánh giá diễn biến tài nguyên vùng bờ Cà Mau – Kiên Giang. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở phục vụ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ Cà Mau – Kiên Giang.

 

Từ khóa: Ảnh Landsat, rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản, vùng bờ.

 

53

APPLICATION LANDSAT IMAGERY FOR ASSESSING
CHANGES OF COASTAL RESOURCES IN CA MAU – KIEN GIANG

Le Duc Dung(1), Nguyen Hoang Anh(1), Tran Dang Hung2), Ha Thi Hien(3)

 

(1)Research Institute of The Sea and Islands
(2)Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change
(3)Institute of Physics

 

Received: 5/3/2020; Accepted: 20/3/2020

Abstract: Landsat imagery has been used effectively in monitoring and assessin changes in natural resources and environment, including assessing changes in coastal resources. The monitoring and evaluation for the overall planning of exploitation and use of natural resources in coastal zones and this is also a very important task to successfully implement the Prime Minister’s Decision No. 798/QĐ-TTg of May 11, 2016. The paper focuses on the application of Landsat imagery to assess the changes of coastal resources in Ca Mau – Kien Giang. The results of the study are the basis for overall plan of exploitation and sustainable use of coastal resources in Ca Mau – Kien Giang.
Keywords: Landsat imagery, mangrove forest, aquaculture, coastal zone.

7

ÁP DỤNG BỘ MÔ HÌNH MIKE ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA TỚI NGẬP LỤT HẠ DU LƯU VỰC SÔNG CẢ
Nguyễn Xuân Tiến(1), Nguyễn Thanh Sơn(2), Nguyễn Văn Linh(3)

 

(1)Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ
(2)Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(3)Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

 

Ngày nhận bài 27/2/2020; ngày chuyển phản biện 28/2/2020; ngày chấp nhận đăng 21/3/2020

Tóm tắt: Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm như: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ,… có xu hướng xảy ra cực đoan và ác liệt. Tác động của hệ thống hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở thượng nguồn đến vấn đề ngập lụt ở hạ du lưu vực sông Cả ngày càng rõ rệt. Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây ngập lụt để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ thiệt hại là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bài báo này trình bày việc áp dụng bộ mô hình MIKE (MIKE NAM, MIKE 11 và MIKE 21) để đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa tới ngập lụt hạ lưu du lưu vực sông Cả. Nghiên cứu đã sử dụng kết quả về việc xây dựng mô hình mô phỏng ngập lụt trên sông Cả; xây dựng kịch bản xả lũ của hệ thống hồ chứa: Bản Vẽ, Bản Ang, Bản Mồng, Hố Hô và Ngàn Trươi; đánh giá tác động gây ngập lụt của hệ thống hồ chứa tới hạ du lưu vực sông Cả.
Từ khóa: Sông Cả, mô hình MIKE NAM, MIKE 11, MIKE 21, ngập lụt.

60

AN APPLICATION OF HYDROLOGIC- HYDRAULIC MODELLING FOR
ASSESSING TO THE IMPACT OF THE RESERVOIR SYSTEM FOR
INUNDATION SIMULATION ON THE DOWNSTREAM CA RIVER
Nguyen Xuan Tien(1), Nguyen Thanh Son(2), Nguyen Van Linh(3)

 

(1)Northern Central Regional Hydro-meteorological Center
(2)Faculty of Meteorology, Hydrology and Oceanography – VNU University of Science
(3)National Center for Hydro-meteorological Forecasting

 

Received: 27/2/2020; Accepted: 21/3/2020

Abstract: Under the impact of climate change, dangerous hydro-meteorological phenomena such as storms, tropical depressions, heavy rain, flood,… tend to be extreme and fierce. The impact of the upstream irrigation-hydropower reservoirs on the flooding problem in the downstream of Ca river basin is increasingly clear. As a result, a finding of the causes of flooding in this paper to provide appropriate solutions to reduce damage is urgent nowadays. This article presents the apply of MIKE model( including MIKE NAM, MIKE 11 and MIKE 21) to access to the impact of reservoir system in the downstream of the Ca basin river. The study used results that published in the Hydro-meteorological Journal [1]; creating flood discharge scenarios of the reservoir system: Ban Ve, Ban Ang, Ban Mong, Ho Ho and Ngan Truoi; assessing the factor that caused inundation from reservoir system on downstream of Ca river basin.
Keywords: Ca River, Mike NAM, MIKE 11, MIKE 21, Inundation.

8

NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ GÂY MƯA LỚN KHU VỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY 24-26 THÁNG 10 NĂM 2016
Trương Bá Kiên, Trần Duy Thức, Lã Thị Tuyết
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài 15/11/2019; ngày chuyển phản biện 16/11/2019; ngày chấp nhận đăng 16/12/2019

Tóm tắt: Trong bài báo này, trên cơ sở các bản đồ synốp và tái phân tích JRA55 của cơ quan khí tượng Nhật Bản kết hợp với kết quả mô phỏng số bằng mô hình WRF độ phân giải cao (3km) với đầu vào FNL sẽ phân tích nguyên nhân, cơ chế gây đợt mưa từ 24-26/10/2016 ở khu vực Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do rãnh thấp xích đạo tồn tại trên khu vực bán đảo Cà Mau kết hợp với hoạt động của một xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên khu vực vịnh Bengal. Khi XTNĐ ở vịnh Bengal chưa di chuyển lên phía Bắc thì trường gió ở Nam Bộ chủ yếu hướng Tây Bắc, tuy nhiên khi XTNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc (xa Nam Bộ) thì gió Đông, Đông Nam đã mạnh trở lại và chi phối toàn bộ khu vực. Các quá trình tương tác này đã gây nên sự nhiễu động trong đới gió Đông mực thấp, đồng thời mang hơi ẩm từ ngoài khơi vào khu vực Nam Bộ và gây đợt mưa trên khu vực từ ngày 24-16/10/2016.
Từ khóa: Phân tích synốp, WRF, cơ chế mưa lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.

68

AN INVESTIGATION INTO THE CAUSES OF THE THE HEAVY RAINFALL
AFFECTING HO CHI MINH CITY FROM 24 TO 26 OCTOBER 2016
Truong Ba Kien, Tran Duy Thuc, La Thi Tuyet
Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change

Received: 15/11/2019; Accepted: 16/12/2019

Abstract: In this paper, based on the synoptic charts, JRA55 re-analysis maps and high-resolution simulation (3km) by WRF model with FNL data driven to investigate the causes of heavy rainfall from 24 to 26 October 2016 in the Southern region. The results show that the equatorial low trough which located above the Ca Mau peninsula interacted to a tropical cyclone in the Bay of Bengal area that induced this heavy rainfall event . In the early time, the TC locate close Southern region that indicated the northwest wind direction. And when TC moved away, the dominant wind direction is eastward. This interaction created the turbulence in the atmospheric circulation and moisture from offshore transported into the Southern region that causing heavy rainfall for Ho Chi Minh city from 24 to 26 October 2016.
Keywords: Synoptic-dynamical analysis, WRF, heavy rainfall causes, Ho Chi Minh city.

 

Trả lời