Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu số 29, tháng 3/2024

Tải bìa Khoa học Biến đổi khí hậu số 29: TẠI ĐÂY

STT

Tên bài, tóm tắt, từ khóa

Số trang

1

TÁC ĐỘNG CỦA EL NIÑO  ĐẾN HẠN HÁN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH NÓNG LÊN TOÀN CẦU

Nguyễn Đức Ngữ(1), Vũ Văn Thăng(2)
(1)Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường
(2)Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 29/1/2024; ngày chuyển phản biện: 30/1/2024; ngày chấp nhận đăng: 27/2/2024

Tóm tắt: Trong bài báo này, quan hệ El Niño với nóng lên toàn cầu được nghiên cứu dựa trên số liệu chỉ số Nino đại dương (ONI) và nhiệt độ trung bình toàn cầu thời kỳ 1951-2023 của NOAA. Kết quả cho thấy, trong hơn 60 năm qua đã xảy ra 23 đợt El Niño trong đó có 9 đợt El Niño mạnh, 9 đợt El Niño yếu và 5 đợt trung bình, số lượng các đợt El Niño mạnh xuất hiện trong 3 thập kỷ gần đây (1981-2020) nhiều hơn so với với  3 thập kỷ trước (1951-1980). Kết quả phân tích biên độ dao động của chỉ số ONI trong 3 thập kỷ gần đây so với 3 thập kỷ trước cho thấy, xu thế nóng lên toàn cầu làm tăng tính biến động của nhiệt độ bề mặt nước biển trên khu vực phía Đông và trung tâm xích đạo Thái Bình Dương. Điều đó làm tăng biên độ dao động của chỉ số ONI trên vùng Niño 3.4, qua đó tăng cường độ của các sự kiện ENSO trong khoảng 30 năm qua so với các thập kỷ trước đó. Bên cạnh đó, kết quả phân tích tác động của một số đợt El Niño đến hạn hán khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 3 thập kỷ gần đây cho thấy, trong những đợt El Niño lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm làm cho hạn hán ở khu vực thường bắt đầu sớm, kéo dài và có cường độ nặng hơn so với trung bình nhiều năm.

Từ khóa: El Niño, nóng lên toàn cầu, hạn hán, ĐBSCL.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94650

1

 

IMPACTS OF EL NIÑO  ON DROUGHT IN THE VIETNAMESE MEKONG DELTA IN THE CONTEXT OF GLOBAL WARMING

Nguyen Duc Ngu(1), Vu Van Thang(2)
(1)Center for Hydro-Meteorological, Environmental Sciences Technologies
(2)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 29/1/2024; Accepted: 27/2/2024

Abstract: In this article, the relationship between El Niño and global warming is studied based on NOAA’s Ocean Nino index (ONI) data and global average temperature for the period 1951-2023. The results show that over the past 60 years, there have been 23 El Niño episodes, including 9 strong El Niño episodes, 9 weak El Niño episodes and 5 moderate El Niño episodes. The number of strong El Niño episodes occurring in the last 3 decades (1981-2020) is more than that in the previous 3 decades (1951-1980). Results of analysis of the fluctuation amplitude of the ONI index in the last 3 decades compared to the previous 3 decades show that the global warming trend increases the variability of sea surface temperature in the eastern region and the central equatorial Pacific. That increases the fluctuation amplitude of the ONI index over the Niño 3.4 region, thereby increasing the intensity of ENSO events in the past 30 years compared to previous decades. In addition, the results of analyzing the impact of a number of El Niño episodes on drought in the Vietnamese Mekong Delta region in the last 3 decades show that during El Niño periods, rainfall is deficient compared to the annual average, causing droughts in the area to often start early, last longer and be more intense than the annual average.

Keywords: El Niño, global warming, drought, Mekong Delta.

 

2

ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU VIỆT NAM NĂM 2023

Phạm Thị Hải Yến, Vũ Văn Thăng, Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Thảo,
Trương Thị Thanh Thủy, Phùng Thị Mỹ Linh, Lê Minh Đức
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 5/2/2024; ngày chuyển phản biện: 6/2/2024; ngày chấp nhận đăng: 28/2/2024

Tóm tắt: Bài báo trình bày tóm tắt diễn biến khí hậu Việt Nam trong năm 2023 trên cơ sở số liệu quan trắc tại 150 trạm khí tượng khí hậu trên cả nước. Ngoài ra, bài báo còn tham khảo kết quả đánh giá khí hậu toàn cầu của Trung tâm khí hậu Tokyo (trực thuộc Tổ chức khí hậu thế giới) và báo cáo tổng kết khí hậu của WMO. Kết quả đánh giá cho thấy mặc dù bão, lũ, mưa lớn ít xảy ra trong năm 2023, nhiều cực đoan về nhiệt độ đã xuất hiện, với kỷ lục quốc gia đã được thiết lập vào tháng 5 tại Tương Dương, Nghệ An và ngay đầu mùa đông cũng đã xảy ra một đợt rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Điều này phần nào đã phản ánh quy luật các tác động mạnh mẽ của El nino đến thời tiết khí hậu nước ta trong năm 2023. Mặt khác, xu thế nhiệt độ tăng cao và các kỷ lục nhiệt độ tối cao được thiết lập cũng cho thấy xu thế nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới Việt Nam. 

Từ khoá: Chuẩn sai, nhiệt độ, lượng mưa, trung bình nhiều năm, năm 2023.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOIhttps://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94651

9

 

CLIMATE CHARACTERISTICS OF VIET NAM IN 2023

Pham Thi Hai Yen, Vu Van Thang, Nguyen Thi Thanh, Tran Thi Thao,
Truong Thi Thanh Thuy, Phung Thi My Linh, Le Minh Duc
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 5/2/2024; Accepted: 28/2/2024

Abstract: The article presents the results of Vietnam’s climate assessment in 2023. Climate indices are calculated from observation data of 150 stations across the country. In addition, the newspaper also referred to the climate assessment results of the Tokyo climate center (belonging to the World Climate Organization) and the world climate summary report of the WMO. The results show that although storms, floods and heavy rains have not occurred much in 2023, many temperature extremes have appeared, with a national record being set in May in Tuong Duong, Nghe An. This partly reflects the strong impact of El Nino on the weather and climate in Vietnam in 2023. On the other hand, the increasing trend and setting a record in temperature shows the trend of global warming and climate change that has been affecting Vietnam.

Keywords: Anomaly, annual mean, rainfall, temperature, the year 2023.

 

3

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ĐỐI VỚI GIÓ MẠNH TRONG BÃO KHU VỰC VEN BIỂN TRUNG TRUNG BỘ

Trần Thanh Thủy(1), Văn Sỹ Mạnh(1), Nguyễn Chí Thanh(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
 (2)Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Lưu vực sông Mê Công, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam

Ngày nhận bài: 17/1/2024; ngày chuyển phản biện: 18/1/2024; ngày chấp nhận đăng: 23/2/2024

Tóm tắt: Khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu bão và áp thấp nhiệt đới, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Tuy nhiên, hiểu biết về tính dễ bị tổn thương (TDBTT) đối với thiên tai còn rất hạn chế. Nghiên cứu này đánh giá TDBTT đối với gió mạnh trong bão khu vực ven biển Trung Trung Bộ bằng cách xác định bộ chỉ số đánh giá TDBTT bao trùm các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với bối cảnh khu vực Trung Trung Bộ. Nghiên cứu này phân tích mức độ dễ bị tổn thương đối với gió mạnh trong bão theo không gian đến cấp huyện ở 6 tỉnh của khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy 30% các huyện có mức độ tổn thương rất cao. Các huyện có TDBTT rất cao đối với gió mạnh trong bão tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra có một số huyện ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu này có thể đóng vai trò là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu trong tương lai ở khu vực Trung Trung Bộ và các khu vực khác đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Đồng thời, kết quả có thể góp phần nâng cao kiến thức toàn diện về tình trạng dễ bị tổn thương của xã hội trước thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, từ đó có thể cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chính sách và chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và thúc đẩy quản lý thiên tai hiệu quả cho các tỉnh ven biển Việt Nam nói chung và khu vực Trung Trung Bộ nói riêng.

Từ khóa: Bão, gió mạnh trong bão, tính dễ bị tổn thương, khu vực Trung Trung Bộ.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94652

14

 

AN ANALYSIS OF VULNERABILITY TO STRONG WINDSTORMS
IN THE MID-CENTRAL COAST

Tran Thanh Thuy(1), Van Sy Manh(1), Nguyen Chi Thanh(2)
(1)The Viet Nam Institute of Meteororlogy, Hydrology and Climate Change
(2)Center for Development promotion of the Mekong River Basin, Vietnam National Mekong Committee

Received: 17/1/2024; Accepted: 23/2/2024

Abstract: The Mid-Central region of Vietnam frequently endures storms and tropical depressions, leading to significant repercussions on both populace and property. Nonetheless, the understanding of vulnerability to natural disasters remains considerably restricted. This research endeavors to assess the vulnerability to strong windstorm in the Mid-Central region of Vietnam by identifying a comprehensive set of indicators to analyze vulnerability to typhoons, encompassing economic, social, and environmental dimensions tailored to the regional context. Spatial analysis of vulnerability to strong windstorm is conducted at the district level across 06 provinces within the study area. The findings reveal that 30% of districts exhibit exceedingly high vulnerability levels, mainly within Quang Ngai province and some other districts identified in Quang Binh, Quang Tri, and Quang Nam provinces. The outcomes of this study serve as valuable groundwork for forthcoming studies within the Mid-Central region and analogous locales confronting comparable adversities. Furthermore, they contribute to augmenting comprehensive understanding regarding societal susceptibility to natural disasters such as storms and tropical depressions, thereby furnishing insights crucial for formulating policies and strategies aimed at mitigating natural disaster risks and fostering effective disaster governance for Vietnam’s coastal provinces overall, and the Mid-Central region in particular.

Keywords: Typhoon, strong windstorm, vulnerability.

 

4

PHÂN VÙNG RỦI RO DO NẮNG NÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Lê Minh Đức(1), Vũ Văn Thăng(1), Lê Văn Tuân(1),
Đoàn Thị The(1), Nguyễn Hùng Minh(2)
(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(2)Cục Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 22/11/2023; ngày chuyển phản biện: 23/11/2023; ngày chấp nhận đăng: 19/12/2023

Tóm tắt: Phân vùng rủi ro thiên tai đóng góp vào việc phòng chống thiên tai và quy hoạch phát triển kinh tế của khu vực. Bài báo trình bày kết quả phân vùng rủi ro do nắng nóng tại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dựa trên cách tiếp cận đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Rủi ro do nắng nóng được xác định dựa trên ba thành phần chính là hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Kết quả chỉ ra rằng, rủi ro do nắng nóng ở tỉnh Phú Thọ phân bố cao ở phía Nam và thấp dần về phía Bắc. Rủi ro phân bố ở mức cao thuộc các xã giáp ranh với tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội, cụ thể xuất hiện ở các xã thuộc huyện Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn.

Từ khóa: Nắng nóng, hiểm họa, độ nhạy cảm, tính dễ bị tổn thương, rủi ro nắng nóng, Phú Thọ, Việt Nam.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94653

22

 

ZONING RISKS DUE TO HEATWAVE IN PHU THO PROVINCE

Le Minh Duc(1), Vu Van Thang(1), Le Van Tuan(1), Doan Thi The(1), Nguyen Hung Minh(2)
(1)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change
(2)Department of Climate Change

Received: 22/11/2023; Accepted: 19/12/2023

Abstract: Natural disaster risk zoning contributes to natural disaster prevention and economic development planning of the region. The article presents the results of heatwave risk zoning at commune-level administrative units in the area of Phu Tho province, based on the assessment approach of the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). Heatwave risk is determined based on three main components: Hazard, exposure and vulnerability. The results show that the risk due to heatwave in Phu Tho province is highly distributed in the South and gradually lower in the North. Risk is distributed at a high level in communes bordering Hoa Binh province and Hanoi city, specifically appearing in the communes of Thanh Ba, Cam Khe, Tam Nong, Thanh Son, Thanh Thuy, Tan Son districts

Keywords: Heat, hazards, sensitivity, vulnerability, heat risk, Phu Tho, Viet Nam.

 

5

NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI ĐỘT NGỘT
QUỸ ĐẠO BÃO TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG

Trần Duy Thức, Vũ Văn Thăng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biên đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 5/2/2024; ngày chuyển phản biện: 6/2/2024; ngày chấp nhận đăng: 28/2/2024

Tóm tắt: Mục tiêu của bài báo này là xác định chỉ tiêu để phân loại các cơn bão có sự thay đổi đột ngột về quỹ đạo trên khu vực Biển Đông. Dữ liệu được sử dụng là số liệu quan trắc bão từ nguồn RSMC của Nhật Bản thời kỳ 1970-2020. Hướng thay đổi quỹ đạo bão được nghiên cứu dựa trên phân loại các cơn bão theo hai trường hợp chính: Thay đổi đột ngột theo hướng Tây (lệch trái) và thay đổi theo hướng Bắc (lệch phải). Đối với các cơn bão lệch trái, nghiên cứu sử dụng ngưỡng độ lệch chuẩn 1 sigma để xác định, còn lệch phải sử dụng ngưỡng cao hơn là 2 sigma. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời kỳ 2001-2020 đối với bão trên Biển Đông có 26 cơn bão lệch trái và 21 cơn bão lệch phải và với bão gần bờ có 21 cơn bão lệch trái và 9 cơn bão lệch phải.

Từ khóa: Thay đổi đột của quỹ đạo bão, số liệu quan tắc bão, Biển Đông.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94654

31

 

RESEARCH TO DETERMINE CRITERIA FOR SUDDEN CHANGES IN TROPICAL STORM TRAJECTORY IN THE EAST SEA AREA

Tran Duy Thuc, Vu Van Thang
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 5/2/2024; Accepted: 28/2/2024

Abstract: The aim of this article is to determine criteria to classify tropical storms with sudden changes in trajectory in the East Sea region. The data used is tropical storm observation data from Japan’s RSMC for the period 1970-2020. The direction of tropical storm trajectory change is studied based on classifying tropical storms in two main cases: sudden change to the west (left deviation) and change to the North direction (right deviation). For left deviation case, the study used a standard deviation threshold of 1 sigma to determine, while right deviation used a higher threshold of 2 sigma. Research results show that in the period 2001-2020, for tropical storms in the East Sea, there were 26 tropical storms deviated left and 21 tropical storms deviated right, and for tropical storms near the coast, there were 21 deviated left and 9 deviated right.

Keywords: Sudden changes, tropical storms trajectory, East Sea.

 

6

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP BẤT LỢI ĐỐI VỚI
SẢN XUẤT LÚA TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2023 SO VỚI NĂM 2022

Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Hữu Quyền, Trịnh Hoàng Dương,
Trần Thị Tâm, Nguyễn Hồng Sơn

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 19/2/2024; ngày chuyển phản biện: 20/2/2024; ngày chấp nhận đăng: 12/3/2024

Tóm tắt: Đánh giá điều kiện khí tượng nông nghiệp (KTNN) đối với vụ sản xuất đã qua nhằm đúc rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả trong những năm tiếp theo là rất quan trọng. Bài báo đã đánh giá được ảnh hưởng của thời tiết đối với sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2023 ở Việt Nam. Dữ liệu hàng ngày của 143 trạm khí tượng trong cả nước được sử dụng bao gồm số giờ nắng, nhiệt độ trung bình, lượng mưa. Sử dụng phương pháp nhận dạng thời tiết, nghiên cứu đã đánh giá được ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết bất lợi đến sản xuất trong 3 giai đoạn phát triển chính của cây lúa. Kết quả đánh giá cho thấy điều kiện nhiệt và ẩm bất lợi trong vụ đông xuân năm 2023 cao hơn năm 2022, nhưng chủ yếu ở vùng núi cao không phải đất trồng lúa. Thiệt hại trong vụ đông xuân năm 2023 cũng thấp hơn so với năm 2022. Do đó, về tổng thể điều kiện KTNN bất lợi đối với sản xuất lúa trong vụ đông xuân năm 2022 cao hơn năm 2023. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa vụ đông xuân năm 2023 cao hơn so với năm 2022.

Từ khóa: Điều kiện khí tượng nông nghiệp, sản xuất lúa, vụ đông xuân.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94655

39

 

ASSESSMENT OF ADVERSE AGRO-CLIMATE CONDITIONS FOR RICE
PRODUCTION IN THE WINTER-SPRING CROP OF 2023 COMPARED TO 2022

Nguyen Dang Mau, Nguyen Huu Quyen, Trinh Hoang Duong,
Tran Thi Tam, Nguyen Hong Son
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 19/2/2024; Accepted: 12/3/2024

Abstract: Assessing agricultural meteorological conditions for the past production season to gain experience and improve capacity for effective agricultural production in the coming years is very important. The article evaluated the impact of weather on winter-spring rice production in 2023 in Vietnam. Daily data from 143 meteorological stations throughout the country is used, including sunshine hours, average temperature, and precipitation. The study evaluated the effects of adverse weather conditions on production during three main stages of rice development. Evaluation results show that adverse heat and humidity conditions in the winter-spring crop of 2023 are higher than in 2022, but mainly in high mountainous areas, not rice growing areas. Natural damage in the winter-spring crop of 2023 is also lower than in 2022. Therefore, overall, adverse agro-meteorological conditions for rice production in the winter-spring crop of 2022 are higher than in 2023. This is one of the reasons why the winter-spring rice yield in 2023 is higher than in 2022.

Keywords: Agricultural meteorological conditions, rice production, winter-spring crop.

 

7

TỔN THẤT VÀ THIỆT HẠI VÀ ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ VỀ TỔN THẤT VÀ THIỆT HẠI

Trần Thục, Đào Minh Trang
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 1/2/2024; ngày chuyển phản biện: 2/2/2024; ngày chấp nhận đăng: 4/3/2024

Tóm tắt: “Tổn thất và thiệt hại” là thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ những hậu quả của biến đổi khí hậu vượt xa những gì con người có thể thích ứng hoặc khi có các lựa chọn nhưng cộng đồng không có đủ nguồn lực để tiếp cận hoặc sử dụng. Tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cả về mặt kinh tế và phi kinh tế, ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại là thực hiện công lý khí hậu và trở thành chủ đề gây ra nhiều tranh cãi cả trong và ngoài các cuộc đàm phán về khí hậu của UNFCCC trong hơn ba thập kỷ. Tại COP27, tất cả các nước đã đồng ý thành lập Quỹ tổn thất và thiệt hại và Ủy ban chuyển đổi tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong đàm phán về Quỹ này như: Quốc gia nào có thể nhận tiền và đóng góp vào Quỹ, trụ sở của Quỹ tổn thất và thiệt hại, kinh phí cần thiết để giải quyết tổn thất và thiệt hại, và các phương án huy động tiền cho tổn thất và thiệt hại. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2011-2020, khí hậu cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế với tổng thiệt hại khoảng 10 tỷ USD. Ngoài những thiệt hại về kinh tế xác định được, Việt Nam còn có nguy cơ cao chịu thiệt hại phi kinh tế.

Từ khóa: Tổn thất và thiệt hại, đàm phán quốc tế, bất đồng.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94656

48

 

LOSS AND DAMAGE AND INTERNATIONAL NEGOTIATIONS ON LOSS AND DAMAGE

Tran Thuc, Dao Minh Trang
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 1/2/2024; Accepted: 4/3/2024

Abstract: “Loss and damage” is a general term used to refer to consequences of climate change that go beyond what humans can adapt to or when options exist but communities do not have the resources to continue. access or use. Loss and damage due to climate change is increasing both economically and non-economically, affecting the implementation of sustainable development goals. Addressing loss and damage is climate justice and has been the subject of debates both within and outside the UNFCCC climate negotiations for more than three decades. At COP27, all countries agreed to establish a Loss and Damage Fund and a Transition Committee, but there are still many disagreements in negotiations about this Fund such as: which countries can receive money and contribute to the Fund, headquarters of the Loss and Damage Fund, the funding needed to deal with loss and damage, and options for raising money for loss and damage. In Vietnam, in the period 2011-2020, extreme climate has caused serious economic damage with a total loss of about 10 billion USD. In addition to the identified economic losses, Vietnam is also at high risk of suffer non-economic losses.

Keywords: Loss and damage, international negotiations, disagreements.

 

8

THỊ TRƯỜNG CÁC-BON: CÁC THÁCH THỨC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Đặng Quang Thịnh, Đào Minh Trang, Nguyễn Hoài Thu,
Bế Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN)

Ngày nhận bài: 9/1/2024; ngày chuyển phản biện: 10/1/2024; ngày chấp nhận đăng: 5/2/2024

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược và là thách thức lớn đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động đến mọi mặt: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng với BĐKH nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5°C vào cuối thế kỷ này so với nhiệt độ trung bình toàn cầu thời kỳ tiền công nghiệp. Để ứng phó tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang diễn ra, các nước đã triển khai nhiều hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, trong đó có việc xây dựng và phát triển thị trường các-bon. Bài viết này được tiến hành dựa trên nghiên cứu và rà soát tài liệu thứ cấp. Các nội dung và kết quả chính bao gồm: Tổng quan về các loại thị trường các-bon trên thế giới, các thách thức khi tham gia thị trường các-bon; hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; cơ chế tạo tín chỉ các-bon và điều kiện để trở thành cơ quan thẩm định, xác nhận tín chỉ các-bon. Cuối cùng, bài viết sẽ đề xuất việc phát triển thị trường các-bon phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Từ khóa: Thị trường các-bon tuân thủ, thị trường các-bon tự nguyện, hạn ngạch, bù trừ, cơ chế.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94657

58

 

CARBON MARKETS: KEY CHALLENGES AND WAY FORWARD

Dang Quang Thinh, Dao Minh Trang, Nguyen Hoai Thu,
Be Ngoc Diep, Nguyen Thi Quynh Nga
The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 9/1/2024; Accepted: 5/2/2024

Abstract: Climate change has become an irreversible trend and a great challenge for humanity. Climate change has been affecting all aspects of economics, politics, diplomacy, and global security. Each country must proactively adapt to minimise negative impacts of climate change and at the same time be responsible for reducing greenhouse gas emissions to keep global average temperature rise well below 1.5°C above pre-industrial levels. To respond to the ongoing climate emergency, countries are implementing many activities to reduce greenhouse gas emissions, including building and developing carbon markets. This article was conducted based on research and a review of secondary literature. The main contents and results include an overview of prevailing types of carbon markets world-wide, challenges when participating in carbon markets; greenhouse gas emission allowance and carbon credits; carbon credit mechanism and conditions to become an accredited organization to validate and verify carbon credits. Finally, the article also proposed suggestions for developing a carbon market suitable to the conditions in Vietnam.

Keywords: Compliance carbon market, voluntary carbon market, allowance, offset, mechanism.

 

9

TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Hồ Xuân Hương(1), Lê Đình Hải(2), Phạm Thị Hằng(3)
(1)Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2)Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
(3)Học viên An ninh Nhân dân

Ngày nhận bài: 7/2/2024; ngày chuyển phản biện: 8/2/2024; ngày chấp nhận đăng: 6/3/2024

Tóm tắt: Bên cạnh tìm kiếm các giải pháp thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thì việc đưa chúng vào thực tiễn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhằm tìm hiểu về các động lực về tâm lý-hành vi trong việc hiện thực hóa các giải pháp thích ứng, nghiên cứu này tập trung vào tổng quan về hành vi thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp với trọng tâm là các lý thuyết hành vi, các yếu tố ảnh hưởng, các loại hành vi thích ứng và các phương pháp nghiên cứu. Bằng việc áp dụng phương pháp tổng quan hệ thống PRISMA, nghiên cứu này đã lựa chọn và tổng quan 23 nghiên cứu điển hình từ 12 quốc gia trong 10 năm trở lại đây về thích ứng với biến đổi khí hậu từ chiều cạnh hành vi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất, nhưng có xu hướng được mở rộng các biến hoặc kết hợp với các lý thuyết hành vi khác. Các hành vi thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp thường hướng đến tính bền vững trong sản xuất. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra khoảng trống trong phần lớn nghiên cứu hành vi khi chỉ dừng lại ở ý định thực hiện, thay vì thực tế thực hiện và kết quả thực hiện hành vi.

Từ khóa: Thích ứng với biến đổi khí hậu, hành vi thích ứng, nông nghiệp.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94658

65

 

 

SYSTEMATIC REVIEW ON ADAPTATION BEAHAVIOR TO CLIMATE CHANGE IN THE AGRICULTURAL SECTOR

Ho Xuan Huong(1), Le Dinh Hai(2), Pham Thi Hang(3)
(1)VNU-School of Interdisciplinary Sciences and Arts, Vietnam National University, Hanoi
(2)University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam
(3)People’s Security Academy

Received: 7/2/2024; Accepted: 6/3/2024

Abstract: Finding solutions to prevent negative impacts of climate change is as important as bringing them to reality. This task faces obstacles of cognitive level and community behavior. The imperative of revealing the psycho-behavioral impact on the implementation of climate change adaptation requires a significant investigation. This urges us to implement systematic research on the adaptation to climate change in the agricultural sector, mainly focus on behavior-related theories, impact elements, types of adaptive behavior and related methods.  By applying the method of Preferred Reporting Items for Systematic Reviews and Meta-Analyses (PRISMA) and the use of PECO formulation (=Population (including animal species), Exposure, Comparator, and Outcomes), we choose to review 23 specific research within 12 countries in the recent 10 years about climate change adaptation which relate to the behavioral aspect. Our overview demonstrates that the Theory of Planned Behavior (TPB) is the most popular used in that research on the impacts of climate change, in addition to its expansion versions. We also notice that adaptation behaviors in agricultural area tend to the sustainability in production. Through this review, we show a research gap concerning to the existing behavioral studies, where most of them mention to the intention to the implementation, instead of going further on the implementation as well as discussing the results of the behavior performing.

Keywords: Systematic research, adaptation to Climate Change, behaviour, agriculture.

 

10

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HEC-RESSIM VẬN HÀNH HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA TRONG MÙA LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẢ

Trần Đức Thiện(1), Nguyễn Thị Hải Yến(1), Lê Văn Quy(2)
(1)Viện Khoa học Tài nguyên nước
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 19/2/2024; ngày chuyển phản biện: 20/2/2024; ngày chấp nhận đăng: 14/3/2024

Tóm tắt: Vận hành hệ thống liên hồ chứa theo quy trình hiện nay đang là một bài toán được quan tâm và nghiên cứu. Nghiên cứu này bước đầu áp dụng thử nghiệm mô hình HEC-RESSIM tính toán điều tiết liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả, thử nghiệm cho trận lũ lớn đã xảy ra trong quá khứ. Kết quả bài toán điều tiết liên hồ chứa Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Ngàn Trươi và Hố Hô cho thấy hiệu quả cắt lũ đã tăng lên rõ rệt. Đường quá trình lưu lượng nước tại các trạm thủy văn Con Cuông, Nghĩa Khánh, Chợ Tràng, Linh Cảm sau khi điều tiết cho thấy không những quá trình lũ đã được cắt giảm hợp lý mà cả lưu lượng đỉnh lũ cũng được giảm đi rất nhiều. Điều này cho thấy hiệu quả rõ ràng của điều tiết lũ liên hồ chứa trên sông Cả khi áp dụng mô hình HEC-RESSIM cho trận lũ năm 1973, 1988. Nghiên cứu đã ứng dụng được mô hình mở HEC-RESSIM cho bài toán điều tiết lũ hệ thống liên hồ chứa trên sông Cả với các câu lệnh bổ sung cho các hồ chứa khi điều tiết để cắt giảm lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa. Kết quả áp dụng khá tốt, phù hợp với bài toán tính toán điều tiết liên hồ chứa trên lưu vực sông.

Từ khóa: Lưu vực sông Cả, HEC-RESSIM, vận hành liên hồ chứa.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94659

77

 

RESEARCH AND APPLICATION OF THE HEC-RESSIM MODEL TO OPERATE THE INTER-RESERVOIR SYSTEM DURING THE FLOOD SEASON IN THE CA RIVER BASIN

Tran Duc Thien(1), Nguyen Thi Hai Yen(1), Le Van Quy(2)
(1)Water Resources Institute
(2)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 19/2/2024; Accepted: 14/3/2024

Abstract: Operating the inter-reservoir system according to the current process is a problem of interest and research. This study initially experimentally applied the HEC-RESSIM model to calculate inter-reservoir regulation in the Ca River basin and applied it experimentally to the 2018 flood. Results of inter-reservoir regulation problem in Ban Ve and Khe Bo , Ban Mong, Ngan Truoi and Ho Ho show that the effectiveness of flood control has increased significantly. The water flow process at Con Cuong, Nghia Khanh, Cho Trang, Linh Cam hydrological stations after regulation shows that not only the flood peak has been cut properly but also the flood peak flow has also been greatly reduced. This shows the clear effectiveness of the problem of inter-reservoir flood regulation on the Ca River when applying the HEC-RESSIM model to the flood in 2018. The research has applied the open model HEC-RESSIM to the problem of regulating floods. The flood control system of the inter-reservoir system on the Ca River intervenes in the open model by using additional commands for regulation cases to reduce floods according to the inter-reservoir operating procedure. The applied results are quite good, suitable for the problem of calculating inter-reservoir regulation in the river basin.

Keywords: The Ca river basin, HEC-RESSIM, behaviour, operate the inter-reservoir.

 

11

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ, KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG NÚI CAO, VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

Thân Văn Đón, Phạm Thị Thu, Chu Thị Thu, Phạm Thị Hồng Ngọc,
Nguyễn Thị Lan Anh, Phan Quang Thức
Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu tài nguyên nước

Ngày nhận bài: 4/1/2024; ngày chuyển phản biện: 5/1/2024; ngày chấp nhận đăng: 30/1/2024

Tóm tắt: Hiện nay tình trạng thiếu nước ngọt vẫn đang hiện hữu tại các vùng khan hiếm nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có khu vực Nam Trung Bộ. Tổng trữ lượng có thể khai thác ở khu vực Nam Trung Bộ là 50.691 m3/ng trong đó tỉnh Khánh Hòa có trữ lượng có thể khai thác lớn nhất với 12.758 m3/ng; tỉnh Ninh Thuận có trữ lượng có thể khai thác nhỏ nhất với 1.834 m3/ng. Trong báo cáo này nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 8 tầng/đới chứa nước gồm các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen, các tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – lỗ hổng trầm tích tuổi từ Arkeozoi đến Mezozoi và các đới chứa nước dọc theo các đứt gãy kiến tạo trong các đá xâm nhập, phun trào với lưu lượng khai thác công trình dự báo là 12.816 m3/ngày và có khả năng cung cấp cho tổng số 128.160 người với tiêu chuẩn sử dụng nước 100 l/người/ngày. Để khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hợp lý và bền vững, báo cáo đã xác định được vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và vùng bảo vệ miền cấp (vùng bổ cập) cho các công trình với bán kính vùng cho từng công trình tối thiểu là 20 m, diện tích bảo vệ vùng bổ cập từ 3,0 đến 12,0 km2.

Từ khóa: Suy thoái, cạn kiệt, bảo vệ nước dưới đất, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng bổ cập, Nam Trung Bộ.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94660

88

 

ASSESSMENT OF CURRENT SITUATION AND ORIENTATIONS FOR
EXPLOITATION, UTILIZATION, AND PROTECTION OF GROUNDWATER RESOURCES IN WATER-SCARCE AREAS OF SOUTH-CENTRAL VIET NAM

Than Van Don, Pham Thi Thu, Chu Thi Thu, Pham Thi Hong Ngoc,
Nguyen Thi Lan Anh, Phan Quang Thuc
Water Resource Technology and Data Center

Received: 4/1/2024; Accepted: 30/1/2024

Abstract: Currently, the shortage of freshwater is still prevalent in water-scarce regions throughout Viet Nam, notably the South Central region with 7 provinces: Khanh Hoa, Phu Yen, Binh Đinh, Quang Nam, Quang Ngai, Ninh Thuan and Binh Thuan. In the South Central region, the total exploitable reserves are 50,691 m3/ng, of which Khanh Hoa province has the largest exploitable reserves with 12,758 m3/ng; Ninh Thuan province has the smallest exploitable reserves, 1,834 m3/ng. In this report, the authors will focus on assessing the current status and orientation of exploitation, use and protection of groundwater resources in water-scarce areas in the South Central region. The results of the study show that the area has 8 layers / reservoir zone including Pleistocene sedimentary hole aquifers, fissure aquifers, fissures – sediment holes aged from Arkeozoic to Mezozoic and reservoirs along tectonic faults in intrusive rocks. The eruption is forecast to be 12,816 m3/day and has the capacity to supply a total of 128,160 people with a water usage standard of 100 l/person/day. The report has identified sanitary protection zones for residential water supply and recharge zones (replenishment areas) for particular projects, with a minimum radius of 20 meters for each project and a protection area of 3.0 to 12.0 km2 for the recharge zones, in order to reasonably and sustainably exploitation, utilization, and protection of groundwater resources.

Keywords: Degradation, depletion, groundwater protection, sanitary protection zone, recharge zone, South Central Viet Nam.

 

12

MÔ PHỎNG NGẬP LỤT DO SÓNG TRÀN TẠI KHU VỰC ĐÊ BIỂN ĐỒ SƠN

Vũ Văn Ngọc(1), Nguyễn Thanh Bằng(2), Trần Đăng Hùng(2)
(1)Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển
(2)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày nhận bài: 4/12/2023; ngày chuyển phản biện: 5/12/2023; ngày chấp nhận đăng: 9/1/2024

Tóm tắt: Khu du lịch ven biển Đồ Sơn được bảo vệ bởi công trình đê biển có cao trình đỉnh đê nằm trong khoảng từ 3,7 m đến trên 4,2 m luôn cao hơn mực nước biển cực đại đã xảy ra. Mặc dù vậy, khu vực dân sinh, khu du lịch và cơ sở hạ tầng liên quan phía sau đê thường xuyên bị ảnh hưởng khi sóng lớn gây ra nước tràn qua đê và ngập lụt khu vực. Các tính toán ngập lụt trước đây đối với khu vực ven biển thường được tiếp cận theo hướng mô hình hóa, ngập lụt khu vực sau đê chỉ được xem xét khi mực nước cao hơn đê biển, trong khi đó thực tế mực nước thấp hơn đê biển thì ngập lụt sau đê vẫn diễn ra. Trong bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu phương pháp mô phỏng tích hợp đồng thời lượng tràn qua đê biển và ngập lụt khu vực sau đê. Các thông số độ lưu không đỉnh đê (Rc), độ cao sóng (Hs), chu kỳ sóng (Tp), lưu lượng tràn đơn vị (q) được tích hợp đầy đủ và liên hoàn trong một lần mô phỏng.

Từ khóa: Đồ Sơn, MIKE 21 Couple, EurOtop.

Tải bài viết: TẠI ĐÂY

DOI: https://doi.org/10.55659/2525-2496/29.94661

101

 

SIMULATION OF INUNDATION INDUCED BY WAVE OVERTOPPING
OVER DO SON COASTAL DIKE

Vu Van Ngoc(1), Nguyen Thanh Bang(2), Tran Dang Hung(2)
(1)The Key Laboratory of River and Coastal Engineering
(2)The Viet Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change

Received: 4/12/2023; Accepted: 9/01/2024

Abstract: Do Son coastal tourist area is protected by a coastal dike system with a dike elevation ranging from 3.7 meters to over 4.0 meters, consistently higher than the maximum sea level occurred. However, the residential areas, tourist zones, and related infrastructure behind the dike are frequently affected by large waves, causing wave overtopping and inundation. Previous inundation calculations for coastal areas have typically approached the issue through modelling, with a truth contrary being that inundation behind the dike is only considered when the water level is higher than the dike elevation. In this paper, the authors introduced an integrated simulation method that considers the overflow of the coastal dike and the inundation behind the dike simultaneously. Parameters including crest freeboard (Rc), wave height (Hs), wave period (Tp), and discharge (q) were entirely and continuously integrated in a single simulation.

Keywords: Do Son, MIKE 21 couple, EurOtop.